Bệ phóng cho thành công của các vận động viên thể hình
Luyện tập theo cường độ phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghiêm ngặt là những yếu tố giúp các vận động viên thể hình duy trì phong độ đỉnh cao.
Để có hình thể như tượng tạc với các chỉ số cơ thể hoàn hảo, luôn trong trạng thái sẵn sàng “chinh chiến”, các vận động viên (VĐV) ngoài tập luyện cường độ cao, cần đảm bảo hạn chế chấn thương, bổ sung vi chất, dinh dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, khi đối mặt với những bài tập nặng như tạ, tập cơ với tần suất dày đặc, các VĐV phải đảm bảo cơ khớp, sụn xương ở trạng thái sẵn sàng, duy trì sự dẻo dai.
Cường độ luyện tập phù hợp
Để có múi cơ ở từng bộ phận tay, chân, ngực, bụng, lưng,… VĐV thể hình phải thực hiện các tập riêng lẻ. Chưa kể, trước khi xây dựng từng nhóm cơ riêng biệt, các VĐV phải giữ được thể trạng cơ thể, sức khỏe, sự dẻo dai cùng thể lực dồi dào để thực hiện bài tập trơn tru nhất.
VĐV thể hình trải qua quá trình luyện tập khắc nghiệt để có cơ thể hoàn hảo. Ảnh: AP.
VĐV thể hình người Thái Lan – Pongsiri Promachan – từng chia sẻ trên Bangkok Post về quá trình tập luyện khắc nghiệt của bản thân.
“Để có vài phút đứng trình diễn trước khán giả, mỗi VĐV thể hình phải trải qua hàng năm tập luyện với chế độ ăn uống được quy định rõ ràng. Tập luyện nặng cũng khiến không ít người phải đánh đổi sức khỏe khi gặp chấn thương dài hạn”, Promachan bày tỏ.
Một trong những hoạt động được đầu tư kỹ lưỡng của các VĐV thể hình chính là vận động làm nóng cơ thể, đặc biệt là khớp tay, chân để hạn chế tối thiểu tai nạn khi bước vào các bài tập nặng, nhất là nâng tạ.
Ngoài bài tập xây dựng chỉ số cơ thể, các VĐV thể hình cũng cần tập luyện để nâng cao thể lực, đảm bảo cơ thể có sức chịu đựng dẻo dai khi bước vào quá trình luyện tập cho mỗi sự kiện hay các giải đấu.
Lịch nghỉ ngơi hợp lý
Trong tập luyện thể thao, có 2 dạng phục hồi sau khi tập là ngắn hạn và dài hạn. Hồi phục ngắn hạn thường là lịch nghỉ ngơi sau buổi tập hoặc sau khi VĐV phải tham dự các cuộc thi, sự kiện với cường độ cao, đòi hỏi tập trung cả thể chất lẫn tinh thần.
Trong khi đó, quá trình phục hồi dài hạn sẽ do huấn luyện viên và VĐV cùng lên lịch, xây dựng thời gian biểu quanh năm. Cả 2 dạng phục hồi này đều quan trọng trong việc tăng cao hiệu suất thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Nếu không đảm bảo được yếu tố này, VĐV dễ tụt phong độ, sụt cân và đi sai hướng.
Các VĐV thể hình thường có cường độ tập luyện cao với nhiều bài tập nặng, những bài tập này có thể tạo nên vết rách rất nhỏ trong cơ. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể có thời gian hồi phục, vết rách lành lại và phát triển, giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn. Đây cũng là thời gian cho mô mềm (cơ, gân, dây chằng) sửa chữa và loại bỏ các hóa chất tích tụ do hoạt động của tế bào trong quá trình hoạt động.
Thời gian hồi phục quan trọng không kém thời gian luyện tập. Ảnh: AP.
Bên cạnh đó, việc tập luyện quá sức, thiếu thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cơ bắp của VĐV trở nên căng thẳng. Điều này lặp đi lặp lại sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương, ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện, lịch thi đấu, thậm chí ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe.
Khi VĐV thể hình phải luyện tập các bài tập tạ, áp lực lên khớp vai, gối là rất lớn. Nếu cơ thể không có sự hồi phục kịp thời sau các bài tập nặng, những chấn thương như trật khớp, lệch khớp hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sai lệch dù chỉ một điểm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của VĐV thể hình.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống dành cho VĐV do các chuyên gia dinh dưỡng lập nên dựa trên chỉ số cơ thể, phù hợp từng hoạt động của mỗi cá nhân. Với VĐV thể hình, thực đơn của họ luôn đảm bảo sự cân bằng giữa protein, carbohydrate và chất béo.
Trong đó, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình luyện tập. Protein để tăng tốc phục hồi, giảm nguy cơ chấn thương và tăng khối lượng cơ bắp.
Chất béo được bổ sung một cách hợp lý sẽ giúp VĐV có xương và khớp chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ chấn thương. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, chất béo cũng hỗ trợ giảm viêm cơ sau quá trình luyện tập căng thẳng.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng việc bổ sung đầy đủ vi chất sẽ giúp các vận động viên đảm bảo thể lực, bảo vệ được cơ thể.
Vitamin và khoáng chất cũng cần được cân bằng vì chúng giúp phục hồi, hỗ trợ chuyển hóa chất trong cơ thể. Một số vitamin, khoáng chất, vi chất cung cấp khả năng miễn dịch, giảm viêm và tạo ra collagen, giúp tăng cường cơ, xương và khớp.
Trong nhiều chất cần bổ sung cho cơ thể, glucosamine được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, nhằm hỗ trợ sự phát triển các mô giữa sụn và khớp, chất hoạt dịch giúp khớp xương vận động dễ dàng. Cung cấp đủ lượng dưỡng chất glucosamine cần thiết cho cơ thể sẽ giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt và tránh tình trạng đau, viêm, sưng khớp. Đây là điều kiện thuận lợi để VĐV, người chơi thể thao hạn chế được tình trạng đau viêm và phục hồi nhanh hơn khi xảy ra tổn thương ở các khớp.
Ngoài thực phẩm, VĐV hoặc người chơi thể thao có thể sử dụng Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage với thành phần chính là glucosamine, sụn cá mập giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp và chức năng sụn khớp.
Zing News phối hợp Vitatree – thương hiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Australia – thực hiện tuyến nội dung “Xương chắc khớp khỏe, thể thao vui vẻ”, nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe xương khớp cho các vận động viên, người chơi thể thao.
Vitatree hiện có hơn 40 sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine cùng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và chức năng sụn khớp.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.