Tự điển – phạm thiên

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa phạm thiên. Ý nghĩa của từ phạm thiên theo Tự điển Phật học như sau:

phạm thiên có nghĩa là:

(梵天) Phạm: Brahmà. Hán âm: Bà la hạ ma, Một la hàm ma, Phạm ma. Hán dịch: Thanh tịnh, Li dục. Trong tư tưởng Ấn độ, Phạm được xem là nguồn gốc của muôn vật, là thần sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu, cùng với Thấp bà (Phạm: Ziva) và Tì thấp nô (Phạm: Viwịu), gọi chung là Tam đại thần của Bà la môn giáo và Ấn độ giáo. Cứ theo pháp điển Ma nô (Phạm: Manusmfti) thì Phạm thiên sinh ra từ thai vàng (Phạm noãn), vốn có 5 đầu, tương truyền 1 đầu bị thần Thấp bà hủy hoại, còn lại 4 đầu, có 4 tay, lần lượt cầm kinh điển Phệ đà, hoa sen, cái thìa(muỗng)và tràng hạt hoặc chiếc bát. Phật giáo xếp Phạm thiên vào Sơ thiền thiên thuộc cõi Sắc. Thông thường, Phạm thiên được chia làm 3 loại là: Phạm chúng thiên (Phạm: Brahmapàriwadya), Phạm phụ thiên (Phạm: Brahma-purohita) và Đại Phạm thiên (Phạm: Mahà-brahmam), được gọi chung là Phạm thiên. Trong đó, Đại Phạm thiên vương thống lãnh các thần dân của Phạm chúng thiên và Phạm phụ thiên. Lại Phạm thiên mà người ta thường gọi phần lớn là chỉ cho Đại Phạm thiên vương, cũng gọi Phạm vương, tên là Thi khí (Phạm: Zikhin), hoặc Thế chủ (Phạm: Prajàpati). Theo truyền thuyết xưa của Ấn độ thì vào lúc kiếp sơ, Phạm thiên từ cõi trời Quang âm sinh xuống, tạo tác ra muôn vật. Trong Phật giáo thì Phạm thiên và Đế thích thiên đều là các vị thần hộ pháp của Phật giáo. Đức Thế tôn từng lên cung trời Đao lợi nói pháp độ cho thân mẫu, khi Ngài trở xuống thế giới Sa bà này thì Phạm vương tay cầm phất trần trắng đứng hầu bên phải đức Phật. Đại Phạm thiên vương thân cao 1,5 do diên, tuổi thọ 1,5 kiếp, cung điện Đại Phạm thiên vương ở, gọi là Phạm vương cung. Mật giáo xếp Phạm thiên làm 1 trong 12 vị trời giữ gìn phương trên. Tượng Phạm thiên trong Mật giáo có 4 mặt 4 tay; 2 tay bên phải cầm hoa sen và tràng hạt, 2 tay bên trái cầm quân trì(cái bình báu) và bắt ấn chữ Án, đầu độimũ búi tóc và ngồi trên cỗ xe do 7 con ngỗng kéo. Ngoài ra, pháp tu cúng dường Đại Phạm thiên, gọi là Phạm thiên cúng. [X. luận Đại trí độ Q.10; luận Đại tì bà sa Q.98; Đại nhật kinh sớ Q.5; Trung luận sớ Q.1, phần cuối; Đại đường tây vực kí Q.4]. (xt. Đại Phạm Thiên).

Trên đây là ý nghĩa của từ phạm thiên trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Rate this post