Truy tố Nguyễn Thị Thùy Linh – Tổng Giám đốc Công ty Bình An và những sai phạm nhiều năm qua

Truy tố Nguyễn Thị Thùy Linh – Tổng Giám đốc Công ty Bình An và những sai phạm nhiều năm qua

Mới đây, VKSND thành phố Hà Nội đã truy tố Tổng Giám đốc Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Bình An (Công ty Bình An), vậy những sai phạm của công ty này là gì?

17/02/2022 06:44

Những sai phạm nghiêm trong của Công ty Bình An nhiều năm qua

Như đã thông tin, tháng 3/2020 Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng đã làm nhiều kỳ về những sai phạm nghiêm trọng của Công ty Bình An. Đặc biệt phải kể đến sản phẩm Viên đặt phụ khoa Kim Ngân Hoa và iêt đặt phụ khoa Hoa Hồng vừa dùng để đặt âm đạo, vừa dùng uống để điều trị phụ khoa (theo giới thiệu, quảng cáo của bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Tổng Giám đốc Công ty Bình An).

truy to nguyen thi thuy linh tong giam doc cong ty binh an

Một trong số các sản phẩm thực phẩm chức năng do Công ty Bình An sản xuất không phép, được bà Nguyễn Thị Thùy Linh trực tiếp thực hiện clip tư vấn vừa dùng đặt âm đạo vừa dùng uống được đăng tải trên trang facebook cá nhân của bà Linh trước đó.

Trao đổi với PV lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết “đã là TPCN thì chỉ dùng bằng đường uống và không thể dùng đặt vào âm đạo để điều trị viêm nhiễm phụ khoa, làm hồng âm đạo được, Cục không cấp phép cho sản phẩm như vậy đưa ra thị trường”. Thế nhưng đối với sản phẩm Viên đặt phụ khoa Hoa Hồng và Viên nén phụ khoa Kim Ngân Hoa do Công ty Bình An sản xuất và phân phối lại có thể có được đa công dụng như vậy qua lời quảng cáo của Công ty này.

Sản phẩm Viên đặt phụ khoa Kim Ngân Hoa và Viên đặt phụ khoa Hoa Hồng xuất hiện trên mạng với hình ảnh Giám đốc và hệ thống kinh doanh của Công ty Bình An tư vấn dùng uống và đặt âm đạo để điều trị bệnh phụ khoa.

Hay sản phẩm không phép như Viên giảm béo Super Slim x2 tiêu mỡ – thải độc vẫn được bán tràn lan trên mạng xã hội, Facebook bất chấp việc có được cấp phép hay không của cơ quan chức năng.

Empty

Không chỉ vậy, Công ty Bình An còn ngang nhiên sản xuất và đưa ra thị trường số lượng lớn sản phẩm TPBVSK Mầm đậu nành Linh spa không phép, trong khi cơ sở sản xuất Công ty Bình An “không được cấp chứng nhận cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK đạt chuẩn GMP” đây là lời khẳng định của Cục An toàn thực phẩm tại thời điểm Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng thực hiện tuyến đề tài trên.

Quy định là thế, siết chặt là vậy, thế nhưng trên thị trường, Facebook, tại các website bán hàng của Công ty Bình An vẫn ngang nhiên bán tràn làn các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm cung cấp nhiều nhãn hàng cho các đơn vị phân phối, Công ty Bình An đã sản xuất rất nhiều TPCN, TPBVSK ra thị trường phớt lờ tất cả các quy định, bỏ qua pháp luật để “tung hoành”.

Cùng thời điểm đó, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh của Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng về những hành vi vi phạm nghiêm trọng, đang diễn ra tại Công ty Bình An, Cục An toàn thực phẩm sẽ chỉ đạo lập đoàn thanh tra kết hợp liên ngành, vào cuộc thanh kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty này, và sẽ xử lý thật nặng đối với các hành vi vi phạm của Công ty Bình An.

Được biết, đối với hành vi vi phạm của Công ty Bình An mà Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng đã phản ánh, Cục Quản lý thị trường cũng sẽ vào cuộc điều tra, rà soát và xử lý theo quy định của Pháp luật đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đang kinh doanh, phân phối các sản phẩm vi phạm quy định do Công ty Bình An sản xuất.

Truy tố Tổng Giám đốc Công ty Bình An tội sản xuất hàng giả

Theo cáo trạng, ngày 11/8/2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an thành phố Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tại khu vực quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phát hiện Đào Xuân Dương (sinh năm 1999, trú tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) và Phan Thị Thu Hường (sinh năm 1994, trú tại Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang kiểm đếm hàng hóa có biểu hiện nghi vấn.

Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 606 hộp thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng nhãn hiệu ALIPAS pro, trên bao bì ghi: Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất dịch vụ và thương mại Bình An (Công ty Bình An). Số hàng hóa này không có hóa đơn, chứng từ. Cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất và 2 kho chứa hàng hóa của Công ty Bình An, tại địa chỉ xã Cam Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội), phát hiện và thu giữ gần 6.000 hộp thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng ALIPAS pro. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận: Sản phẩm thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng ALIPAS pro của Công ty Bình An là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ALIPAS đang được bảo hộ cho Công ty cổ phẩn dược phẩm ECO.

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng xác định, mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, biết thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thực phẩm ALIPAS do nước ngoài sản xuất có tác dụng hỗ trợ chức năng sinh lý cho nam giới bán chạy trên thị trường, tháng 5/2020, Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Thùy Linh đã thống nhất bàn bạc cùng làm giả sản phẩm ALIPAS của Công ty cổ phần dược phẩm ECO, lấy tên là ALIPAS pro do Công ty Bình An sản xuất để bán lại kiếm lời. Trong vụ án này, Tiến và Linh bàn bạc, phân công Tiến chịu trách nhiệm thiết kế maket mẫu vỏ hộp, bao bì, nhãn mác sản phẩm với cách đọc, kiểu dáng chữ giống với sản phẩm ALIPAS, có biểu tượng cờ nước Mỹ, có số điện thoại tổng đài của nước Mỹ trên vỏ hộp. Về thành phẩm, hàm lượng, Tiến sử dụng mã vạch ghi trên vỏ hộp dựa trên mẫu sản phẩm MENX PLUS của Công ty Bình An. Tiến mua nguyên liệu sản phẩm và chuyển đến cho Linh đóng thành phẩm. Còn Linh chịu trách nhiệm đặt in vỏ hộp mang tên Công ty Bình An là đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm, đóng viên nang, đóng lọ, đóng hộp thành phẩm, chịu trách nhiệm về hồ sơ tự công bố sản phẩm và chuyển lại cho Tiến tiêu thụ.

Cơ quan điều tra đã thu giữ được hơn 6.550 sản phẩm nhãn hiệu ALIPAS pro, giá tương đương giá trị sản phẩm ALIPAS hàng chính hãng là hơn 4,5 tỷ đồng.

Cơ quan công an xác định, Đào Xuân Dương, Phan Thị Thu Hường là người đặt mua 606 sản phẩm ALIPAS pro của Tiến. Do Dương và Hường không biết đó là sản phẩm giả, nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự đối với Dương và Hường.

Thu Hằng (tổng hợp)

Rate this post