Trang thơ Trần Thánh Tông – 陳聖宗, Trần Hoảng, 陳晃 (19 bài thơ)
Trần Thánh Tông 陳聖宗, Trần Hoảng, 陳晃
Thơ » Việt Nam » Trần
Trần Thánh Tông 陳聖宗 (1240-1290) tên thật là Trần Hoảng 陳晃, là con trưởng Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tý, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (13-10-1240), lên ngôi tháng Hai năm Mậu Ngọ (1258), mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần (3-6-1290).
Trong 21 năm ở ngôi, Thánh Tông đã biết sử dụng nhân tài, chăm lo việc nước.Ông đã thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng không kém phần kiên quyết để đối phó với mưu đồ xâm lược của nhà Nguyên. Khi không tránh khỏi chiến tranh, ông đã có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tinh thần yêu nước, “sát Thát” của toàn dân. Cùng với con là Trần Nhân Tông, ông trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba, góp phần không nhỏ vào các chiến thắng lịch sử năm 1285 và 1288, bẻ gãy ý đồ xâm lược của kẻ thù. Sau đó, ông về ở Bắc cung rồi đi tu, chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và viết sách.
Thánh Tông là người yêu thích và giỏi thơ văn. Thơ ông giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước, về dân tộc của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên. Đây là thử nghiệm đầu tiên, mở đầu cho những cuộc cách tân trong thơ ca Việt Nam.
Tác phẩm: theo Đại Việt sử ký toàn thư và Thánh đăng ngữ lục, Trần Hoảng có soạn các tập: Di hậu lục, Cơ cầu lục, Thiền tông liễu ngộ ca, Phóng ngưu, Chỉ giá minh. Những tác phẩm trên đều đã thất lạc, hiện chỉ còn 7 bài thơ.
Trần Thánh Tông 陳聖宗 (1240-1290) tên thật là Trần Hoảng 陳晃, là con trưởng Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tý, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (13-10-1240), lên ngôi tháng Hai năm Mậu Ngọ (1258), mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần (3-6-1290).
Trong 21 năm ở ngôi, Thánh Tông đã biết sử dụng nhân tài, chăm lo việc nước.Ông đã thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng không kém phần kiên quyết để đối phó với mưu đồ xâm lược của nhà Nguyên. Khi không tránh khỏi chiến tranh, ông đã có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tinh thần yêu nước, “sát Thát” của toàn dân. Cùng với con là Trần Nhân Tông, ông trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba, góp phần không nhỏ vào các chiến thắng lịch sử năm 1285 và 1288, bẻ gãy…