Trần Dụ Tông(1336 – 1369) – Nhân Vật Lịch Sử.

Thân thế và sự nghiệp của Trần Dụ Tông

Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần, là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Ông sinh năm 1336, tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm1341 đến 1369. Khi mới 4 tuổi, Trần Hạo đi chơi ở Hồ Tây, chẳng may bị té xuống nước suýt chết đuối, may nhờ thầy thuốc Trâu Canh dùng kim châm cứu sống. Nhưng cũng vì lần ấy, mà sau này hoàng tử Hạo bị chứng bệnh liệt dương, không người nối dõi tông đường.

Sau khi vua Hiến Tông mất mà không có con nối dõi, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông lập Trần Hạo lên làm vua hiệu là Dụ Tông. Những nǎm đầu những quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển nên dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn còn nề nếp. Nǎm 1358, Thượng Hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Vǎn An dâng “thất trảm sớ”, xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe nên bỏ quan về dạy học. Vua Dụ Tông ham chơi rượu chè khiến loạn nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trǎm bề. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thắng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.

Càng về cuối đời, Trần Dụ Tông càng sa vào ăn chơi quá độ. Ông cho đào ở vườn ngự trong hậu cung để xếp đá làm núi, nuôi nhiều thú lạ, chở nước mặn vào nuôi đồi mồi, cá biển, thậm chí còn thuê người châu Hóa chở cá sấu đến thả vào hồ để thưởng ngoạn. Năm 1364, vua uống rượu say quá rồi đi hóng gió, chơi trăng, lại lội xuống sông tắm, bị cảm nặng. Hai năm sau, vua đến chơi nhà một người tên là Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về, bị mất trộm cả ấn báu lẫn gươm báu.

Năm 1369, Trần Dụ Tông mất lúc 34 tuổi với tâm trạng u uất không có con nối dõi tông đường.

Rate this post