Vì sao thiên tài âm nhạc Mozart lại có cuộc sống thiếu thốn, túng quẫn?

Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) tên đầy đủ là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart, ông là một thiên tài âm nhạc, sinh ra trong thời kỳ Baroque, tại Áo. Các tác phẩm của Mozart đã ảnh hưởng nhiều đến nhạc cổ điển châu Âu, các nguyên tắc âm nhạc của ông được thế hệ sau trân trọng, học hỏi và phát triển. Nhưng tại thời đại của mình nhạc của Mozart có nhiều nhận xét trái chiều, nhiều người chê bai và khinh thường, mãi sau khi ông qua đời chúng mới được công nhận và trở thành kinh điển. 

-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh-3
Mozart là một nhà soạn nhạc thiên tài thế nhưng chỉ thực sự nổi tiếng sau khi ông qua đời

Cuộc đời, sự nghiệp của thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cha, mẹ và chị gái của ông đều là những người chơi nhạc. Ông Leopold Mozart cha của Mozart là một nhà soạn nhạc, một nhạc công vĩ cầm, ông từng cho ra đời một cuốn sách về vĩ cầm là Versuch einer gründlichen Violin Schule khá thành công. Chị gái của Mozart là Maria Anna Mozart (có biệt danh là Nannerl) cũng được xem là một thiên tài âm nhạc và là người cùng Mozart đi lưu diễn sau này. Nhưng sự nghiệp của bà đã  dừng lại ở tuổi 18 vì vào thời đại đó việc một thiếu nữ 18 tuổi đi biểu diễn sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của cô. 

Mozart tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn rất nhỏ và sớm được phát hiện là một thần đồng. Năm 3 tuổi trong một lần tình cờ nghe mẹ đánh đàn Mozart đã lập tức có thể đàn lại bản nhạc đó một cách thuần thuật cứ như đã được tập luyện từ trước. Lên 5 tuổi, ông chơi vĩ cầm và Harpsichord một cách điêu luyện. Và 6 tuổi thì trở thành nhạc công trẻ tuổi nhất của Hoàng Gia, biểu diễn trước Vua, Hoàng hậu và giới quý tộc.

thien-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh-11
Mozart biểu diễn tại cung điện của Hoàng tử De Prince De Conti năm 1766 khi ông 10 tuổi

Sau khi biết được con trai là một thiên tài âm nhạc, ông Leopold quyết định từ bỏ sự nghiệp sáng tác của riêng mình để có thể chú tâm vào phát triển tài năng cho con trai, người mà ông tin rằng mai này sẽ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời âm nhạc.

Nhiều ghi chép ghi nhận Mozart đã có các tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác khi vừa lên 4 hay 5 tuổi, một độ tuổi rất nhỏ, đến năm 8 tuổi thì viết bản giao hưởng đầu tiên. Chẳng những thế Mozart còn có trí nhớ siêu phàm, ông có thể viết lại các bản nhạc dù chỉ nghe được một lần. Cứ thế bằng khả năng thiên bẩm, năm 1769 khi mới 13 tuổi Mozart bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc và trở thành nhạc trưởng.

-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh-2
Mozart đã cho thấy ông là thiên tài âm nhạc khi chỉ mới 3 tuổi

Trong suốt thời niên thiếu của mình Mozart đã đi lưu diễn khắp châu Âu. Tuy nhiên mức sống thời ấy khá cao còn sự yêu chuộng nghệ thuật lại ngày càng xuống dốc, Mozart gặp nhiều khó khăn cả về công việc lẫn tiền bạc. Năm 21 tuổi Mozart từ bỏ vị trí nhạc trưởng trong Hoàng Gia rồi phiêu bạt tới những thành phố lớn của Đức và Áo nhưng mọi chuyện không được thuận lợi, ông thường xuyên phải đổi việc.

Đến năm 1777 Mozart cùng mẹ đến Paris, để duy trì cuộc sống Mozart bán từ những giáo trình âm nhạc lớn cho đến những sáng tác âm nhạc nhỏ lẻ để kiếm tiền. Nhưng mọi thứ tồi tệ hơn khi một năm sau đó ngày 3/7/1778 mẹ của Mozart bạo bệnh rồi qua đời. Mozart đau lòng và thấy cô đơn tại Paris và ông quyết định quay trở lại quê nhà Salzburg làm nhạc trưởng cho một nhà thờ lớn.

thien-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh-12
Gia đình của Mozart, một gia đình có truyền thống âm nhạc

Trong cuộc hành trình của mình, khi đến Đức Mozart đã gặp gỡ rồi phải lòng tiểu thư Aloysia Weber, khi ấy Aloysia mới 16 tuổi là một ca sĩ và cũng là con gái của một gia đình có truyền thống âm nhạc. Thế nhưng mối quan hệ này không được chấp thuận. Đến năm 1782 thì Mozart kết hôn với Constanze, em gái của Aloysia. Cuộc hôn nhân của Mozart bị cha ông kịch liệt phản đối nhưng Mozart vẫn cãi lời cha và kết hôn với người yêu, tình cha con của họ vì vậy mà rạn nứt. 

Sau hôn nhân cuộc sống của Mozart và vợ ngày càng khó khăn, ông tiếp tục soạn giáo trình và viết nhạc để sống. Âm nhạc của ông vào thời điểm này được đánh giá là không còn nhẹ nhàng và lôi cuốn như trước nữa, nhiều ý kiến trái chiều cùng sự phàn nàn xuất hiện.

Trong mười năm cuối đời Mozart sống trong cảnh kiệt quệ tài chính cùng bệnh tật triền miên. Nhưng niềm đam mê âm nhạc cùng sự sáng tạo vẫn sôi sục trong lòng, Mozart đã cho ra đời 200 kiệt tác gồm có 3 bản giao hưởng lớn vào thời điểm này nhưng những tác phẩm của ông lại không được người đương thời công nhận.  

-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh
Những ngày cuối đời Mozart chỉ nằm trên giường vì bệnh nhưng vẫn miệt mài sáng tác

Mozart qua đời vào lúc 0:55 phút, rạng sáng ngày 5/12/1791 khi mới 35 tuổi, lúc này vợ ông, phu nhân Constanze đã không thể đến được. Đám tang của Mozart diễn ra đơn sơ, không ai đưa tiễn ngoài vợ, sau cùng Mozart được chôn cất ở khu nghĩa trang công cộng Sankt Marxer Friedhof, khu nghĩa trang dành cho người nghèo.   

Trước khi chết Mozart nhận được một đơn hàng viết tác phẩm Requiem (cầu hồn) từ người lạ mặt với hầu bao hậu hĩnh nhưng Mozart đã ra đi khi tác phẩm còn dang dở. Đơn đặt hàng này đã gây ra nhiều tranh cãi rằng Antonio Salieri (cũng là một nhà soạn nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ) đã làm điều này với mục đích khiến cho Mozart phát điên và nhanh chóng tiêu đời. Thế nhưng vào năm 2010 Viện Bảo Tàng Âm nhạc Venice đã xác nhận người đặt hàng Mozart chính là Franz Walsegg Stuppach, một địa chủ giàu có. Franz muốn có một bản nhạc được sáng tác riêng cho người vợ đã mất của mình nhưng vốn tiếng Đức không thạo nên đã nhờ người khác thay mình gặp gỡ Mozart. Bản nhạc này sau đó được tiếp tục hoàn thành bởi học trò của Mozart và gửi đến cho Franz.  

Những câu nói hay của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart

Dù là thiên tài, cuộc đời Mozart trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió vì túng thiếu, bên cạnh những tác phẩm âm nhạc kinh điển Mozart cũng có những câu danh ngôn được đúc kết từ cuộc đời và sự nghiệp của ông.

  1. Âm nhạc không nằm trong những nốt nhạc, mà ẩn chứa trong những khoảng lặng giữa chúng.
  2. Sự thông minh hay trí tưởng tượng ngất trời, hay thậm chí cả hai kết hợp cùng nhau, cũng không làm nên thiên tài. Yêu thương, yêu thương, yêu thương, đó là linh hồn của một thiên tài.
  3. Tôi không quan tâm tới ai khen chê thế nào. Tôi chỉ đi theo cảm xúc của riêng mình.
  4. Nói hay và hùng hồn là một nghệ thuật, nhưng biết lúc nào cần ngừng lời cũng là một nghệ thuật chẳng kém hơn.
  5. Những niềm đam mê dù có mãnh liệt hay không cũng không nên thể hiện quá đáng tới mức làm người ta thấy căm ghét. Và âm nhạc, dù trong những hoàn cảnh kinh hãi nhất cũng không nên khó nghe, mà cần vui tai và lôi cuốn, và nhờ đó mà mãi mãi vẫn luôn là âm nhạc.

thien-tai-am-nhac-wolfgang-amadeus-mozart-voh-10
Gia đình Mozart trong một chuyến lưu diễn

Đáng buồn là cuộc đời thần đồng âm nhạc trải qua những ngày tháng thiếu thốn và khó khăn vì không nhận được nhiều tiền từ âm nhạc do ông sáng tác, thậm chí là không được công nhận, mãi đến khi ông qua đời chúng mới được ca ngợi, nổi tiếng và trở thành kinh điển!  

Rate this post