Báo tường 26/3 kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn Thanh Niên Việt Nam
Đánh giá bài viết này
Để giúp bạn xây dựng được một tờ báo tường hay và độc đáo, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ tới tuyển tập những bài xã luận, truyện cười, truyện ngắn, lời ngỏ báo tường 26/3 ý nghĩa nhất. Mời bạn tham khảo.
I. Bài viết xã luận 26/3
Nhà Đất Mới đã sưu tầm được các bài viết xã luận 26/3 chọn lọc nhất. Bạn đọc có thể tham khảo để thêm ý tưởng xây dựng bài xã luận cho báo tường của chi đoàn mình.
Tổng hợp các bài viết xã luận hay nhất hiện nay
1. Bài xã luận số 1
Mỗi khi lời hát: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha. Lên Đoàn! Kiếm nguồn tươi sáng…” cất lên, lòng chúng tôi lại trào dâng bao cảm xúc trìu mến! Có phải chăng “Nguồn tươi sáng” ấy chính là động lực thôi thúc thế hệ trẻ chúng tôi tiến bước lên Đoàn? Và cũng có phải chăng, nó chính là nguồn sáng vô tận đang toả ra từ ngôi sao vàng năm cánh gắn trên huy hiệu Đoàn mà chúng tôi đang ao ước được đeo trên ngực?
Thật khó có thể lý giải được hết, vì sao con người và vạn vật lại coi trọng và cần thiết nguồn sáng đến vậy! Ánh sáng, giúp con người tri giác thế giới: tường tận và minh bạch mọi vật. Và như vậy, ánh sáng Đoàn, giúp chúng tôi – những người Đội viên có thể tường tận về lịch sử và quá trình hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Từ khi ra đời, Đảng ta rất quan tâm đến hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Chính vì vậy mà Đảng đã xác định: “Đoàn là đội dự bị tin cậy, người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng đi theo lý tưởng của Đảng…”. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân; Cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ” và “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu…”. Lời dạy của Người đã khẳng định vai trò to lớn của tuổi trẻ, thấm nhuần bao thế hệ đoàn viên, để rồi thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim và khối óc những con người đang dồi dào sức trẻ. Cũng xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng đó mà vào ngày 26.3.1931 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn ……….năm qua, Đoàn đã khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện, vượt mọi miền xa xôi của Tổ quốc để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng giao phó. Cũng trong quá trình đó, để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng, Đoàn ta đã trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương 1931 – 1936, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương 1936 – 1939, Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương 1939 – 1941, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam 1941 – 1956, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam 1956 – 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh 1970 – 1976, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1976 đến nay. Thông qua các phong trào hoạt động của mình, Đoàn đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình và khát khao cống hiến cho đất nước vào mọi thế hệ thanh niên, góp phần đào tạo được những con người xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng, xứng đáng với lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hòa trong nhiệt huyết và khát vọng ấy, chi đoàn trường……….đã nỗ lực, tích cực tổ chức các hoạt động như: cắm trại, thi báo tường, văn nghệ và các trò chơi…để mọi đoàn viên, thanh, thiếu niên cùng tham gia. Điều đó, đã góp phần hiện thực hoá phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo được không khí thi đua sôi nổi, tích cực giữa các lớp, giúp chúng tôi cảm thấy yêu quý và thân thiện hơn với ngôi trường của mình. Đồng thời là sự tiếp bước, kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Là những người đoàn viên trong tương lai, với mong ước được phấn đấu và cống hiến cho đất nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Đoàn ta sẽ mãi toả sáng để dẫn dắt thanh, thiếu niên vững bước theo Đảng và dang tay chào đón chúng tôi cũng bằng chính ánh sáng thiêng liêng, diệu kì ấy – Ánh sáng Đoàn.
Tin rao mua bán nhà đất cập nhật
Mua bán nhà đất, bất động sản tại Việt Nam ngày càng trở nên phát triển. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng có nhu cầu lớn
2. Bài xã luận số 2
Ngày 26-3, tuổi trẻ cả nước tưng bừng kỷ niệm … năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong niềm phấn khởi và niềm tin thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, …. năm qua, được Bác Hồ kính yêu và Đảng vĩ đại tổ chức và trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện, dìu dắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng trưởng thành lớn mạnh, xứng đáng là đội dự bị, cánh tay đắc lực của Đảng. Chúng ta thật tự hào, ở giai đoạn cách mạng nào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam cũng có những phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử; cũng có những tấm gương tuổi trẻ sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu trí sáng tạo, làm rạng danh đất nước, như phong trào: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào thanh niên, luôn dành cho thế hệ trẻ tình cảm thân thương, sự chăm sóc, dạy bảo ân cần. Đền đáp công ơn trời biển và tình cảm sâu nặng của Người, không gì thành tâm hơn là tuổi trẻ Việt Nam nguyện ước thực hiện tốt nhất lời Bác dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Kỷ niệm ….năm ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, cũng là dịp diễn ra Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX. Đây là dịp tốt để tổ chức Đoàn đánh giá một cách thực chất công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, từ đó nhân rộng, phát triển những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhằm xây dựng lớp thanh niên theo tiêu chí: “Bản lĩnh, yêu nước, tri thức, sức khỏe, sáng tạo, tình nguyện”. Đồng thời khắc phục được những tồn tại, yếu kém như trong thi đua còn nặng tính hình thức, thiếu những biện pháp thiết thực; một bộ phận thanh niên sống thiếu mục tiêu, lý tưởng, sa ngã trong các tệ nạn xã hội… Đó là những vấn đề rất cần được trao đổi tại Đại hội Đoàn các cấp, nhất là Đại hội Đoàn toàn quốc sắp tới, đồng thời luôn cần sự quan tâm về mọi mặt, định hướng kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội.
3. Bài xã luận số 3
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, Trung ương Đảng đã giành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
Trải qua ….năm, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, sẳn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Nối tiếp truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng cộng sản Việt Nam, với hoài bão cách mạng đang ngày đêm phấn đấu, đem sức trẻ, nhiệt tình ra cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mẫu bài xã luận hay sẽ giúp tờ báo tường trở nên độc đáo, ấn tượng
II. Lời ngỏ báo tường 26 3
Cùng với các bài xã luận hay nhất, lời ngỏ cũng là nội dung không thể thiếu trong các bài báo tường. Bạn hãy tham khảo những mẫu lời ngỏ báo tường 26 3 chọn lọc nhất dưới đây nhé:
1. Lời ngỏ báo tường về Đoàn thanh niên
Trong không khí hân hoan chào đón ngày thành lập Đoàn 26-3, chúng em những người đội viên luôn mang trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm với niềm tự hào ngày mai sẽ vững bước được đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS HCM.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn 80 năm qua, Đoàn đã khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện, vượt mọi miền xa xôi của Tổ quốc để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng giao phó. Cũng trong quá trình đó, để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng, Đoàn ta đã trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1936), Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (1939 – 1941), Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (1941 – 1956), Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956 – 1970), Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 – 1976), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (từ năm 1976 đến nay). Thông qua các phong trào hoạt động của mình, Đoàn đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình và khát khao cống hiến cho đất nước vào mọi thế hệ thanh niên, góp phần đào tạo được những con người xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng, xứng đáng với lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hòa trong nhiệt huyết và khát vọng ấy, chi đoàn trường Trung học cơ sở …. xin ra mắt tờ báo tường thang tên Tiến bước lên Đoàn.
Trong biên tập và trình bày còn gặp nhiều điều sót kính cong độc giả góp ý và bổ sung.
Lời ngỏ báo tường chủ đề đoàn thanh niên
2. Lời ngỏ báo tường chủ đề Tiếp bước cha anh
Ngày nay chúng em được lớn lên trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc, tất cả đều là nhờ sự hy sinh to lớn của biết bao thế hệ cha anh đi trước: Người thì còn sống, người thì hi sinh, người thì mang trong mình những vết thương vĩnh viễn do chiến tranh để lại. Chúng em chỉ còn biết đến chiến tranh qua những thước phim tài liệu, qua những trang sử hay qua lời kể của ông bà… Hiểu được những sự hy sinh to lớn ấy, chúng em càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng em càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà mình đang được hưởng.
Qua …. năm cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên trang sử vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước. Đối với lớp trẻ chúng em hôm nay, ngày 26/3 không chỉ là ngày truyền thống của đoàn TNCS Hồ Chí Minh mà đó còn là ngày để chúng em tưởng nhớ về những công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã giúp mang hoà bình trở lại trên Tổ quốc thân yêu.
Có thể nói “uống nước nhớ nguồn” chính là đạo nghĩa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước, với dân tộc, những người đã góp phần gìn giữ, dựng xây cho cuộc sống hôm nay. Là những học sinh đã và đang học tập dưới mái trường …… thân yêu, chúng con sẽ không phụ lòng và công ơn của các thế hệ cha anh đi trước.
Và đó cũng chính là lý do tờ báo tường: “Tiếp bước cha anh” ra đời. Trong biên tập cũng như trình bày, chắc chắn sẽ còn gặp nhiều điều sai sót kính mong độc giả góp ý và bổ sung để tờ báo ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
3. Lời ngỏ báo tường với chủ đề Tuổi trẻ khát vọng
Những ngày này, tháng thanh niên kỷ niệm ….. năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – khắp nơi như đều hừng hực khí thế từ các hoạt động của tuổi trẻ và vì tuổi trẻ.
Vâng, tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, của những hoài bão và khát vọng vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, đó cũng là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, thanh niên Việt Nam vẫn đã và đang tiếp tục phấn đấu cũng như xây dựng một nước Việt Nam độc lập, phát triển theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Với tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Hà Tĩnh nói riêng lại càng thăng hoa khát vọng dưới ngọn cờ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Cũng giống như Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Tiếng gọi từ Tổ quốc, từ truyền thống quê hương núi Hồng – sông La như đang thúc giục tuổi trẻ Hà Tĩnh “Đi lên, ta đi lên, noi gương các danh nhân ngày xưa xuất thân từ đây, lẫy lừng tiếng thơm vẫn còn lưu nước non. Biển rộng bao la nâng tầm nhìn ta vươn xa. Huyền thoại Trường Sơn như giục ta rèn chí lớn…”. Lời ca, tiếng nhạc cũng chính là lời kêu gọi của những trái tim người trẻ vì một ngày mai không ngừng bước tiếp…
Tuổi trẻ chúng em nguyện xin phấn đấu và học tập thật tốt để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân như biết bao thế hệ cha anh đã làm. Và hôm nay, nhân ngày kỷ niệm thành lập Đoàn 26/3, tập thể lớp … chúng em xin ra mắt tờ báo tường với tên gọi: ”Tuổi trẻ khát vọng”. Trong biên tập cũng như trình bày, chắc chắn sẽ còn gặp nhiều điều sai sót kính mong độc giả góp ý và bổ sung để tờ báo ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc cho các đồng chí đoàn viên, thanh niên đạt được thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công tác tốt. Chúc cho trường ….. luôn vững mạnh, phát triển và ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa.
Lời ngỏ báo tường chủ đề Khát vọng
III. Truyện cười báo tường 26/3
Truyện cười về ngày thành lập đoàn là nội dung không thể thiếu trong mỗi bài báo tường. Góc truyện cười sẽ mang tới những phút giây thư giãn, thoải mái cho mỗi người. Bạn hãy tham khảo những mẩu truyện cười báo tường 26/3 độc đáo nhất dưới đây nhé:
1. Lý Do Con Tới Trường
Mẹ: Con trai, dậy thôi, con phải tới trường rồi
Con: Con không muốn tới trường đâu!
Mẹ: Con có thể đưa ra 2 lý do tại sao con không muốn tới trường không?
Con: Được ạ, đó là bọn trẻ ghét con và thầy cô giáo cũng ghét con.
Mẹ: Nhưng mẹ cũng có thể đưa ra 2 lý do mà con phải tới trường.
Con: Vâng, mẹ nói đi.
Mẹ: Thứ nhất, con đã 52 tuổi rồi, và thứ 2 con là hiệu trưởng
2. Ông Nào Bay?
Cô giáo hỏi học sinh (là con trai thầy Hiệu trưởng):
– “Trong chuyện Thánh Gióng ai cưỡi ngựa sắt bay lên trời?”
– “Em chịu thôi!” Không thể chịu nổi vì sự kém cỏi của học sinh cô giáo nói:
– “Đừng tưởng cứ là con của hiệu trưởng thì muốn học hành thế nào cũng được. Cầm cuốn sách giáo khoa này lên gặp bố cậu đi!”
Trên phòng hiệu trưởng, ông bố nói với con:
– Sao mày *** thế không biết !! Làm xấu mặt tao. Người cưỡi ngựa sắt bay lên trời là ông BÈN. Đây này, sách viết rất rõ ràng: “Sau khi cúi đầu chào tạm biệt quê hương, ông bèn bay lên trời”. Chả chịu đọc gì cả.
3. Không Phải Em
Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở Giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.
– Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.
– Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.
Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.
Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn Thanh. Thanh bình tĩnh trả lời:
– Thưa thầy không phải em, em cúp mà!
4. Ai Tìm Ra Châu Mỹ
Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:
– Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?
– Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
– Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?
– Thưa thầy, bạn Hà.
=> Làm báo tường bằng truyện cười này sẽ giúp báo tường của bạn đạt giải cao đây.
Những mẩu truyện cười hay nhất ngày 26/3
IV. Truyện ngắn 26/3
Góp phần làm nên sự hoàn thiện cho mỗi bài báo tường đó chính là những truyện ngắn ý nghĩa về ngày 26/3. Nhà Đất Mới cũng đã tổng hợp các bài truyện ngắn cho báo tường 26 3 độc đáo và ý nghĩa. Bạn hãy cùng tham khảo nhé.
1. Truyện ngắn 26/3: Võ Thị Sáu và quả lựu đạn diệt quân thù
Chị Võ Thị Sáu sinh vào năm 1933 ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị được sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Vào năm 1947, khi chỉ mới 14 tuổi chị đã gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Kể từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian với nhiều chiến công lẫy lừng.
Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt 2 tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Nhưng thật không may khi chị đã bị sa vào tay địch. Chúng tra tấn chị bằng mọi cực hình, nhưng cũng phải chịu thua vì không khai thác được gì. Sau đó, chúng liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và rồi mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị.
Tại phiên tòa đại hình, tuy chỉ mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa cùng đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định:
– Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội!
Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị đã hét vào mặt y:
– Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!
Tiếp đó là tiếng hô to và hùng hồn:
– Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!
Thực dân Pháp rất muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, thế nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Chúng đã phải tiếp tục giam chị ở khám Chí Hòa và sau đó đưa ra Côn Đảo. Vào ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau 2 ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, trong suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng như: Lên đàng, Cùng nhau đi hùng binh, Tiến quân ca,…
Khoảng 4 giờ sáng ngày 23/1/1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án, viên cố đạo liền lên tiếng rằng:
– Bây giờ cha rửa tội cho con.
Chị gạt phắt lời viên cha cố:
– Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội…
Ông ta vẫn kiên nhẫn thuyết phục:
– Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?
Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời:
– Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị:
– Còn yêu cầu gì trước khi chết?
Chị nói:
– Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!
Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát của mình. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này như thiết tha và bay bổng hơn, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình cũng như tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị ngay lập tức ngừng hát và hét lên rằng:
– Đả đảo thực dân Pháp ! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Tiếng thét của chị như làm cho bọn đao phủ chùng tay, bảy tiếng súng khô khốc nổ chuệch choạc. Chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang đứng đó. Cặp mắt chị trừng trừng nhìn thẳng vào chúng. Tên đội trưởng lê dương không tổ chức bắn loạt đạn thứ hai. Hắn rút súng ngắn lầm lũi bước lại gì ngày vào mang tai chị mà bóp cò…
Sau đó, chiến công và nhất là hành động anh hùng lẫm liệt trước kẻ thù của chị Võ Thị Sáu – người con gái Việt Nam anh hùng – đã được truyền tụng không chỉ trong các banh tù mà còn vào tới phòng ngủ của bọn chúa đảo, chức sắc cùng các gia đình trên toàn Côn Đảo…
Dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống hào hùng, bất khuất: “có cái chết hóa thành bất tử, có những lời hơn mọi lời ca “. Vâng, chị Sáu vẫn sẽ sống mãi cùng lịch sử cách mạng việt Nam, vẫn in dấu trong thơ ca Việt Nam, đồng thời chị cũng góp phần tô điểm rạng rỡ cho non sông đất nước Việt Nam. Chị sẽ mãi là tấm gương kiên cường, bất khuất cho tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới. Đứng trước những thách thức của cuộc đời, ở độ tuổi thanh niên, chúng ta hãy luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, để từ đó góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước giống như chị Võ Thị Sáu ngày nào.
Mẫu chuyện ngắn ca ngợi người nữ anh hùng Võ Thị Sáu
2. Truyện ngắn 26/3: Tấm gương hy sinh của anh Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống mà cũng vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Vào năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sĩ biệt động tại Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mcnamara – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ tới Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương, đất nước cùng lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ chỉ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn quyết chí xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP. HCM) – nơi được dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Thế nhưng, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ và anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi không chỉ kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, chịu mọi tra tấn, kẻ thù đã đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý vào năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện được ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội và còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm đã gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, cảnh vợ mất chồng. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù rằng:
– Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả!
Câu nói ấy không chỉ gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình thế nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản và luôn giữ tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen và nói:
– Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi.
Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:
– Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Nguyễn Văn Trỗi chính là tấm gương sáng ngời để giáo dục lòng yêu nước, đức hy sinh cũng như tinh thần quật cường của nhân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ ngày nay về lý tưởng cách mạng cao đẹp của Đảng và Bác Hồ; lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
V. Các mẫu báo tường đẹp 26-3
Mỗi bài báo tường sẽ mang những ý nghĩa và thông điệp khác nhau. Dưới đây sẽ là một số mẫu báo tường đẹp nhất. Mời bạn đọc tham khảo.
Mẫu báo tường chủ đề “Chắp cánh ước mơ”Mẫu báo tường chủ đề “Tuổi Hồng”Mẫu báo tường chủ đề “Lên Đàng”Mẫu báo tường chủ đề “Ánh Dương”
VI. Báo ảnh ngày 26 3
Trong ngày 26/3 không chỉ có hoạt động làm báo tường, mà hoạt động làm báo ảnh cũng được đẩy mạnh. Thông qua từng bức ảnh sẽ là những thông điệp ý nghĩa về ngày 26/3. Bạn đọc hãy tham khảo những mẫu báo ảnh đẹp nhất dưới đây nhé.
Mẫu báo ảnh chủ đề “Tiếp bước cha anh” Mẫu báo ảnh chủ đề “Tiếp bước liên đoàn” Mẫu báo ảnh 26 3 chủ đề “Măng Non”Mẫu báo ảnh chủ đề “Xung kích”
Trên đây là nội dung bài chia sẻ về những bài viết báo tường 26/3. Mong rằng Nhà Đất Mới đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin bổ ích. Giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay để xây dựng được mẫu báo tường hay và ý nghĩa nhất. Chúc bạn thành công.
Nguồn : Nhadatmoi.net