Báo viết về thầy Cao Anh

Báo viết về Thầy Cao Anh

Đây là đường link về báo nhé: http://vanhien.vn/news/dong-thay-phap-su-cao-van-anh-nguoi-thay-tam-%E2%80%93-tai-tri–duc-61492

Đồng Thầy Pháp sư Cao Văn Anh: Người thầy tâm – tài – trí – đức

Thầy Cao Văn Anh được sinh ra từ vùng đất địa linh, nhân kiệt xứ Thanh. Âu cũng là duyên tiền định, thầy cất tiếng khóc chào đời tại mảnh đất gắn liền với sự tích lẫy lừng về tướng Vũ Uy, một trong 18 vị tướng tài vang danh hậu thế của Lê Lợi.

Năm 1999 thầy bắt đầu lên Hà Nội theo học trường Đại học Bách Khoa. Bén duyên với bộ môn tử vi khoa học từ những ngày còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Cao Anh rất yêu thích bộ môn Triết học và Lịch sử triết học. Đối với sinh viên Bách Khoa thì bộ môn Triết học là một bộ môn khoa học trừu tượng vốn không nhận được sự quan tâm hứng thú của nhiều sinh viên. Thế nhưng đối với Cao Anh lại khác, đó chính là sợi dây duyên bền chặt kết nối cậu sinh viên trẻ ngày nào say mê với bộ môn tử vi khoa học đầy huyền hoặc và kì bí.

Địa chỉ: Số 1, ngõ 49, Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội

Mobile: +84-904710481 
E-mail : [email protected]
http://tuvivietnam.info

Ra trường, thầy Cao Anh bắt đầu khởi nghiệp với 1 doanh nghiệp nhỏ do anh làm chủ, công việc đúng với chuyên ngành mà anh đã theo học ở trường đại học. Tuy bận rộn nhưng anh không tìm thấy được niềm hăng say trong công việc mình đang làm. Anh chia sẻ dù làm bất cứ việc gì cũng cần phải có tình yêu dành cho công việc, nếu không còn niềm đam mê với công việc thì nên dừng lại. Và rồi anh quyết định chọn cho mình một ngã rẽ riêng, theo đuổi niềm đam mê về một bộ môn khoa học mang sức mạnh siêu nhiên. Những điều bí ẩn về con người và số mệnh con người dần dần được hé lộ thông qua tử vi. Từ những điều bí ẩn đó nên con người ta luôn muốn chinh phục và khám phá cho bằng được. Với khát khao chinh phục kho tri thức rộng mở này, thầy Cao Anh vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, hoàn thiện kĩ năng  để có thể giúp đỡ cho nhiều số phận, nhiều mảnh đời hơn nữa.

Người thầy truyền lửa đam mê nghiên cứu bộ môn tử vi khoa học

Tử vi – khoa học mà huyền bí chính vì thế mà thầy Cao Anh luôn dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu tìm hiểu và truyền dạy bộ môn tử vi. Khi nhìn vào lá số tử vi, chúng ta có thể thấy được tương lai của mình để có được những đường đi đúng đắn. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Hoa đã có nhiều hình thức bói toán khác nhau như “bốc phệ” do Văn Vương đời nhà Chu dựa trên Hà đồ (bức vẽ ở sông Hà, vẽ bát quái của vua Phục Hi) tạo thành 64 quẻ bói hợp thành. Sau đó nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tố cơ bản – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nhằm giải thích đời sống và tùy từng cặp yếu tố kết hợp với nhau nó sẽ cho ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa Tử vi sau này. Từ thực tế đời sống khiến tử vi khoa học luôn có một sự hấp dẫn đặc biệt.

Đối tượng nhiên cứu của tử vi chính là con người. Tử vi phương Đông và tử vi phương Tây đều dựa trên các chòm sao trong tử vi để phân tích sự tương tác qua lại giữa chúng và có thể suy đoán được tính cách số phận con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi tử vi là một  dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học ở dạng sơ kì. Những học viên khi tìm đến lớp học tử vi của thầy Cao Anh đều là những người có chung niềm yêu thích và niềm đam mê khám phá dành cho bộ môn khoa học này. Tử vi dùng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Phải là người thực sự có tình yêu và có duyên với bộ môn tử vi mới có thể lĩnh hội được đầy đủ kho kiến thức này.

Các học viên theo học ở lớp học của thầy có rất nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau, từ những bạn còn rất trẻ cho đến những bác ở độ tuổi “thất thập” vẫn mong muốn được mở rộng vốn tri thức của mình. Tất cả đến với nhau bởi chữ duyên và cũng vì có chung một tình yêu lớn dành cho bộ môn tử vi khoa học. Ở đây không có ai là thầy và cũng không có ai là trò, họ được học hỏi lẫn nhau, tiếp thu những cái hay của nhau. Người truyền ngọn lửa đam mê cho họ chính là người thầy Tài – Đức – Trí Cao Văn Anh.    

Chữ “Tâm” kia mới bằng ba chữ “Tài”

Thầy Cao Anh luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác an sinh xã hội, cân bằng giữa đạo và đời chính là yếu tố làm nên một con người có đủ Tâm – Tài – Đức – Trí. Thầy chính là người bỏ tâm sức tiền của, kêu gọi công đức của nhân dân, xin tài trợ của Nhà nước để tu tạo lại ngôi đình làng Cả, xã Hải Bối huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là ngôi đình cổ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử và 13 đạo sắc phong cổ có từ thời Mạc (1527- 1592). Đình Hải Bối hay Đình Nhị là nơi gắn liền với Thầy trong những năm tháng thầy bắt đầu công việc tâm linh của mình ở đây, có những nhân duyên mà khi đến đây thầy làm việc rất hợp. Thầy Cao Anh là một trong những tấm gương điển hình tham gia hành trình dâng hương hướng về nguồn cội “Vinh quy bái tổ – Xứng danh con cháu Lạc Hồng” tưởng nhớ tới công lao to lớn của các vị vua Hùng.

Cũng là người có duyên với Thánh Mẫu, thầy Cao Anh ra bắc ghế hầu Thánh từ năm 2013 xuất phát từ nhu cầu công việc với mong muốn giúp đỡ được nhiều người bệnh có thể chữa khỏi bệnh. Được Thánh độ, thầy được ban cho khả năng chữa bệnh giúp cho người bệnh có cuộc sống hạnh phúc hơn, an lạc hơn. Hiện nay, thầy đang tu sửa lại ngôi điện thờ Phật, thờ Mẫu để phần tôn thất lập thờ được trọn vẹn nhằm tưởng nhớ công lao của các vị Phật,Thánh. Một người trọng đạo như Thầy vẫn luôn là tấm gương mẫu mực để các thế hệ con cháu sau này học tập và tu dưỡng

Đạo Mẫu dưới góc nhìn tâm linh

Dòng dõi của thần và dân Việt Nam ta là Con Rồng cháu Tiên, nghĩa là cha ta ở dưới nước là Thoải phủ, mẹ ta ở trên rừng thuộc nhạc phủ. Các vị thần ở Việt Nam cũng được sắp xếp theo ý đó. Mẫu thượng được xếp trước Mẫu thoải đó là sự sắp xếp ngược trong Tứ Phủ, nhưng nếu lấy đạo Mẫu làm gốc thì Mẫu thượng là dòng của mẹ sau mới đến Mẫu Thoải là dòng của cha. Đó cũng là từ đời thượng cổ, sau này dựa trên cơ sở đó, đạo Mẫu phát triển phối hưởng thêm Mẫu thiên địa cho toàn vẹn. Sự sắp xếp trong Tứ phủ lấy Phật làm chân lý, lấy Tứ phủ làm luân lý, lấy Tam tòa Thánh Mẫu làm đường đi tạo nên 1 hệ thống bất tử dòng nối dòng, thay quyền thiên địa tứ phủ khâm sai quản lý thần dân cõi Việt. Vì vậy trong đạo Mẫu thờ các vị nhân thần và nhiên thần, các vị thần thánh đó là có thật, là những anh hùng có công dựng nước, giữ nước, khai hóa con người, nghĩa là nhân sau thành thần thành thánh được huyền hóa là con trời hạ giáng xuống thoải phủ và đảo sinh lên trần gian hành đạo. Ở đây ta thấy rất phù hợp với sự toàn quyền của trời đất và sự huyền hóa bám sát vào ý nghĩa “con rồng cháu tiên”, con của Cha lên giúp đỡ bảo vệ chúng sinh, con cháu của Mẹ.

Trong cúng thì lại tách bạch theo bốn phủ. Cúng Phật phải cúng trời đất trước, nghĩa là cha mẹ và Phủ thiên và nhạc, sau đó mới đến địa phủ và thoải phủ. Dưới góc độ tâm linh thầy Cao Anh cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt mang đậm bản sắc tâm linh thuần Việt của một nền văn minh lúa nước. Việt Nam ta thờ thần riêng Thánh riêng không lẫn với bất kì một vị thần vị Thánh nào để khẳng định sự độc lập tự tôn của dân tộc. Đạo Mẫu chỉ dành cho người sống không dùng cho người chết. Tất nhiên là đạo nào cũng dành cho người sống cũng đều hướng con người ta đến với những giá trị nhân sinh quan tốt đẹp nhưng Đạo Mẫu trực tiếp độ cho người sống giúp họ có một cuộc sống bình an, hạnh phúc nơi cõi trần mà không độ cho người đã khuất. Vì lẽ đó đạo Mẫu chỉ mở phủ cho người sống, không mở phủ cho người chết, nên cúng phả độ cho người chết thì cúng Phật và Tam phủ là chính. Đối với người sống cúng Mẫu là chính.

Tâm linh đạo Mẫu là lòng tín ngưỡng của nhân dân chính vì vậy cần có những nghiên cứu chặt chẽ và quy định một cách tôn trọng, hiểu biết tín ngưỡng, phù hợp cân bằng giữa cái cổ và cái kim, giữa lòng tín ngưỡng và vật chất, điều quan trọng là không làm mất đi tính phong cách văn hóa nghệ thuật tâm linh. Việc một số ít phật tử còn có những phát ngôn và quan điểm chưa đúng về đạo Mẫu cũng là một mâu thuẫn nhỏ giữa đạo Mẫu và đạo Phật mà giữa những người theo đạo cần mở lòng hỷ xả, bao dung cho nhau để con đường Tu đạt được chính quả. Đạo Phật và đạo Mẫu đều tốt đẹp, đều hướng con người ta hành thiện, hướng đến những giá trị tốt đẹp là nhân văn, là Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc sống.

 Đạo Mẫu dưới góc nhìn văn hóa

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một phần của đời sống tâm hồn và diễn xướng văn hóa dân gian Việt Nam. Nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là nghi thức lên đồng thông qua các ông đồng bà đồng. Đây là hình thức diễn xướng tâm linh trong sinh hoạt cộng đồng gắn liền với môi trường cộng đồng. Lên đồng là một giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Sân khấu tái hiện sống động các vị thần linh cũng như các nhân vật lịch sử. Lên đồng vừa là một hoạt động văn hóa vừa là tín ngưỡng. Một điều đặc biệt là đạo Mẫu thờ nhiều vị thần của các dân tộc thiểu số. Đây là một giá trị văn hóa tín ngưỡng tích hợp được đầy đủ văn hóa vùng miền đồng nghĩa với việc tái hiện lại âm nhạc hay điệu múa của các dân tộc này. Điều đó thể hiện sự bình đẳng, kết nối cộng đồng của người Việt khẳng định rõ niềm tự tôn, tự hào dân tộc. Nghi lễ lên đồng là một hoạt động thực hành tôn giáo hết sức đặc biệt . Nó đặc biệt không chỉ bởi đó là thực hành thờ Mẫu với những trang phục, hóa trang hết sức sinh động mà còn ở những khả năng có thể nâng đỡ con người tạo ra cho người thực hành một thứ quyền. Điều này tạo ra giá trị của nghi lễ và giải thích sự tồn tại bền bỉ của nó qua bao năm tháng thăng trầm. Hơn nữa trong thực hành nghi lễ lên đồng mang những cảm xúc có giá trị thẩm mỹ cao. Sự xuất hiện dù là thật hay không thật của thần thánh trong nghi lễ thì tâm thế của người xung quanh dự lễ vẫn phải là bất di bất dịch. Thực hành nghi lễ giống như một bảo tàng sống bảo lưu lại quá khứ vàng son của lịch sử những ông hoàng bà chúa ở Việt Nam mà còn có tác dụng bảo tồn các di sản văn hóa dân gian người Việt.

Đạo Mẫu dưới góc nhìn lập trường dân tộc

Một đất nước có hùng mạnh hay không chính ở sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam có những bản sắc văn hóa riêng mà không một nền văn hóa của bất kì quốc gia nào có thể du nhập và làm lu mờ đi được. Trong tiến trình hình thành và phát triển của mình, tín ngưỡng thờ Mẫu có mối quan hệ gắn kết, tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo khác, đặc biệt với Phật giáo. Phật giáo khi du nhập vào nước ta, đã nhanh chóng thu nạp các yếu tố có lợi cho mình trong hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa, đặc biệt là những tín ngưỡng nông nghiệp như tục thờ Mẹ hay tục thờ Nữ thần và tục thờ Tứ Pháp để cho ra một hình thức Phật mới là Phật Mẫu và Phật Tứ Pháp. Đó là các vị Nữ thần hóa thân thành Phật Bà Quan Âm hay Phật Bà Tứ Pháp. Theo quan niệm dân gian thì hình tượng Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp (là 4 người con gái của bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện) ứng với hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ được thờ ở chùa Dâu, nằm gần trung tâm Phật giáo cổ nhất và lớn nhất nước ta là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu đều được hình thành và phát triển trên mảnh đất Việt, cùng dựa trên nền tảng của hệ tín ngưỡng nông nghiệp (hay hệ tín ngưỡng dân gian) bản địa nên trong chúng chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tương đồng. Một dẫn chứng tiêu biểu cho mối giao duyên giữa đạo Phật với tín ngưỡng thờ Mẫu là trong lễ hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 3 âm lịch, ngoài phần nghi lễ trọng thể dâng hương tưởng niệm Mẫu Liễu Hạnh còn có những cuộc rước “Thỉnh kinh” diễn ra như sau: mồng 4 từ Phủ Giáp Ba (đền Bảo Ngũ) sang chùa Thông, mồng 5 từ phủ Vân Cát sang chùa Dần, mùng 6 là cuộc rước lớn từ phủ Tiên Hương đến chùa Gôi và ngược trở lại. Theo quan niệm dân gian thì đó là sự biểu hiện việc quy theo đạo Phật của Mẫu Liễu Hạnh.Đạo Mẫu vừa mang tính chất của Phật giáo lấy Kinh Phật làm học thuyết của mình, không những thế trong điện thờ Phật có nơi còn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng với Nam Tào và Bắc Đẩu như ở điện thờ Mẫu và nhiều nét tương hợp khác nữa.

Để tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt phát triển thành đạo Mẫu thầy Cao Anh cho rằng đạo Mẫu cũng giống như đạo Phật hay đạo Giáo cần có đầy đủ 3 yếu tố là Thần chủ, học thuyết và quần chúng. Đạo Phật có thần chủ là Thích Ca Mâu Ni Phật, có Kinh Phật là học thuyết và quần chúng theo đạo Phật là nhân dân của 130 nước trên thế giới. Đạo Giáo của Trung Quốc có thần chủ là Ngọc Hoàng Thượng Đế, học thuyết Khổng Tử. Đạo Mẫu của Việt Nam cũng có thần chủ là Mẫu Liễu Hạnh, tuy nhiên trên Mẫu Liễu Hạnh vẫn là Đức Phật, như Bà đã chính thức tuyên bố: “Ta là công chúa Quỳnh Hoa ở cung Tiên thấy đạo Phật từ bi, nên muốn quy y tụng niệm”. Đạo Mẫu cũng có hàng nghìn con cha con mẹ phụng sự Thánh Mẫu. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một yếu tố tiên quyết để phát triển thành đạo Mẫu là học thuyết của Mẫu vẫn bị thiếu. Chính vì thế mà chưa có sự thống nhất trong quần chúng theo đạo Mẫu, mỗi người một kiểu. Đạo Mẫu vẫn dùng kinh Phật làm học thuyết của mình để răn dạy con cháu, khuyên con cháu tu tâm dưỡng tính, tích đức hành thiện trở thành một người tốt.

Qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi với thầy, bài học lớn nhất mà chúng tôi học được chính là một thái độ “trọng đạo”. Đó chính là cái Tâm và Tầm của người thầy luôn kính trọng mọi tôn giáo, mọi tín ngưỡng. Thấm nhuần tư tưởng của Người, đoàn kết tôn giáo chính là góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Báo viết về thầy Cao Anh

Rate this post