Vì sao vua Lê Nhân Tông chết thảm năm 18 tuổi?
Vua Lê Nhân Tông – đáng minh quân tài đức vẹn toàn
Lê Nhân Tông (27 tháng 5 năm 1441 – 25 tháng 10 năm 1459) tên húy là Lê Bang Cơ, là vị hoàng đế thứ 3 của triều Lê. Ông trị vì trong 17 năm từ ngày 15/9/1442 đến mùa đông năm 1459.
Vua Lê Nhân Tông là con thứ 3 của vua Lê Thái Tông, được Thái Tông lập làm hoàng tử chỉ 6 tháng sau khi sinh. Mẹ ông là Tuyên Từ Văn Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Trước khi Bang Cơ ra đời, Lê Thái Tông đã có hai người con trai: Dương Chiêu nghi sinh ra Lê Nghi Dân và Bùi Quý nhân sinh ra Lê Khắc Xương. Không lâu sau, vào năm 1442, Ngô Tiệp dư sinh ra Lê Tư Thành, là con trai út trong tổng số 4 người con trai của Lê Thái Tông.
Đầu năm 1441, vua Lê Thái Tông lập Lê Nghi Dân làm Thái tử. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, do sử quan đời Hồng Đức Ngô Sĩ Liên biên soạn, sau việc này Dương Thị Bí (sinh ra Nghi Dân) càng trở nên kiêu ngạo, nhiều lần làm phật ý Thái Tông. Thái Tông giận, bèn giáng Thị Bí xuống làm Chiêu nghi và phế ngôi thái tử của Nghi Dân. Ngày 16 tháng 11 âm lịch năm 1441,nhà vua lập Lê Bang Cơ làm Hoàng thái tử, giáng Nghi Dân làm Lạng Sơn vương và phong Khắc Xương làm Tân Bình vương. Trong chiếu phong Thái tử có viết:
“Đặt Thái tử để vững gốc rễ, lập con đích để chính danh phận. Đó là mưu xa của xã tắc, kế lớn của quốc gia. Hoàng tử Bang Cơ thể chất vàng ngọc, tư thái anh minh, vừa có uy vọng của một bậc quân vương, lại đúng danh phận là con đích tôn quý. Vậy sai Nhập nội Đại Đô đốc Lê Liệt mang sắc mệnh lập làm Hoàng thái tử”.
Tranh minh họa
Đến năm 1422, Lê Thái Tông đi tuần miền Đông. Ngày 4 /8 Âm lịch (7/9 Dương lịch), hoàng đế đột ngột qua đời tại vườn vải, huyện Gia Định, khi mới 20 tuổi. Ngày 12/8 Âm lịch (15/9 Dương lịch) năm 1442, các tể tướng, đại thần Lê Khả, Lê Thụ, Lê Xí, Lê Liệt, Lê Bôi lập Lê Bang Cơ (2 tuổi) lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thái Hòa, sử gọi là Lê Nhân Tông. Tháng 6 Âm lịch năm 1443, triều đình lấy ngày sinh của hoàng đế làm Hiến Thiên Thánh Tiết.
Sử sách mô tả Lê Nhân Tông là vị hoàng đế độ lượng, coi trọng Nho học, không đam mê tửu sắc, biết nghe lời can gián của các đại thần, quan viên.
Nước Đại Việt dưới thời ông trị vì giữ được ổn định, kinh tế và giáo dục có sự đổi mới mạnh mẽ, đường xá, cầu cống được xây mới, nông nghiệp phát triển. Quân đội của nhà Lê đánh bại vua Chiêm Bí Cai và sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt, mở mang bờ cõi.
Cũng trong thời gian cầm quyền, vua Lê Nhân Tông đã tiến hành giảm sưu thuế, ban thưởng cho công thần, tiêu diệt thảo khấu, loạn đảng, bình định ngoại bang… triều thần đều kính nể, nhân dân no ấm, đất nước phồn vinh.
Thậm chí, vua Lê Nhân Tông còn độ lượng với các công thần khai quốc nhưng lỡ có tội và bị xử tử trước đây. Ông đã ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu họ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể minh oan được cho Nguyễn Trãi.
Có thể nói, Lê Nhân Tông là vị vua hiếm có trong sử Việt. Ông là vị hoàng đế tài đức vẹn toàn, yêu dân như con.
Vị vua đức độ bị anh trai cùng cha khác mẹ sát hại
Nói về chuyện vua Lê Nhân Tông bị sát hại thì phải nhắc đến việc ông được làm Thái tử và đăng cơ hoàng đế. Cụ thể, sau khi vua Thái Tông qua đời, ông lên ngôi bau khi mới 1 tuổi. Thấy con còn bé dại, Tuyên Từ Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh đã buông rèm nhiếp chính.
Năm 1452, Thái hậu cho Lê Nhân Tông tự coi chính sự. Trong những năm tháng trị vì, ông dốc toàn tâm toàn sức cho dân cho nước. Ấy thế mà lại chết dưới tay anh trai cùng cha khác mẹ là Lê Nghi Dân trong binh biến đoạt ngôi năm 1459. Cái chết của ông khiến triều thần “nuốt hận ngậm đau” và nhân dân “như mất cha mất mẹ”.
Cụ thể, vào ngày 3/10/1459, Lê Nghi Dân mua chuộc cấm vệ quân, đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết Nhân Tông. Hôm sau, Hoàng Thái hậu Tuyên Từ cũng bị hại.
Đại Việt sử ký toàn thư có dẫn lời nhận xét của sử quan nho thần Phan Phu Tiên về Lê Nhân Tông như sau: “Nhân Tông lên nối ngôi vào tuổi thơ ấu, bên trong có mẫu hậu buông rèm nhiếp chính trông coi chính sự, bên ngoài có các đại thần đồng lòng phò tá trị nước, cho nên trong 17 năm, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp, xứng đáng là vua nhân từ.
Đến lúc cuối đời bị lũ vô lại Đồn, Ban xướng xuất, khiến Lệ Đức hầu Nghi Dân đang đêm bắc thang trèo thành, lẻn vào cung cấp, vua và Tuyên Từ Hoàng Thái hậu đều bị hại. Thương thay”.
Nói về chuyện Nghi Dân sát hại vua, Đại Việt sử ký toàn thư có kể: Nghi Dân đã được viên chỉ huy cấm binh Lê Đắc Ninh tiếp tay trong việc giết hại Nhân Tông: ….Bấy giờ, Lê Đắc Ninh là Đô chỉ huy giữ Cấm binh đương phiên trực, đã không chịu dẫn quân ra trước ngăn giữ, lại đem giúp kẻ phản nghịch. Cho nên Nghi Dân mới chiếm đoạt được ngôi báu, mà các quan văn võ phải nuốt hận ngậm đau, trăm họ bốn phương như mất cha mất mẹ”.
Khi biết Nghi Dân sẽ làm đảo chính, Nội nhân thị thái hậu phó chưởng Đào Biểu đã giả mạo làm Lê Nhân Tông, khoác hoàng bào và lên long sàng mà nằm. Không may, Nghi Dân biết được, nên cũng giết Đào Biểu luôn.
Ngày 7 tháng 10 âm lịch năm 1459, Lê Nghi Dân tự xưng làm Hoàng đế, ban chiếu tuyên bố lên ngôi: Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn Hoàng đế, trước đây đã được phong là Hoàng thái tử, giữ ngôi chính ở Đông cung. Chẳng may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở bên ngoài. Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm đế, bắt Trẫm làm phiên vương xứ Lạng Sơn. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến cả Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắt giết cả đi để diệt khẩu. Cho nên từ đó đến giờ, hạn hán sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện, đói kém tràn lan, trăm họ cùng khốn. Diên Ninh tự biết mình không phải là con của tiên đế, hơn nữa lòng người ly tán, nên ngày mồng 3, tháng 10 năm nay, đã ra lệnh cho Trẫm lên thay ngôi báu. Trẫm nhờ người trông xuống, tổ tông phù hộ, cùng các vương, đại thần, các quan văn võ trong ngoài đồng lòng suy tôn, xin trẫm nên nối đại thống, hai ba lần khuyên mời, trẫm bất đắc dĩ đã lên ngôi vào ngày mồng 7, tháng 10 năm nay, đổi niên hiệu là Thiên Hưng”.
Tuy nhiên, Lê Nghi Dân chỉ ở ngôi được 8 tháng thì bị các huân hựu đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Nguyễn Đức Trung làm binh biến giết chết. Các đại thần xét trong con của Lê Thái Tông còn lại Gia vương Lê Tư Thành, thông minh, hiền đức, bèn thỉnh ý đưa Gia vương lên ngôi Hoàng đế, sử gọi là Lê Thánh Tông.
Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã hành quyết Lê Đắc Ninh, làm lễ phát tang cho Lê Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Triều đình rước bài vị Nhân Tông vào thờ ở Thái Miếu, sau đó rước kim sách tôn miếu hiệu là Nhân Tông, thụy hiệu là Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên Hoàng đế. Đời sau gọi là Nhân Tông Tuyên hoàng đế. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, từ đầu năm 1460 trời không mưa, phải đến hôm đưa bài vị Nhân Tông vào Thái Miếu trời mới mưa lớn.
Đến ngày 3 tháng 9 âm lịch năm 1459, Lê Nhân Tông được an táng ở Mục Lăng, Lam Sơn. Lê Thánh Tông sai Trung thư lệnh Tri tam quán sự nhưng tri học sinh ngự tiền nhị cục khinh xa úy Nguyễn Trực và Trung thư sảnh Trung thư lệnh thị lang nhập thị kinh diên kiêm quản cận thị chi hậu các cục thượng kỵ đô úy Nguyễn Bá Ký soạn văn bia Mục Lăng kể công đức của vua Nhân Tông.
Xem thêm: Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý