Top cung điện đẹp nhất trên thế giới
Các cung điện trên thế giới không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp, sự đồ sộ, lịch sử mà còn bởi các giá trị kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật mà nó chứa đựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa, nghệ thuật của các cung điện trên thế giới.
Top 7 cung điện đẹp nhất trên thế giới
- Cung điện Versailles, Pháp
- Cung điện Grand Palace, Thái Lan
- Tháp London, Anh
- Cung điện Topkapi, Thổ Nhĩ Kỳ
- Cung điện Buckingham, Anh
- Cung điện Mysore, Ấn Độ
- Cung điện Mùa Đông, Nga
1. Cung điện Versailles.
Versailles, Pháp.
Toàn cảnh Cung điện Versailles
Cung điện Versailles nằm ở thành phố Versailles, Pháp là một trong những câu trình vĩ đại nhất của chủ nghĩa tuyệt đối châu Âu và tinh hoa nghệ thuật Pháp do kiến trúc sư Louis Le Vau thiết thiết kế.
Theo ước tính, quần thể cung điện Versailes bao gồm: 700 phòng; 2500 cửa; 352 ống khói; 67 cầu thang; 483 gương. Diện tích lên tới 67000m2 gồm 800 ha công viên, 300 ha rừng và 2 khu vườn kiểu Pháp. Cung điện được coi như một bảo tàng nghệ thuật thu nhỏ với hơn 6000 bức tranh, 15000 bức tượng, 2000 tác phẩm điêu khắc.
Sảnh chính
Kiến trúc của cung điện tuân theo nguyên tắc chuẩn mực của chủ nghĩa tân cổ điển, nổi bật như: tính đối xứng công trình hay nét nghệ thuật Baroque Ý.
Phòng Gương (The Hall of Mirrors)
Phòng Gương là phòng lớn nhất của lâu đài và được dành cho Hoàng Hậu. Phòng có chiều dài 73m, một bên nhìn ra vườn, một bên được bao phủ bởi 17 tấm gương cực lớn. Chúng được mạ vàng lấp lánh và trang trí rất công phu.
Phòng Hoàng Hậu Trần cung điện lộng lẫy với những bức họa thần thánhMái vòm dát vàng tinh tế tới từng chi tiếtKiến trúc Baroque thể hiện qua từng chi tiết trong cung điện
Ngoài ra, còn có 55 hồ nước lớn nhỏ khác nhau, trong đó lớn nhất là Grand Canal, rộng 23 ha với dung tích 500.000 mét khối, còn phải kể tới 600 vòi phun nước và 35km kênh đào chạy quanh khu lâu đài này.
Phần công viên bao phủ diện tích 800 héc ta, trong đó có 300 héc ta rừng, 2 vườn cảnh kiểu Pháp (Petit Parc, 80 ha, và Trianon, 50 ha). Phần công viên này có 20 km hàng rào, 42 km đường mòn và 372 bức tượng
2. Cung điện Grand Palace.
Bangkok, Thái Lan.
Grand Palace – cung điện Hoàng gia Thái Lan được hòa trộn giữa lối kiến trúc cổ của Thái Lan kết hợp với phong cách phương Tây được du nhập vào khu vực châu Á. Cung điện là một quần thể kiến trúc cổ, với quy mô lớn, luôn nổi bật toả sáng lấp lánh ánh vàng cả một vùng đất được coi như ‘trái tim” của thành phố, nằm bên cạnh con sông Mi Nam tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Cung điện Grand Palace được chia thành bốn khu vực chính:
• Chùa Ngọc Phật – nơi thờ tượng Ngọc Phật được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất, có kích thước 48cm x 46cm, đặt trên bệ cao 2m. Người dân Thái Lan tin tưởng rằng bức tượng này được đặt ở đâu thì ở đó nhiều may mắn, mọi sự phát đạt.
Bức tượng Ngọc PhậtPhía bên trong chùa có khá nhiều tượng mang nét đặc trưng của người Thái
• Khu vực các tòa nhà được sử dụng làm văn phòng, cơ quan làm việc của chính phủ.
• Khu vực các tòa nhà được sử dụng là nơi ở của Vua, nơi diễn ra các nghi lễ đón tiếp quan khách chính phủ.
• Khu vực các tòa nhà được sử dụng là nơi ở cho vợ Vua (Hậu Cung).
Tháp Phra Sri Rattana có hình tựa như một ngọn núi, được dát bởi hàng triệu lá vàng cực kì đặc sắc. Đây là nơi để quản thi thể nhà vua khi qua đời, quanh tháp có những chú voi bảo vệ là một trong những linh vật của người Thái. Bên cạnh Phra Sri Rattana là thư viện Phra Mondop, nơi bảo quản những bộ kinh Phật quý.
Tháp Phra Sri Rattana
Xung quanh cung điện được trạm khắc hàng ngàn bức tượng, các chi tiết vô cùng tinh xảo biểu tượng cho nét tinh hoa văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của “xứ sở chùa Vàng” được lưu giữ qua hàng trăm năm.
Chi tiết mái cung điện Grand Palace Bức tường quanh cung điện được điêu khắc vô cùng tinh xảo
3. Tháp London.
London, Anh.
Tháp London là một trong những cung điện lộng lẫy nhất nước Anh
Tháp London là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng mang đậm dấu ấn với nét văn hóa đặc trưng của thời kỳ La Mã nằm bên bờ sông Thames phía đông London.
Toàn cảnh tháp London
Công trình kiến trúc này đã được khởi công xây dựng từ năm 1078. Tháp mang kiến trúc kiểu Normandie – với những viên đá hình vuông vô cùng rắn chắc, thể hiện được sự mộc mạc, giản đơn. Tháp London được xây hoàn toàn bằng vật liệu chính từ đá nhũ sắc.
Tháp Trắng
Tháp London ban đầu là một thành lũy được sử dụng để bảo vệ và che chắn cho thành. Cũng theo đó, Tháp Trắng cũng chính là kiến trúc độc đáo và quan trọng nhất trong thành lũy này.
Tháp gồm cung điện, pháo đài và nhà tù dành cho các tù nhân Hoàng gia có địa vị cao (Nữ hoàng Elizabeth I từng bị giam tại đây). Ngoài ra, tại đây còn có khu vực để hành hình và tra tấn, kho chứa vũ khí, xưởng đúc tiền,…
Tòa Tháp London được phủ bí mật với sắc đỏ hoa poppyTháp London đặc biệt với “dòng sông” hoa anh túc bằng gốm ngay dưới chân thápTháp được bao bọc bởi tường bao
4. Cung điện Topkapi.
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Topkapi nằm trên đỉnh một mỏm núi, được cây xanh bao bọc, nhìn ra eo biển Bosporous nối liền biển Đen và biển Marmara. Cung điện Topkapi được xây dựng tại trung tâm thành phố Istanbul từ năm 1466 đến năm 1478 theo lệnh của vua Mehmed II.
Cung điện Topkapi được thiết kế theo phong cách Ottoman bởi Mimar Sinan, Sarkis Balyan, Davut Aga, Acem Ali gồm 3 cổng chính: Cổng Hoàng gia, Cổng Chào và Cổng Hạnh phúc, 4 sân trong và khu Harem (nơi mẹ, vợ, và con của vua sống), Khu vườn Hoàng gia (còn được biết đến là Khu vườn Hoa hồng) và một vài khu vườn khác.
Điểm nổi bật của Cung điện Topkapi chính là những viên gạch và những món đồ trang trí. Chủ yếu chúng được sơn màu xanh lam, xanh lá cây, đỏ và đen, và có rất nhiều hoa tulip và cây lựu. Chúng rất khác với những viên gạch Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Cổng Hoàng gia
Sân đầu tiên, khi đi qua cổng chính của cung điện Topkapi Thổ Nhĩ Kỳ đi tiếp vào bên trong sẽ đến với tòa nhà chính là nơi hội họp và bàn việc chính sự, nó được đặt ngay quảng trường trung tâm. Bên cạnh còn có xưởng đúc tiền, đài tưởng niệm, sân vườn,…
Phòng tiếp kiến có mái hiên tráng lệ, kế bên lối vào là những panel ngói đặc biệt ở vùng Iznik và một vòi phun xinh xắn mang tên Syleyman. Bên trong, vách tường cũng như sàn nhà được phủ bằng lớp vải vàng khảm trân châu.
Sân thứ hai, đây chính là khu vực hậu cung với hàng trăm gian phòng và những khu vực khác. Có tháp đồng hồ lớn, khu vực bếp với những vật dụng bằng gốm sứ có nguồn gốc Trung Hoa, nhà tắm phong cách Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là nơi hoàng cung cất giữ vũ khí. Tại nơi này sẽ được ngắm nhìn những tác phẩm hội họa, thời trang,… có giá trị nghệ thuật cao được trưng bày.
Phòng của Harem
Phòng riêng của Murad III được trang trí bằng những viên gạch màu xanh và màu đỏ, là một trong những căn phòng đẹp nhất của Harem. Không chỉ vậy, nơi đây còn nổi bật với mái vòm cùng các hoa văn cổ điển, đài phun nước bằng đá cẩm thạch và những chiếc cổ gỗ độc đáo.
Sân thứ 3 là nơi hoàng đế vương triều Ottoman trong cung điện Topkapi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp khách quan trọng. Ở khu vực này là nơi vua cất giữ kho báu và bảo vật vô giá.
Sân cuối cùng sẽ dẫn bạn đến với nhà thờ Hồi giáo cổ kính, phòng nơi vua và đại thần bàn việc chính sự, tháp Gulhan. Xung quanh còn có sân vườn thoáng mát đặt hàng trăm bức tượng nghệ thuật và hồ bơi của hoàng gia.
Kiosk Baghdad
Kiosk Baghdad là kiosk lớn nhất có ngói gốm đẹp nhất và công trình khảm gỗ. Ở mỗi bên lò sưởi cao có mái che là thân cột có ốp ngói lấp lánh làm tiếng vang với thân cột có ốp ngói đầu cuối bên kia của dải đất bằng tạo bậc. Cũng có một ban công nhô hằn ra ngoài có bể nước, để vua Hồi nghỉ ngơi cạnh đó.
Họa tiết uốn vòm là nét đặc trưng trong thiết kế cung điện.Các chi tiết mái vòm vô cùng độc đáo đặc trưng của kiến trúc OttomanTháp công lý là tháp cao nhất trong cung điện nhìn ra eo biển Bosphorus
5. Cung điện Buckingham.
London, Anh.
Cổng chính Cung điện Buckingham
Cung điện Buckingham do công tước xứ Buckingham và Normanby xây dựng vào năm 1703. Kể từ năm 1837, dưới thời của Nữ hoàng Victoria, cung điện Buckingham chính thức trở thành cung điện Hoàng gia. Kiến trúc của cung điện Buckingham nước Anh tương đối đặc biệt. Cung điện được ba công viên bao bọc, trong đó có công viên nổi tiếng Hyde Park.
Một con đường dài gần nửa cây số đến thẳng hồ trung tâm trồng cây và hoa phủ kín. Phía Nam của hồ là khu vực nơi có những loài động vật hoang dã. Có tất cả 350 loại và cuộc sống của hầu hết các loài động vật, nhất là các loài chim.
Hồ trung tâm
Hồ trung tâm, một khu vực luôn yên tĩnh và đẹp nhất cung điện Buckingham. Chính vì sự sắp xếp và kết cấu độc đáo mà cung điện được ví như trái tim của thành phố London.
Cung điện được thiết kế bao gồm 775 căn phòng lớn nhỏ, trong đó có 19 phòng đón khách, 52 phòng ngủ cho các thành viên Hoàng gia và khách quý, 188 phòng ở dành cho nhân viên cung điện, 92 phòng làm việc cùng 78 phòng tắm hạng sang.
Nội thất bên trong cung điện được trang trí sa hoa, với kiến trúc Tân cổ điển sang trọng. Nhờ vậy nơi đây trở thành bối cảnh cho nhiều khoảnh khắc hoàng gia, là biểu tượng của nước Anh.
Cầu thang chính Grand Staircase
Ngay khi vào cung điện, du khách sẽ bắt gặp cầu thang lớn trải thảm đỏ dẫn tới phòng khánh tiết (State Rooms). Trên tường treo ảnh chân dung các thành viên trong gia đình hoàng gia
Phòng khánh tiết (State Room)
Cung điện được trang hoàng bởi những cột đèn nhấn bằng vàng và màu đỏ quyền lực. Nơi gặp gỡ và tiếp đãi của Hoàng gia ở phòng ngai vàng là phòng dẫn đến Ban công phía Đông.
Phòng tiệc (Ballroom)
Phòng tiệc tại cung điện Buckingham có chiều dài 37 m và rộng 18 m, đây là căn phòng có diện tích lớn nhất trong cung điện. Nó được dùng làm nơi tổ chức các lễ phong chức và tiệc tiếp đón mang tính chất ngoại giao của quốc gia.
Phòng tranh trắng (White Drawing Room)
Phòng tranh trắng là một trong những phòng quyến rũ nhất của Buckingham với rất nhiều chi tiết trang trí bằng vàng tinh xảo.
Trong Cung điện Buckingham, nhiều vật trang trí cực kỳ ấn tượng, trong đó có các đèn chùm pha lê lấp lánh, được treo trên trần nhà.
Cung điện Buckingham được chăm sóc tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất, nổi bật là những họa tiết trạm trổ mang phong cách hoàng gia, quý tốc. Ba màu chủ đạo dễ nhận thấy trong cùng một bức ảnh ở cung điện này là trắng – vàng – đỏ đặc trưng của hoàng gia.
Bow Drawing Room
Tại Cung điện Buckingham cũng không thể thiếu, phòng chuyên biểu diễn âm nhạc phục vụ hoàng gia có thiết kế có trần mái vòm đặc biệt cao. Nơi đây được sử dụng cho nghi thức rửa tội cho rất nhiều thành viên hoàng tộc.
Phòng tranh (Picture Gallery)
Phòng tranh trưng bày một số tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất trong Bộ sưu tập Hoàng gia xoay vòng, một số tác phẩm có từ thế kỷ 17.
Khu vườn trong trong Điện Buckingham rộng 39 mẫu Anh, có 30 loài chim, 150 cây trưởng thành và 322 loại hoa dại ở AnhToàn cảnh cung điện Buckingham nhìn từ trên caoCung điện Buckingham với biểu tượng là chú sư tử, một biểu tượng của quyền lực, sự lộng lẫy, dũng mãnh và sang trọng của cung điện Anh
6. Cung điện Mysore.
Mysore, Ấn Độ.
Cung điện Mysore là cung điện lớn nhất ở Ấn Độ, được tu sửa bởi kiến trúc sư người Anh Lord Henry Irwin. Kiến trúc của cung điện là sự lai tạo, thiết kế của nó là sự pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như Hồi giáo, Tân cổ điển và Gothic, tuy cầu kỳ nhưng không kém phần trang nhã.
Bên ngoài cung điện trang trí kiểu cổ điển với mái vòm cung hình lá và lối đi thiết kế tỉ mỉ là một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế Hồi giáo. Có rất nhiều mái vòm bằng đá cẩm thạch màu hồng đậm nhô ra ở các góc của cấu trúc cung điện.
Ngoài ra bên ngoài cung điện còn được làm phong phú với hai sảnh durbar, một số mái vòm, tán, cột và cửa sổ lồi. Xung quanh cung điện còn có một khu vườn xanh mướt trải dài.
Phần cao nhất của Mysore là một tòa tháp năm tầng cao khoảng 45m ở trung tâm của cung điện. Công trình này nhô lên từ phần còn lại của đường mái của cung điện giống như một ngọn tháp của một nhà thờ Gothic.
Tuy nhiên trên đỉnh của nó là một mái vòm lớn, một đặc điểm rất điển hình của các công trình kiến trúc theo phong cách Hồi giáo được mạ vàng bằng kim loại.
Cận cảnh lối vào phía trước với mái vòm của cung điện Mysore với tháp trung tâm
Công trình được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong cung điện là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Các khu vực được trang trí sang trọng với kính mày, gương, cửa gỗ trạm khắc.
Nội thất được thiết kế lộng lẫy với cửa chạm khắc, trần nhà bằng kính màu, gạch lát nền tráng men lấp lánh, đèn chùm Tiệp Khắc ngoạn mục và các tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả các phòng của cung điện đều sang trọng tuyệt đẹp và khá hấp dẫn.
Chiếc ngai vàng lộng lẫy của Maharaja tại Sảnh Diwan-i-Khas
Phía trên vòm trung tâm có tượng thần Gajalakshmi – nữ thần của cải với hai con voi. Ngoài ba lối vào, nằm ở ba phía đông, nam và tây, cung điện có một số đường hầm bí mật.
Tượng thần GajalakshmiCung điện Mysore được chiếu sáng suốt 2 tháng diễn ra lễ hội chứ không chỉ riêng dịp cuối tuần (Lễ hội Dasara Mysore).
7. Cung điện Mùa Đông.
Saint Petersburg, Nga.
Cung điện Mùa Đông được thiết kế bởi kiến trúc sư Bartolomeo Francesco Rastrelli xây dựng bên cạnh dòng sông Neva nổi tiếng tại thành phố Saint Petersburg. Cung điện Mùa Đông được đánh giá là một trong những kiến trúc vĩ đại nhất nước Nga.
Cung điện Mùa Đông được thiết kế theo phong cách nghệ thuật Baroque với màu ngọc bích. Vật liệu để xây dựng cung điện gồm 5 triệu viên gạch cung rất nhiều các loại đá quý như đá hoa cương cùng các loại đá khác được nhập khẩu từ Ý, Phần Lan.
Ba tầng chính của Cung điện Mùa Đông đặt trên một nền móng, các cửa sổ hình bán nguyệt bao quanh, tiếp đến là các tầng cửa sổ phía trên. Kích thước theo phương nằm ngang của cung điện được nhấn mạnh bằng một lớp xây đai chia 2 tầng trên với tầng thứ nhất. Bằng một mặt cắt phức tạp gồm khối đắp nổi trang trí hình bậc thang, phía trên là một lan can đỡ 176 lọ hoa trang trí và các bức tượng mang ý nghĩa đặc trưng.
Ngay nối vào của sảnh chính của Cung điện Mùa Đông ta cảm nhận rõ phong cách Baroque với sự sang trọng, quý phái của Hoàng gia Nga.
Toàn bộ cung điện có hơn 1000 phòng, 117 cầu thang, và 2000 cửa sổ, 1786 cửa lớn, gần 200 tác phẩm điêu khắc được trang trí trên lan can khắp các cung điện tạo lên sự nguy nga, tráng lệ.
Bên trong cung điện Mùa Đông mỗi m2 đều là một tác phẩm nghệ thuật, sàn nhà được lát bằng đá hoa cương rất quý với vẻ ngoài được giữ nguyên vẹn dù trải qua hàng trăm năm. Lan can của cầu trang, trần, tường, cửa sổ, cửa chính, tất cả đều được chăm chút và thiết kế tỉ mỉ bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ, mạ vàng lấp lánh, không một không gian nào giống không gian nào.
Pavlin- Chiếc đồng hồ Con Công từ thế kỷ 18
TỔNG HỢP/KIM HUE/DESIGNS.VN