Trí Huệ là gì? Hiểu sao cho đúng về Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ | Việt Nam 24h
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều khái niệm mà chúng ta chưa biết hết, đặc biệt là những khái niệm liên quan đến Phật Giáo. Nếu bạn quan tâm đến đạo Phật, liệu bạn đã từng nghe nói đến Trí Huệ hay chưa? Theo bạn hiểu Trí Huệ là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, VN24h.info sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Trí Huệ. Nắm rõ hơn về sự khác nhau giữa Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ trong đời sống thường ngày…
Trí Huệ là gì?
Khi mới nghe lần đầu, người cho rằng Trí Huệ cũng gần giống với trí tuệ, sự thông minh. Tuy nhiên, khi phân tích rõ ràng bạn sẽ nhận thấy thông minh chỉ là năng lực của con người. Trong khi đó, Trí Huệ lại là một cảnh giới khác của tâm hồn. Vì thế, có thể nói thông minh và Trí Huệ là 2 phạm trù khác biệt, không liên quan gì đến nhau.
Trí Huệ là gì? Trí Huệ chính là sự phát triển cao cấp nhất trong việc gia tăng sự định tâm và chế ngự tâm trí, cảm xúc của mỗi người. Hay nói cách khác, Trí Huệ chính là sự nổi bật cho những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của mỗi con người. Trí Huệ không tự có từ khi sinh ra, mà do tích lũy, hấp thu và giác ngộ qua nhiều kiếp. Trí huệ liên quan đến tiềm thức và là một trạng thái của tâm thức.
Vì thế, tập tu luyện Trí Huệ cũng đồng nghĩa với việc phát triển tâm thức. Nhờ quá trình rèn luyện, tu dưỡng trí huệ mà có thể gia tăng tính định tâm, khai mở tiềm thức của con người. Mặc dù Trí Huệ có liên quan trực tiếp đến tính sáng tạo nhưng sẽ không có “con đường tắt’ nào giúp nhảy vọt từ Trí Huệ đến chân lý. Vì cơ bản, con đường này kéo dài nhiều kiếp sống.
Hiểu sao cho đúng về Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ
Bên cạnh Trí Huệ, một số những khái niệm nổi bật thường được nhắc đến trong Phật Giáo còn có Bát Nhã, Tri Thức. Nếu hiểu về căn nguyên cơ bản, con người rất dễ nhầm lẫn giữa 3 trạng thái này. Vậy hiểu về Bát Nhã, Tri Thức và Trí Huệ sao cho đúng?
-
Bát Nhã là gì?
Bát Nhã được hiểu với một tầng nghĩa bao quát rộng lớn đó là “trí tuệ Phật”. Bát Nhã hay nói cách khác chính là để chỉ sự uyên thâm bác học, sâu rộng triết lý trong tâm. Khi nói đến Bát Nhã là nói đến trí tuệ Phật.
-
Tri Thức là gì?
Tri Thức được hiểu đơn giản là những gì tích lũy được từ sách vở, qua đào tạo trường lớp. Muốn có được Tri Thức chuẩn mực thì cần phải có đầy đủ thời gian và điều kiện học tập thì mới có thể tích lũy được. Tri Thức cũng có thể hiểu là kiến thức, trình độ trải dài từ tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư…
Trí Tuệ hoàn hoàn là một phạm trù độc lập với Tri Thức. Người có Tri Thức chưa hẳn đã có trí tuệ và ngược lại. Tuy nhiên 2 khái niệm này có thể bổ sung cho nhau. Người có Trí Tuệ sẽ biết cách vận dụng tri thức vào cuộc sống, chuyển hóa bản thân để phục vụ chính nhu cầu của mình và cộng đồng. Trí tuệ là điều cơ bản nhất để tạo ra một con người hoàn thiện, trí tuệ gồm 3 thuộc tính đó là: sáng tạo, vận động và chủ quan.
Trong khi đó, tính sáng tạo không nằm trong Tri Thức, mà chủ yếu là tính Logic. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn giữa Tri Thức và Trí Tuệ.
Nói chung lại, tri thức là học thức, bằng cấp hiện hữu mà con người có. Người có tri thức được xem là thông minh vì có vốn hiểu biết sâu rộng.
-
Trí Huệ
Trí Huệ là gì? Nếu như Bát Nhã là trí tuệ Phật, tri thức là sự hiểu biết những vấn đề trong cuộc sống, xã hội. Trí Huệ lại chính là sự thể hiện những phần tốt đẹp bên trong con người mình thông qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện. Trí huệ xuất hiện khi con người đã thấu hiểu mọi đạo lý, thực sự biết cái gì nên nắm giữ, điều gì nên buông bỏ, tránh xa ham muốn, loại bỏ tính đố kỵ ganh ghét, giận hờn, tham sân si. Sống vô tư, vô lo và sống không chỉ vì lợi ích của bản thân mình.
Bài viết trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Trí Huệ là gì? Sự khác nhau giữa Bát Nhã, Trí Huệ và Tri Thức. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về những khái niệm được Phật Giáo quan tâm qua bài viết vừa chia sẻ. Xin cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của các bạn!
Đánh giá