Ý nghĩa bộ tượng 4 chú tiểu tứ không và cách sắp xếp vị trí của chúng

Ý nghĩa bộ tượng 4 chú tiểu tứ không và cách sắp xếp vị trí của chúng

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng nhìn thấy những chú tiểu xinh xắn, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, chống cằm rồi phải không ạ? Vậy mọi người có từng hỏi rằng những chú tiểu này có ý nghĩa gì? Hợp với người tuổi mệnh gì? Nguồn gốc, cách sắp xếp ra sao? Bạn đọc hãy cùng Phụ Kiện Nhà Đẹp tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Ý nghĩa của bộ bốn chú tiểu tứ không?

Bộ tượng 4 chú tiểu truyền đạt biểu pháp của nhà Phật nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, Không thấy những điều thị phi, Không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm).

Ý nghĩa bộ tượng 4 chú tiểu tứ không và cách sắp xếp vị trí của chúng
Ý nghĩa của 4 chú tiểu tứ không

Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:

“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” – (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).

Đối với người Nhật, họ có cái nhìn còn thâm thúy hơn thế về Bộ Tượng Tứ Không này:

– Tượng che mắt tên là Mizaru – có nghĩa “Tôi không nhìn thấy điều xấu”.
– Tượng bịt miệng là Iwazaru – có nghĩa “Tôi không nói điều xấu”.
– Tượng bịt tai là Kikazaru –  có nghĩa“Tôi không nghe những điều xấu”.
– Tượng bịt thân là Shizaru có nghĩa“Tôi không làm điều xấu”.

Bộ bốn tượng vui vẻ đi liền với nhau để trọn vẹn ý nghĩa, nhắc nhở mỗi người phải tu tâm dưỡng tính, lạc quan yêu đời để được bình an, vui vẻ trong cuộc sống.

Hình ảnh tượng tứ không
Hình ảnh tượng tứ không

Hình ảnh bộ tượng tứ tiểu dùng trang trí bể cá
Hình ảnh bộ tượng tứ tiểu dùng trang trí bể cá

Nguồn gốc của bộ tượng tứ không

Bộ tượng tứ không (4 chú tiểu) ra đời cách đây khoảng 400 năm trước, nguồn gốc từ tư tưởng tứ không ở chùa Toshogu, thuộc thành phố Nikko Nhật Bản, nơi đây thờ tướng quân Tokugawa Ieyasu vị tướng mở ra thời Edo (1603-1867). Nơi đây lưu giữ bước tượng miêu tả Ba chú khỉ thông thái. Chú khỉ đầu “không nhìn điều xấu”, chú thứ hai “không nói điều xấu” và chú cuối cùng “không nghe điều xấu”. đây được cho là nguyên mẫu của tượng tứ không.

hình ảnh 3 chú khỉ “không nhìn điều xấu”, “không nói điều xấu”, “không nghe điều xấu” tại chùa Toshogu
Hình ảnh 3 chú khỉ “không nhìn điều xấu”, “không nói điều xấu”, “không nghe điều xấu” tại chùa chùa Toshogu
Giả thuyết về nguồn gốc thứ 2 được cho rằng 4 chú tiểu có nguồn gốc từ vài nghìn năm trước công nguyên ở Ấn Độ do thần Vajrakilaya có 6 tay tạo lên. Tuy nhiên giả thuyết thứ nhất vẫn được đón nhận nhiều hơn.

Cách sắp xếp tượng 4 chú tiểu tứ không

Bộ tượng 4 chú tiểu không có bắt buộc một cách sắp xếp nhất định nào cả. Tuy nhiên dựa vào ý nghĩa độc lập của 4 chú là: không nhìn, không nghe, không thấy, không làm điều xấu, bạn có thể nhìn nhận vào chính bảo thân mình xem mình ưu tiên điều gì hơn, cần thiết điều gì hơn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải nhé!

Ví dụ bản thân mình là người đề cao sự an nhiên, yên tĩnh nên mình sẽ để bức không làm điều xấu và không nghe ở phía trước, 2 bước còn lại ở phía sau. Cảm ơn bạn đọc đã đọc bài viết của Phụ Kiện Nhà Đẹp chúc bạn đọc có được những ý nghĩa tuyệt đẹp của bốn bước tượng nhé!

Cách sắp xếp tượng 4 chú tiểu tứ không
Đây là cách sắp xếp của tác giả

Rate this post