Ý nghĩa tranh gỗ tứ quý – Cùng tìm hiểu đầy đủ về vẻ đẹp của nó. – Đồ Gỗ Ngọc Sơn

Hiểu đầy đủ về ý nghĩa đẹp đẽ của bộ tranh treo tường gỗ tứ quý.

Ý nghĩa tranh gỗ tứ quý – Cùng tìm hiểu đầy đủ về vẻ đẹp của nó. Hiện này, dòng tranh treo tường gỗ, tranh tứ quý gỗ,… rất được mọi người ưa chuộng và tin dùng. Không chỉ mang vẻ đẹp tính thẩm mĩ riêng mà nó còn mang cả ý nghĩa phong thủy, tâm linh riêng của từng bức tranh.

Bộ tranh tứ quý gỗ thường được bài trí cân đối trên tường, được kê ở các không gian khác nhau như phòng khách, phòng thờ, cầu thang,… Tranh tứ quý có rất nhiều biến thể, nhiều thể loại. Chắc hẳn quý khách để ý sẽ thấy, phổ biến nhất trong dòng tranh tứ quý gỗ chính là “Tùng Cúc Trúc Mai“. Ngoài “Tùng Cúc Trúc Mai” ra, còn các loại tranh tứ quý khác như “Phù Dung Cúc Trúc Mai”, tranh tứ quý đông bích – 4 loài cây “Mai Sen Hồng Tùng” trên 4 chiếc bình. Còn có loại tranh tứ quý “Cay Đắng Ngọt Bùi” – tranh mang vẻ đẹp thăng trầm của cuộc đời con người.

Tên gọi nó đã thể hiện hết vẻ đẹp của mình. Tứ quý – tranh về 4 loài cây cao quý mang 4 đức tính cao cả của người quân tử. Ở bài viết này Đồ Gỗ Ngọc Sơn sẽ chia sẻ với quý vị, các bạn về dòng tranh “Tùng Cúc Trúc Mai”

Tứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc maiTứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc mai

Tùng cúc trúc mai – tranh tứ quý gỗ

Ý nghĩa chung của bộ tranh “Tùng Cúc Trúc Mai”

Có thể nói, với lịch sử 2000 năm đi cùng với Trung Hoa cổ đại; Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nhiều về truyền thống, dân gian và cả phong thủy. Việt Nam chúng ta ngày nay cũng còn giữ gìn cũng như phát huy rất nhiều nét dan gian; quan niệm phong thủy từ ngày xa xưa đó. Và “Tùng Cúc Trúc Mai” cũng là một sản phẩm từ dân gian xa xưa.

“Tùng Cúc Trúc Mai” – 4 loài cây mang 4 sắc thái, hương vị khác nhau mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Là đại diện cho hình ảnh người quân tử thanh cao, nghĩa khí với những vẻ đẹp sáng ngời. Tùng – mùa đông lạnh lẽo; Cúc – mùa thu mát mẻ; Trúc – mùa hè oi bức và Mai – mùa xuân tươi mới.

Bức “Tùng” – Đại diện cho mùa Đông lạnh lẽo – mang thần thái bậc quân tử.

Cây Tùng luôn được xuất hiện bơ vơ, trơ trọi trên đỉnh núi, vách đá,… Trong các câu truyện, các bức tranh dân gian xa xưa. Hoặc vì sao bất cứ bức tranh nào về đỉnh núi, các tảng đá,… đều xuất hiện hình ảnh cây Tùng?. Vâng! Tùng được biết đến như một loài cây có sức sống mạnh mẽ; Ngay cả các mảnh đất khô cằn nhất như đỉnh núi, các tảng đá;… cây Tùng vẫn mọc lên mạnh mẽ và vững trãi. Không chỉ các mảnh đất khô cằn; mà ngay cả sự khắc nhiệt, lạnh lẽo buốt giá của thời tiết nhưng Tùng vẫn sống một cách phi thường, kiêu hùng.

Các loài cây khác kể cả mọc trên các mảnh đất màu mỡ; cũng luôn khó khăn khi phải trải qua mùa Đông giá lạnh. Tùng ở đây lại mọc trên mảnh đất cằn cỗi; lại ngang nhiên mọc lên, sống chung với giá lạnh mùa Đông. Tựa như đấng anh quân, người quân tử dù có khổ cực, có khó khăn đến thế nào vẫn kiên cường chịu thương chịu khó mà vượt qua.

Tứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc maiTứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc mai

Bức “Cúc” – Đại diện cho mùa Thu mát mẻ – mang vẻ đẹp sự trong trắng, hiếu thảo.

“Hoa cúc không sợ sương thu
để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà”
(Ca dao Việt Nam)

Mùa thu và hoa cúc xuất hiện rất nhiều trong ca dao, thơ ca cũng như văn học Việt Nam. Hoa cúc xuất hiện rất thần thánh trong các bản thần thoại ca của Nhật Bản, Trung Hoa. Ở Việt Nam ta thì lại không thần thánh cao cả được như thế. Hoa cúc ở Việt Nam tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con người; trong một gia đình bình thường mà ở đâu cũng gặp.

Bắt nguồn từ sự tích người con hiếu thảo tìm cách chữa bênh cho mẹ và được Đức Phật từ bi thương ban cho 1 bông hoa mà số cánh chính là số năm người mẹ sống được. Nhưng bông hoa chỉ có 5 cánh, người con đã xé nhỏ số cánh ra cho đến khi không thể xé thêm được nữa. Bông hoa vàng rực rỡ với vô số cánh hoa đó chính là sự trường tồn, một tình yêu trong trắng. Bông hoa đó chính là hoa cúc.

Bởi vậy, ngày nay hoa cúc là loài hoa chính trong việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam chúng ta.

Tứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc maiTứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc mai

Trong văn hóa Trung Hoa

Trong văn hóa Trung Hoa, hoa cúc là 1 trong 4 loài hoa cao quý nhất. Hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong phong thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại giúp cho gia chủ có một cuộc sống bình dị; êm đềm và cân bằng trong mọi việc. Không những thế, nó còn lại mang lại may mắn cho căn nhà.

Ai chơi hoa cũng chắc cũng đều biết, hao cúc tàn nhưng không rụng; nó chỉ gục rũ trên thân của nó. Đây chính là khí chất của người quân tử – Ta thà chết đứng chứ không gục ngã.

Bức “Trúc” – Đại diện cho mùa Hè oi bức – mang vẻ dẹp của sự kiên cường, ngay thẳng

Trúc xuất hiện vô cùng nhiều trên văn học, thơ ca và cả phim ảnh. Bởi cây trúc mang đức tính cao cả, đẹp đẽ nhất của con người. Đó chính là sự ngay thẳng không bao giờ khuất phục trước cường quyền.

Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam; trong tiếng Hán cây trúc(cây tre) được gọi là Thích Trúc. Cũng như Tùng, cây trúc có thể sống được ở những nơi khô cằn; mà vẫn phát triển, mọc lên cao ngạo nghễ mặc kệ thời tiết nắng mưa; quanh năm vẫn xanh tốt. Ngay còn là măng non, các đốt trúc(đốt tre) đã mọc lên thẳng tắp, hiên ngang. Cây trúc(cây tre) kể cả khi đốt đi, đốt thành than hòa thành tro bụi nó vẫn cứ thẳng chứ không hề bị cong đi.

“Trúc dẫu đốt, tiết vẫn ngay thẳng”

Bởi vậy, Trúc mang đức tính trong những đức tính cao đẹp nhất. Trúc là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh, sóng gió cuộc đời. Ngay cả khi có cường quyền áp chế (bị đốt), thà hóa thành tro bụi mà vẫn ngay thẳng chứ không phải gục ngã trước cường quyền. Điều này nói lên tính ngay thẳng không dễ bị khuất phục trước của người quân tử như câu: “Chính nhân quân tử, ngay thẳng chính trực”

Tứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc maiTứ quý gỗ gụ tùng trúc cúc mai

Bức “Mai” – Đại diện cho mùa Xuân tươi mới – mang vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết nhưng lại khiêm tốn, khiêm nhường chịu thương chịu khó.

Mùa Xuân là mùa nối tiếp của mùa Đông nên hoa muốn nở được vào đầu Xuân thì phải ươm nụ vào mùa Đông. Hình ảnh cây Mai chịu thời tiết khắc nghiệt, giá lạnh của mùa Đông để đến cuối cùng; trút hết những chiếc lá trên cành cho chồi non nảy lộc và hoa mai nở vàng vào đầu xuân. Đây chính là sự tươi mới

Có bài thơ:

“Chăm thần nuôi tánh giữa cơn đông
Mặc kệ ra vào nghiệp bão giông *
Thanh thản cây chưng nòi khí phách
Ung dung đài kết giống tông môn
Gió lùa tình nhụy càng tinh khiết
Mưa xối hạnh hoa mãi mặn nồng
Viên mãn nõn nà khai sắc biếc
Thong dong Mai đợi sấm càn khôn”

Hoa mai ở Trung Hoa có thể dược coi là Quốc Hoa. Nó có màu trắng hoặc hồng chứ không phải mai màu vàng ở Việt Nam ta. Hoa mai màu trắng đại diện cho sự thanh khiết; đồng thời trong phong thủy, hoa mai biểu trưng cho sự cao thượng, cao sang tượng trưng cho đấng Minh Quân, Vua Chúa thời xa xưa.

Hoa Mai ở Việt Nam chúng ta có màu vàng. Màu của sự hi vọng, của ánh sáng; của phú quý và may mắn.

tranh treo tường tứ quýtranh treo tường tứ quý

Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: Thứ nhất là vui vẻ, thứ hai là hạnh vận, thứ ba là trường thọ, thứ tư là hanh thông, thứ năm là ân hòa. Đó cũng chính là ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này.

Cũng chính vì vậy, mà hoa Mai đã trở thành loài hoa được săn đón rất nhiều trong ngày tết đầu năm. Bởi sự tươi mới, vẻ đẹp thanh tao, ý nghĩa ngũ phúc của mà nó đem lại cho gia chủ.

Tranh tứ quý được chế tác tại Đồ Gỗ Ngọc Sơn là những loại tranh nào?

Dòng tranh tứ quý gỗ chính được Đồ Gỗ Ngọc Sơn chế tác chính là “Tùng Cúc Trúc Mai”; là dòng tranh gỗ đục tay tơ tóc kênh bong 2 nền 3 lớp. Tranh đục tay ngoài ra còn có tranh tứ bình “Mai Sen Hồng Tùng”, cũng được đục tơ tóc kênh bong rất đẹp.

Ở phân xưởng khảm ốc nằm tại Đồ Gỗ Ngọc Sơn thì Ngọc Sơn tập chung vào dòng tranh treo tường lớn dài trên dưới 2m. Các bức tranh tả cảnh như Tranh Treo Tường Thiên Hạ Thái Bình, Tranh Treo Tường Vinh Quy Bái Tổ.,…

tranh khảm ốctranh khảm ốc

Tranh tứ quý khảm thì Ngọc Sơn chế tác các loại tranh có kích thước nhỏ hơn tranh đục tay của Đồ Gỗ Ngọc Sơn. tranh tứ quý như Tranh Treo Tường Tứ Quý Gỗ Trắc Khảm, Tùng Cúc Trúc Mai Tranh Treo Tường Tứ Quý.

Tranh Treo Tường, Đồ Gỗ Ngọc SơnTranh Treo Tường, Đồ Gỗ Ngọc Sơn

Trên đây là đôi lời chia sẻ của Đồ Gỗ Ngọc Sơn về Ý nghĩa tranh gỗ tứ quý. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian quan tâm theo dõi. Quý khách có thể ghé thăm cơ sở Đồ Gỗ Ngọc Sơn để tham quan và chiêm ngưỡng các sản phẩm do chính

Đồ Gỗ Ngọc Sơn

  • Đồ Gỗ Ngọc Sơn chúng tôi hiện nay là cửa hàng chuyên chế tác và cung cấp các dòng sản phẩm Sập Gụ Tủ Chè, Trường Kỷ Gỗ, tranh treo tường gỗ Đồng Hồ Cây cao cấp, chất lượng trên thị trường đồ gỗ mỹ nghệ. Đến với Ngọc Sơn; quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ; cùng với đó là chế độ bào hành và chính sách ưu đãi của Ngọc Sơn.
  • Để xem thêm các sản phẩm đã được Ngọc Sơn chế tác và đang được trưng bày tại showroom Đồ Gỗ Ngọc Sơn; quý khách có thể xem thêm tại đây.
  • Ngoài ra quý khách có thể xem trực tiếp showroom Đồ Gỗ Ngọc Sơn tại xóm 35 – Trung Tâm Làng Nghề Đồ Gỗ Hải Minh (cạnh UBND xã), Hải Hậu, Nam Định.

▬ Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
– Đồ Gỗ Ngọc Sơn: 0852.563.888 – 0985.313.798
– Địa Chỉ: Cạnh UBND xã Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
– Website: dogongocson.com
– Facebook: facebook.com/ngocsondogo
– Twitter: twitter.com/do_go_ngoc_son
– Email: [email protected]

Ngọc Sơn xin hân hạnh được phục vụ quý khách!

Rate this post