Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa mới nhất 2021

Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Dàn ý chi tiết: Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) (văn 12)

Mở bài:

  • Chủ đề người phụ nữ là chủ đề quen thuộc trong văn học. Nếu văn chương Trung đại ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua thước đo công, dung, ngôn, hạnh thì văn học hiện đại phản ánh thân phận họ ở việc đào sâu vào vẻ đẹp khuất lấp của tâm hồn.
  • Kim Lân – một nhà văn của nông thôn Việt Nam, đã đặt niềm tin mãnh liệt của mình vào phẩm chất tốt đẹp của nhân vật vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên.
  • Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong cho phong trào đổi mới văn học sau 1975. Ông luôn đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ có vẻ ngoài thô kệch, bình thường như người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Thân bài:

  1. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
  • Giới thiệu chung:

+ Thị xuất hiện lần đầu tiên rất mờ nhạt hòa lẫn trong đám đông phụ nữ đói khát đang đợi việc “mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy”. Đã thế, Thị còn tỏ vẻ cong cơn, trêu đùa khi cùng Tràng đẩy xe thóc vào kho.

+ lần thứ hai xuất hiện với dáng vẻ rách rưới “áo quần tả tơi như tổ đỉa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị lại còn sưng sỉa đòi Tràng giữ lời hứa. Khi được mời ăn “hai con mắt trũng hoáy của Thị sáng lên”. Thị sà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc.

  • Người vợ nhặt là nhân vật trung tâm tạo nên tình huống nhặt vợ của Tràng và cũng là một trong ba nhân vật mà Kim Lân muốn gửi gắm thông điệp. Nhân vật này được khắc họa sống động bằng biện pháp tương phản đối lập giữa bên ngoài và bên trong, giữa trước và sau khi làm vợ Tràng.
  • Vẻ đẹp khuất lấp trong Thị

+ Đằng sau hoàn cảnh trôi dạt, hành động bám vĩu tưởng chừng mạo hiểm là sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Trong cơn đói khát người đàn bà trơ trọi như Thị cần một nơi nương tựa. Thị đã tầm gửi thân mình vào loài cây chẳng phải đại thụ như Tràng để cố nuôi dưỡng hi vọng sống của mình. Dù sự bám víu ấy ban đầu có vẻ liều lĩnh như suy cho cùng nó xuất phát từ ý thức sống còn của con người. Thị theo Tràng vì bốn bát bánh đúc, vài câu bông đùa đó không phải là Thị dễ dãi, hời hợt, lẵng lơ mà là Thị đang cố giật giành sự sống.

+ Đằng sau vẻ xấu xí, nhếch nhác của người sắp chết vì đói là một tâm lí ý tứ, biết điều, tự trọng. Cái dáng vẻ đánh đá khi ở chợ đã biến mất khi theo Tràng về nhà. Trước những lời bông đùa và cái nhìn săm soi của mọi người, Thị ngượng ngùng “chân nọ bước díu cả vào chân kia” ra dáng người phụ nữ.  Cái cúi đầu lặng lẽ trên đường về nhà Tràng và tiếng thở dài chua xót khi nhìn thấy ngôi nhà vắng teo, rúm ró của Tràng chứa đựng nỗi tủi hờn, bi ai cho thân phận của mình. Dù có một chút thất vọng như Thị vẫn chấp nhận không phải vì mọi chuyện lỡ làng mà vì Thị hiểu được tình cảnh của Tràng, hiểu được cớ sự bi ai cho cái tao đoạn ấy.

+ Đằng sau vẻ dữ dằn, đanh đá, chỏng lỏn là người phụ nữ gia đình hiền thục, lễ phép. Gặp bà cụ Tứ, Thị cung kính lễ phép chào hỏi, sợ bà không nghe, Thị chào đến hai lần. Sáng hôm sau ngày có chồng, Thị thay đổi hẳn, trong mắt Tràng, Thị hiền lành, đúng mực. Thị cùng mẹ chồng quét tước, dọn vườn chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Bữa ăn ngày đói mỗi người hai bát cháo lõng bõng như Thị vẫn vui vẻ

+ Đằng sau sự liều lĩnh ban đầu Thị là người luôn tin tưởng, lạc quan ở tương lai. Thị đem tin trên mạn Thái Nguyên người ta không chịu đóng thuế, người ta phá kho thóc…xua tan bầu không khí ảm đạm của sưu thuế, đói nghèo. Thị gieo vào đầu Tràng một suy nghĩ mới, thổi vào cuộc sống bà cụ Tứ những hi vọng.

  1. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài.

Giới thiệu khái quát:   Xuất hiện trong lời kể của bà và cái nhìn của Phùng: Người đàn bà hàng chài hoặc người đàn bà – không có bất cứ tên riêng nào khác để phân biệt với những người đàn bà miền biển. Dụng ý của tác giả là muốn chung hóa nhân vật thành đại diện cho thân phận những người phụ nữ lao động nghèo, đông con.

–  Lúc nhỏ sống trên bờ, bị thủy đậu nên gương mặt chằn chịt những nốt rỗ, có mang với một anh hàng chài đến nhà mua lưới, người đàn bà theo anh ta sống trên một chiếc thuyền với công việc nặng nhọc, vất vả quanh năm.

–  Người đàn bà sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận. Người đàn bà chỉ biết căm lặng chịu đựng vì con.

Ngoại hình: Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mõi sau những đêm thức trắng, tấm lưng bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.

Tính cách, phẩm chất:

–  Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả. Đều duy nhất chị xin ông ta là lên bờ đánh đừng để những đứa con chứng kiến. Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa bắt tội con cũng được,phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.

  • Nguyên nhân: bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn.
  • Giàu tình yêu thương:

Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà có cội rễ từ tình yêu thương con vô bờ bến. Bà không nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến nỗi khổ cực hằng ngày cũng như nỗi đau thể xác. Cái bà đau đáu chính là con được ăn no, ngủ ngon, chúng có một gia đình đầy đủ “đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được”. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.

–  Vị tha, bao dung: 

+ Bà cam chịu bao nhiêu trái đắng để chắt chiu từng chút quả ngọt cho các con. Bị người chồng đánh đập mà bà vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí bà còn biết ơn người đã cùng bà chèo chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con.

+ Chị nhìn cuộc đời bằng đôi mắt hi vọng và nhìn con người bằng lòng nhân hậu, chị vẫn thấy được cái “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” trong hình bóng lão chồng hiện tại.

+ Bà nhận mọi lỗi lầm về mình, bà nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì bà mà ra.

–  Thấu hiểu lẽ đời:

+ Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.

+ Ở tòa án huyện, chị làm Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng khác. Qua câu chuyện đời chị, Phùng và Đẩu nhận ra vì sao chị không thể li hôn, vì sao chị cam chịu đến đáng thương như thế. Chị cũng dạy cho hai nhân vật này một bài học về cách nhìn đời, nhìn người.

+ Chẳng những thế, người đàn bà còn khiến người đọc có cái nhìn thực tế hơn về bản thân, cuộc sống. Mọi chuyện không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu muốn suy xét và đánh giá một ai phải thấu hiểu và tường tận mọi thứ về họ.

  1. Điểm tương đồng và khác biệt
  • Tương đồng:

+ họ đều là những người phụ nữ có thân phận nhỏ bé, hèn mọn nhưng lại ẩn chứa đời sống tâm hồn phong phú và tấm lòng vị tha, nhân hậu. Họ như ngọn cỏ mềm trong cơn giông bão dù khuất lấp trong lớp tro bụi đời thường nhưng nếu chịu khó tìm và hiểu sẽ thấy họ chẳng khác nào hạt bụi vàng.

+ Hai nhà văn đều thành công trong việc khắc họa nhân vật một cách chân thật, cảm động.

  • Khác biệt:

+ vẻ đẹp của người vợ nhặt được khắc họa tập trong thông qua tình huống éo le của một nàng dâu mới trong nàng đói khủng khiếp năm 1945. Từ đấy nhà văn muốn gửi gắm thông điệp giữa cái đói, cái chết đang de dọa con người vẫn khao khát được sống hạnh phúc bằng tình thân.

+ Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài là vẻ đẹp của người mẹ tần tảo, nặng gánh mưu sinh trong xã hội. Thông qua đó, Nguyễn Minh Châu thể hiện quan điểm về cách nhìn nhận, đánh giá mọi khía cạnh trong đời sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời.

  • Lí giải sự khác biệt: do phong cách nghệ thuật và thời điểm sáng tác của hai nhà văn khác nhau

+ Vợ nhặt được viết trong cảm hứng lãng mạn cách mạng có xu hướng phát triển từ thấp đến cao.

+ Người đàn bà hàng chài được viết trong thời bình, dù không còn chiến tranh chống kẻ thù xâm lược nhưng con người luôn phải đối mặt với cuộc chiến đối nghèo, thất học, bạo lực gia đình.

Kết bài:

  • Hai nhân vật đều được xây dựng thành công qua hai ngòi bút truyện ngắn xuất sắc Kim Lân và Nguyễn Minh Châu
  • Tuy có một số đặc điểm khác biệt nhưng cả hai nhân vật đều bộc lộ được tinh thần nhân đạo, nhân văn của tác phẩm
  • Hai nhân vật văn học nói riêng và tác phẩm nói chung đã gieo vào lòng người đọc niềm tin bất diệt và sự sống và những điều tốt đẹp trong xã hội.

mã giảm giá lazada hôm nay

Post navigation

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Rate this post