Top 8 máy ảnh tốt nhất hiện nay

Bạn đang có nhu cầu tìm mua máy ảnh phục vụ cho sở thích hay công việc? Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết nên chọn máy nào chất lượng mà mức giá phải chăng? Top 8 máy ảnh tốt nhất hiện nay sẽ là gợi ý hữu ích khi giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định của mình hơn đấy!

Có bao nhiêu loại máy ảnh?

Hiện nay có 2 loại máy ảnh chính là máy ảnh cơ và máy ảnh số (hay còn biết đến là máy ảnh kỹ thuật số). Vậy:

Máy ảnh cơ là gì?

Máy ảnh cơ là loại máy ảnh chụp hình bằng phim âm bản. Khi mới ra đời, máy ảnh cơ còn rất thô sơ, chỉ in ra giấy những hình ảnh khá rời rạc. Phải qua vài khâu xử lý mới ra được chính xác nhân vật được chụp.

Tuy nhiên, máy ảnh cơ không còn phổ biến hiện nay vì sự lên ngôi của các dòng máy ảnh số hiện đại hơn rất nhiều.

Máy ảnh số là gì?

Máy ảnh số (máy ảnh kỹ thuật số) là loại máy ảnh điện tử hiện đại rất được ưa chuộng ngày nay. Thay vì sử dụng phim như máy ảnh cơ, máy ảnh số sử dụng cảm biến hình ảnh tích hợp luôn trong máy. Cảm biến có vai trò phản ứng đến ánh sáng thông qua việc gửi các tín hiệu điện. Ngay khi máy ảnh tiếp nhận sẽ xử lý thông tin này thành một chuỗi điểm ảnh hay chính là bức ảnh.

Những bức ảnh này được lưu giữ trên thẻ nhớ và có thể xem lại bất cứ lúc nào. Vì thiết kế đẹp, nhỏ gọn và trang bị nhiều tính năng hiện đại hơn nhiều so với máy ảnh cơ, nên máy ảnh số được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Máy ảnh số có các loại cơ bản như:

  • Máy ảnh compact nhỏ gọn: Thường có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Máy thường có đủ tính năng, phù hợp chụp ảnh đời thường, du lịch…Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh có phần hơi hạn chế, chụp thiếu sáng kém.
  • Máy ảnh compact cao cấp: Có kích thước lớn hơn loại trên nhưng cầm vẫn rất vừa tay. Thông số và các tính năng cũng được kiểm soát tốt hơn. Dải tiêu cự cũng dài hơn. Máy phù hợp chụp ảnh đời thường, du lịch…Chất lượng hình ảnh cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với máy ảnh compact nhỏ gọn vì cảm biến ảnh vẫn tương đối nhỏ.
  • Máy ảnh không gương lật: Khả năng hoán đổi ống kính linh hoạt, thiết kế đẹp, nhỏ gọn hơn DSLR. Có nhiều tính năng hiện đại, đặc biệt là kết nối được wifi. Màn hình cảm ứng khá nhạy. Phù hợp chụp ảnh đời thường, thậm chí có thể dùng để chụp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, máy có kiểu dáng khá cồng kềnh; tùy chỉnh khá phức tạp; không phù hợp chụp nơi ánh sáng yếu.
  • Máy ảnh DSLR: Kiểm soát các thông số và chức năng dễ dàng, cho chất lượng ảnh chụp sắc nét. Dễ dàng hoán đổi ống kính, có thể chụp ảnh đời thường và chụp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giá thành vẫn cao nhất trong tất cả các loại trên.

Kinh nghiệm chọn máy ảnh tốt với mức giá hợp lý

Để chọn được một chiếc máy ảnh tốt, giá hợp lý, bạn có thể dựa vào một số kinh nghiệm sau đây:

Dựa vào nhu cầu sử dụng và giá bán 

Nhu cầu sử dụng luôn là tiêu chí hàng đầu vì sẽ quyết định đến các tiêu chí còn lại. Mua theo phong trào nhưng nhu cầu sử dụng không nhiều sẽ dẫn đến lãng phí.

Do đó, hãy xác định nhu cầu bạn mua máy ảnh vì mục đích gì, cần những chức năng gì, ngân sách có bao nhiêu thì sẽ dễ chọn máy hơn. Cụ thể như sau:

  • Mua máy cho người mới tập chụp

Nếu chỉ dùng máy lưu giữ lại những niềm vui, khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè, gia đình, thỏa mãn thú vui của bản thân thì có thể những model đơn giản giá 2-3 triệu đồng như Canon Powershot A800, A810, A2300…là khá ổn rồi. Chất lượng ảnh chụp phong cảnh, chân dung, trong ngoài nhà…tương đối tốt.

  • Nhu cầu sử dụng chỉ tầm trung

Với nhu cầu sử dụng đơn giản như trên nhưng bạn muốn chất lượng ảnh chụp vẫn tốt ngay cả khi thiếu sáng thì có thể chọn dòng compact cao cấp. Giá dao động từ 3 cho đến dưới 10 triệu đồng.

  • Máy ảnh để chụp ảnh chuyên nghiệp

Nếu bạn là thợ chụp chuyên nghiệp, hoặc đang học để thành nhiếp ảnh gia thì lựa chọn máy ảnh DSLR. Đây là dòng cao cấp, xa xỉ và giá tương đối cao, dao động khoảng 10 đến 15 triệu trở lên.

Dựa vào kích thước

Kích thước và trọng lượng máy ảnh cũng rất quan trọng. Nhất là dòng DSLR thường sở hữu kích cỡ lớn và nặng hơn những loại máy ảnh còn lại. Bạn nên chọn model có kích không quá lớn hoặc quá nhỏ. Tốt nhất là vừa vặn khi cầm tay là được.

Dựa vào khẩu độ

Khẩu độ hay được hiểu là độ mở rộng của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì  lượng ánh sáng đi vào càng nhiều. Nhờ đó, ảnh chụp sẽ sắc nét hơn. Ngược lại, nếu khẩu độ quá nhỏ, hẹp, ánh sáng sẽ đi vào ít cho chất lượng ảnh mờ nhạt, không nét.

Một số khẩu độ cơ bản gồm f/1.4, f/1.8, f/2.8, f/3.2… cho đến f/16 hay f/22. Số càng lớn thì khẩu độ sẽ càng nhỏ.

Dựa vào độ phân giải

Trước kia, người ta thường so sánh chất lượng của máy ảnh này với máy ảnh khác dựa vào độ phân giải. Nhưng hiện tại thì độ phân giải không còn là yếu tố quan trọng. Do hầu hết các dòng máy ảnh hiện nay đều được trang bị độ phân giải trên 10MP. Tuy nhiên, trên góc độ nào đó, độ phân giải vẫn ảnh hưởng tương đối đến chất lượng của máy ảnh.

Dựa vào cảm biến ảnh và ống kính

Cảm biến ảnh và ống kính (hay lens) sẽ quyết định chất lượng bức ảnh chụp ra mà không cần quan tâm độ phân giải là bao nhiêu chấm. Ảnh sẽ không chê vào đâu được nếu cảm biến ảnh lớn đi cùng với lens chất lượng.

Lens ở đây đơn giản chính là con mắt máy ảnh, đây chính là cửa ngõ ra vào của các tia sáng. Có 2 loại lens phổ biến là Kit và Prime. Lens Kit cho chất lượng ảnh kém hơn so với lens Prime.

Về cảm biến có 2 loại cơ bản là CCD và CMOS. Trong đó,  cảm biến CMOS được sử rộng rãi hơn vì có chất lượng tương đương nhưng tiết kiệm pin hơn nhiều.

Dựa vào số “zoom quang”

Zoom quang là một hệ thống zoom dựa vào sự sắp đặt của các thấu kính quang học với các khoảng cách khác nhau để zoom. Hiểu dễ hơn là sự thay đổi tiêu cự của ống kính quang học.

Hầu hết máy ảnh trên thị trường hiện nay có chỉ số zoom quang dao động từ 4x-10x. Thấp nhất là 3x, còn cao nhất là 36x. Hệ số trước x chính là số lần phóng so với kích thước thật.

Dựa vào khả năng chống rung

Ảnh chụp khi di chuyển bằng chạy xe chẳng hạn sẽ làm chất lượng những bức ảnh không được nét, bị nhòe hay mờ đi. Tính năng chống rung sẽ giúp khắc phục nhược điểm này.

Ngoài ra khả năng chống rung của máy ảnh còn phát huy sức mạnh hơn khi được chụp trong những điều kiện khắc nghiệt là thiếu sáng. Có nhiều thuật ngữ nói về khả năng chống rung. Tuy nhiên, cơ bản có 2 loại chống rung phổ biến: chống rung dùng ống kính để di chuyển những thành phần nhỏ trong ống kính và chống rung trong máy để di chuyển cảm biến ảnh.

Dựa vào tốc độ bắt hình

Tốc độ bắt hình chính là khoảng thời gian tính từ khi màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến là bao nhiêu. Nhờ đó, giúp người chụp chụp và nắm bắt được những khoảnh khắc quan trọng, không phải là khả năng chụp được bao nhiêu tấm ảnh tối đa trong vòng 1 giây.

Tốc độ bắt hình ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng hình ảnh chụp được. Tốc  độ bắt quá chậm sẽ khiến ảnh dễ bị rung. Nhất là trong các điều kiện thiếu ánh sáng thì tốc độ bắt hình càng trở nên quan trọng.

Dựa vào các phụ kiện hỗ trợ

  • Ống kính: Ống kính thường đi kèm theo khi mua máy ảnh DSLR với loại ống kính lens kit phổ biến là EF-s 18-55 f3.5-5.6 II. Nếu đang giai đoạn mới học chụp hình thì có thể dùng tạm ống kính này. Còn nếu theo đường chuyên nghiệp cần  cân nhắc nâng cấp ống kính lên các loại cao cấp hơn.
  • Pin sạc phụ: Không quá cần thiết, chỉ dùng cho những người thường đi du lịch hay dã ngoại.
  • Kính lọc Filters: Giúp bảo vệ ống kính, và tạo ra những hiệu ứng trong quá trình chụp. Một số loại phổ biến là UV (Ultraviolet), MC (Multi Coating) hay Sky light.
  • Giá đỡ máy ảnh: Những ống tele có trọng lượng lớn thì đòi hỏi phải có giá đỡ phụ trợ. Vai trò giá đỡ giúp cố định máy ảnh để khi chụp ảnh hạn chế được hiện tượng bị rung và có thể hẹn giờ khi chụp. Tuy nhiên, mua khá tốn kém nên bạn hãy mua khi thật sự cần thiết thôi nhé.
  • Thẻ nhớ: Hầu hết khi mua các máy ảnh sẽ có kèm theo một chiếc thẻ nhớ tối thiểu là 2GB. Nếu bạn định chụp ảnh thường xuyên thì nên mua thêm chiếc thẻ nhớ nữa để dự phòng. Nếu không, bạn sẽ phải thường xuyên sao chép ảnh qua máy tính để giảm dung lượng cho thẻ nhớ.
  • Đèn flash: Thường dành cho những thợ chụp ảnh chuyên nghiệp. Người mới vào nghề không cần thiết mua.
  • Bao đựng máy: Sẽ hay được bán kèm theo khi mua máy để bảo vệ máy ảnh tốt hơn.

Chế độ bảo hành

Máy ảnh hay có chế độ bảo hành trung bình chỉ khoảng 2 năm. Một số dòng máy cao cấp hơn sẽ có thời gian bảo hành lâu hơn một chút có thể là 3-4 năm.

Top 8 máy ảnh tốt nhất hiện nay

Dưới đây là top 8 máy ảnh được đánh giá tốt nhất hiện nay. Bạn có thể xem và lựa chọn máy nào thích hợp nhất với mình.

1. Máy ảnh Sony

Máy ảnh SonyMáy ảnh Sony

Sony là một hãng công nghệ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Thương hiệu này gắn liền các sản phẩm điện tử như smartphone, tivi, máy tính…

Xét về máy ảnh, Sony không thể bì được với Canon hay Nikon về sự lâu đời và độ nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu bàn về chất lượng và công nghệ thì chưa nói trước được. Nhất là với dòng máy ảnh kỹ thuật số phân khúc tầm trung.

Máy ảnh Sony thường có thiết kế nhỏ gọn, nhất là những dòng du lịch, sang trọng và rất tinh tế. Máy được trang bị nhiều công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp, khả năng chống rung hiện đại.

Những model nổi bật nhất của Sony phải kể đến Sony DSC H300, Sony DSC H400,  Sony Alpha A5100, Sony Alpha A6000 được nhiều người ưa chuộng.

2. Máy ảnh Nikon

Máy ảnh NikonMáy ảnh Nikon

Nikon hay Nikon Corporation là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản. Đây là  công ty con thuộc tập đoàn công nghệ nổi tiếng Mitsubishi.

Nikon trước kia là hãng sản xuất máy ảnh cơ lớn nhất thế giới. Do máy ảnh kỹ thuật số ngày càng phát triển mạnh mẽ, Nikon dừng sản xuất máy cơ để chuyển sang sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, đặc biệt là máy DSLR.

Nikon đầu tư rất nhiều trong việc đổi mới và phát triển công nghệ. Thường xuyên cho ra đời những chiếc máy ảnh có công nghệ hiện đại. Đối với dòng phổ thông, lens Nikon thậm chí được đánh giá là ổn hơn so với Canon. Nhưng với dòng máy cao cấp thì lens Canon lại có sự vượt trội hơn rất nhiều. Về mẫu mã, chủng loại thì Nikon không sánh được với Canon, nhưng giá lại rẻ hơn một chút.

Một số model tiêu biểu của Nikon là Nikon DSLR D3300, Nikon DSLR D3300, Nikon DSLR D3400 hay Nikon D7000 Body…Thời gian bảo hành trung bình khoảng 2 năm.

3. Máy ảnh Canon

Máy ảnh CanonMáy ảnh Canon

Canon là một thương hiệu nổi tiếng trong sản xuất và phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực hình ảnh và quang học của Nhật Bản. Các sản phẩm của hãng từ máy ảnh, máy in màu, máy quay phim, máy chiếu, máy quét…đều được người tiêu dùng trên khắp thế giới ưa chuộng.

Sản phẩm máy ảnh của Canon luôn luôn được các nhiếp ảnh gia xem là lựa chọn hàng đầu. Máy ảnh của hãng thường có thiết kế siêu mỏng, chất lượng hình ảnh thường vượt trội so với những đối thủ khác.

Ưu điểm của máy ảnh Canon là đa dạng về mẫu mã chủng loại, mức giá rất phong phú giúp nên người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Một số model tiêu biểu của Canon phải kể đến Canon EOS 700D, Canon EOS 750D, Canon EOS 60D, Canon EOS 70D, Canon EOS M3, Canon EOS M5, Canon EOS M10 có mức giá rất ưu đãi và thời gian bảo hành khoảng 2 năm.

4. Máy ảnh Kodak

Máy ảnh KodakMáy ảnh Kodak

Kodak trong gần một thế kỷ, là biểu tượng cho những thứ tuyệt vời nhất của nước Mỹ, gần như chiếm lĩnh độc quyền về sản xuất máy ảnh, phụ kiện máy ảnh, các thiết bị và phần mềm để in kỹ thuật số. Kodak ra đời vào năm 1881, được xem là sớm nhất trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số.

Máy ảnh kỹ thuật số Kodak ngày càng gia tăng về số lượng cũng như các cải tiến về công nghệ.

Các dòng nổi bật của máy ảnh Kodak là dòng C và CX (Easyshare Point-and-Shoot Series), dòng Z và DX (High Zoom) và dòng Easyshare Pocket. Chiếc máy ảnh Kodak Professional DCS Pro SLR  lưu trữ được gần như 13.890.000 pixel, chưa có công ty nào là đối thủ cả.

5. Máy ảnh Panasonic

Máy ảnh PanasonicMáy ảnh Panasonic

Panasonic đã và đang chiếm được nhiều thiện cảm của những ai mê chụp ảnh. Máy ảnh Panasonic được cải tiến với những tính năng mới vượt trội, có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thợ chụp hình.

Một số model tiêu biểu: Panasonic Lumix G9, Panasonic Lumix GF10, Panasonic Lumix DC-S1H, Panasonic Lumix DC-S5

6. Máy ảnh Olympus

Máy ảnh OlympusMáy ảnh Olympus

Công ty Olympus chuyên sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh lớn của Nhật Bản thành lập vào năm 1919 tại Tokyo, Nhật Bản.

Máy ảnh Olympus có trang bị cảm biến Micro Four Thirds và hệ thống chống rung 5 trục. Máy thường được thiết kế theo xu hướng hoài cổ nhưng vẫn góc cạnh và cá tính. Vỏ máy được làm từ hợp kim chắc chắn, dùng được trong cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Các dòng nổi bật của Olympus phải kể đến FE, Mju, Mju Tough và SP.

7. Máy ảnh Pentax

Máy ảnh PentaxMáy ảnh Pentax

Tập đoàn Pentax là một công ty nổi tiếng của Nhật Bản chuyên sản xuất máy ảnh và thiết bị quang học thể thao.

Pentax trước đây chuyên sản xuất các dòng máy ảnh cơ. Nhưng để đáp ứng nhu cầu hiện đại, Pentax cũng dần theo kịp nhiều đối thủ khác khi cho ra đời những dòng máy ảnh kỹ thuật số, DSLR để cạnh tranh.

Các dòng máy ảnh của Pentax đã phần nào đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, máy ảnh Pentax giờ đây được biết đến nhiều hơn với vai trò mới là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối ống nhòm, máy quay phim và phụ kiện máy ảnh.

Một số model máy ảnh tương đối nổi tiếng của Pentax là Pentax K-1, Pentax K-3, Pentax K-5, Pentax K-50, Pentax K-70, Pentax 645Z có giá tương đối cao.

8. Máy ảnh Fujifilm

Máy ảnh FujifilmMáy ảnh Fujifilm

Fujifilm Holdings Corporation (hay gọi tắt là Fuji) – một công ty đa quốc gia của Nhật Bản rất nổi tiếng trong mảng sản xuất và phân phối các thiết bị nhiếp ảnh gồm máy ảnh, máy ảnh chụp lấy liền, máy in ảnh, máy quay phim X-ray.

Fujifilm không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao nhất. Dù máy ảnh Fujifilm hiện nay lấn sân sang kinh doanh ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng người tiêu dùng biết đến họ nhiều nhất vẫn là thông qua các sản phẩm máy ảnh.

Những model tiêu biểu của hãng là Fujifilm X-A3, Fujifilm X-A10, Fujifilm XT1 , Fujifilm X-T10, Fujifilm XT20 tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại.

Những chia sẻ về top 8 máy ảnh tốt nhất hiện nay và một số kiến thức hữu ích hy vọng sẽ giúp bạn biết thêm về các loại máy ảnh cũng như kinh nghiệm khi chọn mua máy ảnh phù hợp nhu cầu và điều kiện kinh tế.

Xem thêm: Top 8 máy ảnh cho người mới bắt đầu – 8 triệu nên mua máy ảnh gì?

5/5 – (107 bình chọn)

Rate this post