Trang thơ Lý Nhân Tông – 李仁宗, Lý Càn Đức, 李乾德 (6 bài thơ)

Lý Nhân Tông 李仁宗, Lý Càn Đức, 李乾德

Thơ » Việt Nam »

Lý Nhân Tông 李仁宗 (1066-1127) tên thật là Lý Càn Đức 李乾德, là con trưởng Lý Thánh Tông và phu nhân Ỷ Lan, sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất (tức ngày 23 tháng Hai năm 1066). Lên ngôi từ năm 7 tuổi, làm vua 56 năm. Mất tháng Mười hai năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ thứ nhất (từ 4 tháng Giêng đến 31 tháng Giêng năm 1127).

Ông là một vị vua kiệm ước, nhân ái và có tài, từng được Lê Quý Đôn (trong Toàn Việt thi lục) khen: “xứng đáng là vị anh quân đời Lý”. Được các bề tôi giỏi hết lòng giúp đỡ và nhân dân ủng hộ, triều đại ông đã có những chiến công lừng lẫy, mấy lần đánh nam dẹp bắc thắng lợi, đạp tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Về nội trị, ông rất quan tâm đến công việc nhà nông, thường đi xem dân gặt hái, xuống chiếu cấm giết trâu… Đặc biệt, qua những việc mở khoa thi tam trường, lập Quốc tử giám, tổ chức thi để chọn văn thần… có thể nói ông đã đặt nền móng cho sự phát triển chính quy của Nho giáo ở Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp vào việc xây dựng văn hoá nước nhà.

Tác phẩm: hiện còn 3 bài thơ, 4 bài chiếu và một vài bức thư. Ngoài ra trong Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ còn nói ông có bài hịch kể tội Vương An Thạch, nhưng có lẽ đó là bài Lộ bố văn của Lý Thường Kiệt, Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép: trong tiệc yến ban cho các quan ở chùa Lãm Sơn, ông đã làm hai bài thơ Lãm Sơn dạ yến, song hiện chưa tìm thấy.

Lý Nhân Tông 李仁宗 (1066-1127) tên thật là Lý Càn Đức 李乾德, là con trưởng Lý Thánh Tông và phu nhân Ỷ Lan, sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất (tức ngày 23 tháng Hai năm 1066). Lên ngôi từ năm 7 tuổi, làm vua 56 năm. Mất tháng Mười hai năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ thứ nhất (từ 4 tháng Giêng đến 31 tháng Giêng năm 1127).

Ông là một vị vua kiệm ước, nhân ái và có tài, từng được Lê Quý Đôn (trong Toàn Việt thi lục) khen: “xứng đáng là vị anh quân đời Lý”. Được các bề tôi giỏi hết lòng giúp đỡ và nhân dân ủng hộ, triều đại ông đã có những chiến công lừng lẫy, mấy lần đánh nam dẹp bắc thắng lợi, đạp tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Về nội trị, ông rất quan tâm đến công việc nhà nông, thường đi xem dân gặt hái, xuống chiếu cấm giết…

 

 

 

Rate this post