Trần Ngọc Thêm – EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Trần Ngọc Thêm là giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành ngữ văn, nhà văn hóa học của Việt Nam. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Ngành Ngôn ngữ học, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Việt Nam.

Tiểu sử và sự nghiệp

[

sửa

]

Trần Ngọc Thêm sinh ngày 20 tháng 1 năm 1951 tại xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông 10 năm tại Cẩm Khê, Phú Thọ (1958-1968), ông thi đậu và trở thành sinh viên khoa dự bị đại học tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Minsk (Liên Xô, nay thuộc Bielorussia). Sau khi học 2 năm tại đây, ông tham gia học tiếp 5 năm ngành Ngôn ngữ học và Toán học tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (Liên Xô, nay là Sankt-Peterburg, Nga) từ năm 1969 đến năm 1974.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông trở về Việt Nam, làm giảng viên khoa ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1975-1984).

Năm 1984 ông quay lại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrad, Liên Xô làm nghiên cứu sinh ngành ngữ văn. Cuối năm 1987 ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ ngữ văn tại đây. Sau khi được Hội đồng học vị tối cao Liên Xô (BAK CCCP) cho phép đặc cách bảo vệ lại để lấy bằng Tiến sĩ khoa học, ông đã bảo vệ lại và thành công luận án Tiến sĩ khoa học vào cuối năm 1988.

Năm 1989 ông trở lại Việt Nam, tiếp tục công tác tại Khoa ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đến năm 1992. Năm 1991 ông được Hội đồng Chức danh Nhà nước Việt Nam phong học hàm Phó giáo sư.

Năm 1992, sau 17 năm công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông vào Nam, công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, làm Trưởng Bộ môn châu Á học tại đây. Từ 1995-1998 ông Kiêm nhiệm Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông phương tại Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT).

Tháng 1 năm 1999 ông được bổ nhiệm làm Phó Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (trường được tách từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996) rồi làm Trưởng Khoa Đông phương học từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003. Tháng 4 năm 2002 ông kiêm nhiệm vị trí Trưởng Bộ môn Văn hóa học, sau đó là Trưởng Khoa Văn hóa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 năm 2008. Ông đảm nhiệm vị trí này đến tháng 2 năm 2011.

Tháng 11 năm 1999 Trần Ngọc Thêm được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga. Sau đó là Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Quốc tế học Hàn Quốc (Hankuk University of Foreign Studies – HUFS, Seoul, Korea) từ 2000-2001. Ông được Hội đồng Chức danh Nhà nước Việt Nam phong hàm Giáo sư tháng 11-2002.

Từ tháng 7-2011, Trần Ngọc Thêm là Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, ông được bầu làm Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

Ngoài ra ông còn đảm nhiệm các công việc:

  • Chủ tịch Hội đồng Ngữ học và Việt học thuộc Hội đồng liên ngành ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1989-1995).
  • Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam nhiệm kỳ I (1990-1995).
  • Uỷ viên Hội đồng biên tập tạp chí quốc tế liên ngành TEXT, Berlin, New York (1990-1999).
  • Thành viên Hội đồng biên tập tạp chí “Ngôn ngữ”
  • Nguyên Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
  • Nguyên Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Ngành Ngôn ngữ học

Phát ngôn

[

sửa

]

Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Quốc có thể nói đó là lịch sử của “chủ nghĩa thiên hạ”- sản phẩm của tổ tiên người Hán. Ngay đến một con người rất nhân văn như Khổng Tử, thì đồng thời cũng là một người ôm mộng “bình thiên hạ”. “Chủ nghĩa thiên hạ” của Trung Quốc không phải cái gì khác mà chính là “chủ nghĩa đế quốc”, chủ nghĩa bành trướng. Chính Tôn Trung Sơn trong những bài giảng về “Chủ nghĩa Tam dân” đã nói điều này: “Xét về mặt lịch sử, 400 triệu người Hán chúng ta từ con đường nào tới? Cũng là từ con đường chủ nghĩa đế quốc. Tổ tiên chúng ta trước đây thường dùng lực lượng chính trị để xâm lược các dân tộc nhược tiểu”[1]

Tác phẩm

[

sửa

]

  1. Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1985
  2. Sổ tay tiếng Việt cấp II, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1991
  3. Ngữ pháp văn bản, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1996
  4. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, năm 1996
  5. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997
  6. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998
  7. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999
  8. Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nhà xuất bản Văn nghệ, năm 2013/2014
  9. Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, năm 2016

Tham khảo

[

sửa

]

This article “Trần Ngọc Thêm” is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trần Ngọc Thêm. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

Rate this post