Vì đâu có câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen…”?

Nhắc đến câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

vì đâu có câu thơ “tháp mười đẹp nhất bông sen...”?

Cánh đồng sen tại khu du lịch Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp)

Nhắc đến câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, ai cũng liên tưởng ngay đến vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây, sen trở thành biểu tượng cho sự sống của người dân Đồng Tháp nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng.

Theo sử sách để lại, mùa hè năm 1946, trong một lần gặp các nhà thơ, nhà văn, đồng chí Lê Duẩn lúc ấy là Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã căn dặn các nhà thơ, nhà văn phải sáng tác cho đồng bào miền Nam biết về Cụ Hồ nhiều hơn.

Sau đó, nhà thơ Bảo Định Giang đang hoạt động bí mật ở nhà một nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười. Một buổi sáng sớm, ông nhìn ra cánh đồng thì thấy hàng nghìn hoa sen đong đưa trong gió nở rực một góc trời. Trong lòng đầy cảm xúc, ông xuất khẩu thành thơ:

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm
(nguyên gốc)

Bài thơ này nhanh chóng được truyền miệng và được in trên sách báo phổ biến khắp vùng Đồng Tháp Mười. Đến năm 1948, phái đoàn từ miền Nam đem ra Việt Bắc tặng Trung ương Đảng và bài thơ nổi tiếng đi vào lòng người với hai câu đầu.

Nhà thơ Bảo Định Giang có tên thật là Nguyễn Thanh Danh. Ông sinh năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông qua đời lúc 6h20 ngày 1/2/2005 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Hưởng thọ 87 tuổi.

Trong thời kỳ chống Pháp, ông hoạt động thông tin, báo chí ở chiến trường Đông Nam bộ. Ông đã từng kinh qua các chức vụ: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ phó Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng biên tập Báo Văn nghệ, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật TP HCM, Tổng biên tập Báo Văn nghệ TP HCM.

Ông đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều huân chương cao quý khác. Ông đã xuất bản trên 30 tác phẩm gồm: Ca dao, thơ, kịch bản, nghiên cứu, phê bình.

Rate this post