Từ chàng sinh viên tay trắng trở thành ‘ông trùm công nghệ’ Tencent: Tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc MÃ Hóa Đằng đã phải trải qua những gì để trụ vững đến ngày hôm nay?
Năm 1971, Mã Hóa Đằng được sinh ra trong một gia đình bình thường ở Hải Nam. Cha mẹ ông là một nhân viên phổ thông. Họ có một con trai và một con gái, Mã Hóa Đằng chính là con út trong gia đình.
Năm 1984, cha mẹ Mã Hóa Đằng chuyển công tác từ Hải Nam sang Thâm Quyến. Ông cũng vào học tại một trường cấp 2 ở Thâm Quyến. Khi đó không ai có thể ngờ rằng cậu bé bình thường này sau này sẽ thành lập “thế giới kinh doanh” của riêng mình ở Thâm Quyến.
Năm 1989, Mã Hóa Đằng tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học và đâu vào Khoa Khoa học Máy tính tại Đại học Thâm Quyến. Sau khi tốt nghiệp, ông đã chọn làm việc trong chuyên ngành này.
01- 6 năm tiền đề trên con đường thành công của tỷ phú họ Mã
Mã Hóa Đằng không được sinh ra trong gia đình giàu có, ông không có vốn để tự khởi nghiệp nên ông bắt đầu tìm việc làm tại một vài công ty. Khi còn học đại học, ông không làm cán bộ lớp hay hội sinh viên gì trong trường, ông cũng không phải mẫu người thích thể hiện.
Từ lúc còn ngồi ở giảng đường đại học, Mã Hóa Đằng đã là người sống khép kín, không thích phô trương. Ảnh: Toutiao
Sở thích của ông là đọc sách và lập trình, điều này khiến không ít người nhớ lại những “trò nghịch ngợm” mà Mã Hóa Đằng từng làm. Vào thời điểm đó, sinh viên không có quyền tự do sử dụng máy tính của trường, và Mã Hóa Đằng lại không có khả năng tự mua máy tính. Thế là, mỗi khi tới tiết lập trình, ông sẽ bí mật cấy một vài chương trình nhỏ vào máy tính để nó không thể khởi động bình thường.
Thấy giáo viên rất lo lắng nên Mã Hóa Đằng đã giả vờ chạy đến giúp giáo viên giải quyết vấn đề máy tính mà ông “tự biên tự diễn”, ông làm thế là để mình có thêm thời gian sử dụng máy tính. Khi “mánh khóe” của ông vỡ lở đã khiến giáo viên không biết nên khóc hay nên cười. Thế nhưng hành động đó của ông đã giúp ông có thêm thời gian sử dụng máy tính và rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính của mình.
Mã Hóa Đằng trước giờ đều không phải là người có mộng lớn, nhưng không ngờ đồ án tốt nghiệp của ông đã giúp ông kiếm được hũ vàng đầu tiên trong đời. “Hệ thống phân tích cổ phiếu” do ông thiết kế đã được một công ty mua lại và ông kiếm được một khoản tiền trị giá 7.8 nghìn USD từ nó.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc trong Công ty Runxun. Sản phẩm chính của công ty là “máy nhắn tin” và họ tập trung vào phát triển những phần mềm phục vụ cho mục đích giao tiếp. Sáu năm làm việc ở Runxun đã khai sáng cho Mã Hóa Đằng rất nhiều.
Nếu có người hỏi Mã Hóa Đằng lý do tại sao sau này ông lại tạo QQ và WeChat. Ông sẽ trả lời rằng toàn bộ suy nghĩ làm việc của ông đều bắt nguồn từ Runxun.
Trong sáu năm làm việc tại Runxun, ông cũng từng có cho mình những nghề tay trái. Có mấy ai biết được người đứng sau trang web nổi tiếng CFido lúc bấy giờ chính là Mã Hóa Đằng – ông từng là quản trị web CFido ở Thâm Quyến vào thời điểm đó.
Mục đích chính của CFido là để người bán và khách hàng có thể trực tiếp liên lạc với nhau. Vì vậy nó thu hút rất nhiều người dùng là thương nhân vào thời điểm đó. Trên trang web này, Mã Hóa Đằng chịu trách nhiệm về mảng sản phẩm, công việc này đã đặt nền móng khá tốt cho các sản phẩm sau này của Tencent.
Trong 6 năm làm thuê, Mã Hóa Đằng đều không tách khỏi chuyên ngành mình đã chọn.
Thế mới nói, thành công của Mã Hóa Đằng không thể tách rời 6 năm tiền đề này.
Trước hết, ông chọn một chuyên ngành mình yêu thích và một công việc liên quan đến chuyên ngành. Tại đây, ông được trau dồi bởi công ty truyền thông và nhận ra tầm quan trọng của truyền thông.
Thứ hai, ông không ngừng nâng cấp tư duy sản phẩm của chính mình. Khi đang có một công việc chính thức, ông vẫn chọn làm thêm nghề tay trái, điều này mang lại cho ông nhiều ưu thế hơn so với những người làm Internet khác.
Sự chăm chỉ, nỗ lực và tài năng đã định sẵn ông sẽ là một người thành công.
02- Thành lập Tencent: Tất cả bắt đầu từ con số 0
Vào năm 1998, Mã Hóa Đằng đã nhìn thấy triển vọng to lớn của ngành truyền thông Internet. Lúc đó đã tồn tại hai hoặc ba công ty hoạt động lĩnh vực phần mềm truyền thông Internet. Mã Hóa Đằng biết rõ trình độ mình đến đâu và ông thấy mình có một ít của cải tiết kiệm. Nói là làm, ông cùng một vài người bạn đại học thành lập Công ty TNHH Hệ thống Máy tính Tencent Thâm Quyến.
Những người trẻ đó đã bắt chước phần mềm ICQ để tạo ra phần mềm OICQ, nhưng sau đó họ đã bị kiện. Vì vậy, họ đã tạo ra QQ. Từ đó logo chú chim cánh cụt nhỏ với chiếc khăn đen đã xuất hiện. Người dùng của QQ tăng lên nhanh chóng và tạo ra một khoản lợi nhuận nhất định cho công ty.
Nhưng số tiền họ kiếm được ít hơn nhiều so với những khoản tiền họ cần phải trả: trả lương cho nhân viên, trả phí bảo trì máy chủ… tất cả đều cần một khoản phí cao. Nhưng họ vẫn kiên trì, nỗ lực làm việc và không chịu bỏ cuộc.
Cho đến năm 2000, nền kinh tế bong bóng Internet bùng nổ. Tencent rơi vào thời kỳ ngàn cân treo sợi tóc, lúc đó Mã Hóa Đằng sẵn sàng bán QQ, nhưng mức giá mà các công ty lớn đưa ra không được như ý. Vì vậy, Mã Hóa Đằng đã chọn ở lại với QQ. Nhưng muốn tiếp tục, ông phải kiếm được tiền càng sớm càng tốt.
Thế là, ông đã tìm đến nhiều thương nhân lớn trong nước lúc bấy giờ, chẳng hạn như Lý Ngạn Hoành của Baidu và Chu Hồng Y của 360. Thế nhưng khi đó, họ đều coi thường QQ thuộc Tencent của Mã Hóa Đằng.
Để có thể giúp Tencent trụ vững đến ngày hôm nay, Mã Hóa Đằng đã phải trải qua biết bao nhiêu thử thách, suýt mất cả công ty. Ảnh: Toutiao
Thật ra không mấy ai biết thời điểm đó Tencent đã thê thảm đến thế nào. Sự phân biệt đối xử về học vị trong ngành Internet rất gay gắt, một người tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến như Mã Hóa Đằng thực sự rất giỏi rồi.
Nhưng nếu so với Chu Hồng Y – người tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính tại Đại học Giao thông Tây An, hay Lý Ngạn Hoành – người tốt nghiệp Thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Bang New York tại Buffalo, Mỹ… Thì một người tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến như Mã Hóa Đằng đúng là có khoảng cách khá lớn về học vị. Họ không muốn mua lại QQ vì họ không hiểu “những lợi ích to lớn đằng sau QQ” mà Mã Hóa Đằng mô tả.
Nhưng nỗ lực đã được đền đáp, cuối cùng Mã Hóa Đằng đã tìm thấy Yingke Digital và IDG, và họ đã mang về cho Tencent 2,2 triệu USD. Kể từ đó, Tencent đã thực sự bắt đầu xây dựng thế giới của riêng mình.
Năm 2004, Tencent QQ có 119 triệu người dùng hàng ngày, khiến trò chơi QQ trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người. Bên cạnh đó, ông còn sáng tạo ra chương trình QQ để thiết kế hình ảnh và quần áo cho nhân vật phản diện QQ, điều này thu hút một lượng lớn người dùng và công ty kiếm được rất nhiều tiền. Cùng năm đó, Tencent chính thức lên sàn niêm yết.
Đúng như tên gọi “Tencent”, công ty của ông chính là “bước nhảy vọt của thời đại thông tin”. Để Tencent có thể trụ vững đến hiện tại, Mã Hóa Đằng có thể trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong nhiều năm, thành công của ông chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà có.
Trước hết, Mã Hóa Đằng có một cái đầu vô cùng sáng suốt
Ông nhận thức được tiềm năng to lớn của ngành truyền thông Internet nên đã ngay lập tức thành lập nhóm riêng khi có cơ hội khởi nghiệp. Việc thành lập Tencent cũng là là một cơ hội để phát hiện ra tài năng của những người xung quanh ông. Bên cạnh đó, ông còn có nhận thức nhạy bén về thị trường và con mắt nhìn người rất tốt. Một người như vậy thì làm sao có thể không thành công?
Thứ hai, ông là một người rất tận tâm
Mã Hóa Đằng đã làm việc trong ngành Internet kể từ khi ông bắt đầu chọn chuyên ngành của mình trong trường đại học. Sáu năm làm nghề theo chuyên ngành, thậm chí công việc tay trái mà ông chọn cũng liên quan đến Internet.
Ông là một người cực kỳ tận tâm và không có ý định từ bỏ nếu chưa tạo ra một thành tựu nhất định trong lĩnh vực và nghề nghiệp của mình. Đây là điều mà tất cả chúng ta nên học hỏi. Mỗi chúng ta không nên thay đổi công việc hoặc chuyển nghề một cách ngẫu hứng , hãy suy nghĩ rõ ràng xem mình cần gì rồi mới chọn một công việc phù hợp.
Âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết mình và chạm đến vinh quang là phong cách làm việc đặc trưng của tỷ phú họ Mã.
Cuối cùng, Mã Hóa Đằng luôn mang trong mình “cảm giác khủng hoảng” vô cùng mạnh mẽ
Vào năm 2011, Tencent đã tạo ra WeChat – ứng dụng giao tiếp đầu tiên chủ yếu chạy trên điện thoại di động. Cho đến ngày nay, WeChat vẫn là phần mềm liên lạc di động được sử dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc. Thế tại sao WeChat lại xuất hiện? Điều này xuất phát từ “cảm giác khủng hoảng” của Mã Hóa Đằng.
Ông biết rằng nếu một công ty không thay đổi, nó sẽ bị lu mờ bởi thời gian. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng như hiện nay, nếu bạn muốn tiến xa hơn, bạn phải luôn mang trong mình “cảm giác khủng hoảng”, tỷ phú cũng không ngoại lệ.
03- Lời kết
Mã Hóa Đằng vẫn chưa hết thời, chúng ta cứ trông chờ xem trong tương lai ông và Tencent sẽ đem lại gì cho nền Internet.
Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ Mã Hóa Đằng. Bất kể thế giới đánh giá ông như thế nào, ai cũng công nhận rằng ông là một doanh nhân có trình độ.trình độ và kỹ thuật cao.