Bài thơ Quê hương của Giang Nam đọc hiểu như thế nào? – GiaTriCuocSong.org
Đề tài quê hương đã đi vào thơ ca rất lãng mạn, trữ tình với những tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Trong số đó, phải kể đến áng thơ về quê hương tình cảm da diết của nhà thơ Giang Nam. Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời, đánh dấu một phong cách thơ độc đáo, giàu tính nghệ thuật thời kháng chiến. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, cảm nhận thông điệp về bài thơ Quê Hương này để thấy được bức tranh quê hương rõ nét nhé!
Bài thơ Quê hương của Giang Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
Giang Nam sinh năm 1929, ông để lại cho nền nghệ thuật nhiều tác phẩm “kinh điển” với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Phong cách thơ của ông luôn phảng phất hình bóng quê hương, đất nước. Bài thơ Quê hương của Giang Nam được sáng tác năm 1960. Thời điểm này nhà thơ đang hoạt động tại căn cứ dưới chân núi Hòn Dù thuộc tỉnh Khánh Hòa. Khi ấy vợ và người con gái yêu dấu của ông đã bị giặc giết hại.
Trong tận cùng nỗi đau thương, mất mát, Giang Nam đã viết nên bài thơ “Quê hương”. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của thi sĩ. Bài thơ Quê hương của Giang nam đã được trao tặng giải thưởng tại Tạp chí Văn nghệ năm 1960 – 1961.
Đọc hiểu bài thơ Quê hương của Giang Nam
Tác phẩm được diễn tả lắng đọng, đong đầy cảm xúc trong 35 câu thơ. Chúng ta hãy cùng cảm nhận ý tứ, hình ảnh đẹp trong bài thơ của ông.
Bóng dáng quê hương trong ký ức tuổi thơ
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”.
Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi vừa thân thương của quê hương ùa về như mới ngày hôm qua. Tất cả những gì giản dị nhất đều thuộc về quê hương. Giang Nam yêu quê “qua từng trang sách nhỏ”. Nơi đây chính là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, gìn giữ những giá trị tốt đẹp. Đối với nhà thơ, có quê hương là điều hạnh phúc nhất. “Ai bảo chăn trâu là khổ?” có lẽ tác giả đang nhớ về những niệm thân quen ngày xưa.
Thế rồi tứ thơ vẫn tiếp tục phát triển để “nghe tiếng chim hót, đuổi bướm cầu ao”, một không gian quê hương bình yên, hiền hòa. Và hình ảnh cô bé nhà bên có lẽ là nhân vật gắn liền với ký ức của tác giả đến mãi sau này.
Quê hương với tình yêu chớm nở của tuổi trẻ
Kỷ niệm tuổi thơ ùa về cho đến mãi sau này khi nhân vật trưởng thành:
“Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi”
Khi chiến tranh nổ ra, chàng thanh niên mới lớn khao khát hoài bão đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nỗi khát khao ấy được khởi nguồn từ tình yêu dành cho quê hương, đất nước để chàng trai quyết tâm lên đường. Giang Nam đã khiến người đọc cảm nhận sự xót xa, nghẹn ngào. Cô bé nhà bên vẫn hiện lên thật đẹp, vẫn là nụ cười ấy, đôi mắt đẹp, cảm giác thân thương đến lạ. Đến khi kết thúc chiến tranh thì cô gái bé nhỏ ấy vẫn còn mãi trong lòng của tác giả. Nó càng khiến cho hình ảnh quê hương thêm phần sâu đậm.
Thế rồi, tình cảm lớn dần đã thôi thúc tác giả bày tỏ tình cảm với cô bé ấy. Tác giả không ngần ngại “nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn” để thổ lộ tấm lòng của mình. Và tình yêu đôi lứa đã bắt đầu chớm nở trong sáng như vậy.
Quê hương cùng nỗi đau xót trước sự mất mát, hy sinh
“Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác”
Tình cảm vừa chớm nở đã phải trải qua sự chia ly vì đau thương, chết chóc. Cô gái hàng xóm bé nhỏ của tác giả đã ra đi, để lại hình ảnh quê hương thêm phần cô đơn, lẻ bóng. Nỗi đau ấy khó có thể nguôi ngoai. Khi “em” ra đi, quê hương mất đi vẻ lạc quan, vui vẻ mà toát lên sự trầm mặc. Nếu mở đầu bài thơ, tình yêu quê hương của Giang Nam gắn liền với bóng dáng thiên nhiên thì phần sau tình yêu ấy lớn lao hơn. Đôi lời cảm nghĩ về quê hương đó là tình yêu chứa đầy kỷ niệm.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ Quê hương của Giang Nam không chỉ mang nhiều thông điệp ý nghĩa mà còn giàu giá trị nội dung và nghệ thuật:
Giá trị nội dung của bài thơ
Bài thơ Quê hương đã khắc họa thật trọn vẹn ký ức tươi đẹp của tuổi thơ tại vùng đất thanh bình. Ký ức đẹp về những ngày trốn học, bị mẹ đánh đòn và về cô bé hàng xóm. Nhưng khi chiến tranh bắt đầu, những khó khăn và sự mất mát là điều khiến nhà thơ khắc khoải nhất. Qua tất cả, những mối quan hệ đôi lứa đã được nhân lên thành lý tưởng cách mạng. Khát vọng chiến đấu và giành hòa bình cho đất nước thật mạnh mẽ, lớn lao.
Giá trị nghệ thuật của bài thơ
Quê hương của Giang Nam được lặp đi, lặp lại trong bức tranh không gian hoài niệm. Thể thơ tự do, câu dài, câu ngắn tạo nên sự phóng khoáng cho bài thơ. Những hình ảnh liên tưởng độc đáo, gợi cảnh làm nổi bật tình cảm day dứt, xao xuyến. Đặc biết bút pháp tương phản giữa ký ức thanh bình ở phần đầu cùng sự đau thương cuối bài thơ đã tạo được sự đồng cảm từ người đọc.
Bài thơ Quê hương của Giang Nam mang nhiều nỗi niềm chất chứa. Khi đọc lại những câu thơ của tác giả, trong lòng chúng ta lại có một nỗi nhớ khắc khoải da diết và niềm hoài niệm khó tả. Chắc hẳn bạn và tôi sẽ thêm trân quý, yêu hơn mảnh đất mình đã sinh ra và trưởng thành ở đó.
5/5 – (1 bình chọn)