Top 10 vũ khí đáng sợ nhất Trung Hoa cổ đại
10. Vị trí thứ mười: Giản
Giản là một loại cây roi, không lưỡi, có bốn cạnh, dài 1,2 mét, thường được sử dụng một cặp, thuộc về binh khí ngắn, thuận lợi mã chiến. Giản rất nặng, không phải là người cao lớn lực lưỡng thì không thể sử dụng linh hoạt, lực sát thương rất lớn, dù cho mặc áo giáp cũng có thể bị đập chết. Về kỹ pháp thì gần giống với đao pháp và kiếm pháp. Giản được làm bằng đồng hoặc sắt, giống như cây roi cứng nhưng thân thẳng đầu nhọn.
Giản thường dùng với tư cách là vũ khí phụ trợ nhưng có thể đánh quân địch một đòn trí mạng, cho nên người Trung Quốc có câu “sát thủ giản”. Cao thủ sử dụng giản trong lịch sử có tướng quân Tần Quỳnh đầu nhà Đường và thuộc tướng Ngưu Cao của Nhạc Phi triều đại Nam Tống. Ngoài ra, còn có Bát Hiền Vương – Triệu Đức Phương cầm giản làm bằng vàng, trên đánh hôn quân, dưới đánh gian thần, rất uy phong.
9. Vị trí thứ chín: Tiên
Tiên không phải như dây thừng mềm mà là một loại binh khí dùng như côn sắt. Hình dạng của tiên giống như đốt tre làm bằng sắt thép, cho nên còn gọi là tiêm thép đốt tre. Tiên có uy lực cực lớn, thuộc về vũ khí hạng nặng, là vũ khí sinh ra để đối phó với áo giáp sắt, có thể một phát đánh nát tấm giáp bảo hộ giữa ngực. Tuy lực sát thương của giản lớn hơn nhiều so với tiên nhưng khả năng phá áo giáp không bằng tiên. Trong lịch sử Ngũ Tử Tư, nguyên soái Đại Đường Uất Trì Cung và gia tộc Hô Diên nhà Tống đều từng sử dụng tiên.
8. Vị trí thứ tám: Nỏ
Nỏ là một loại vũ khí dùng để bắn tên. Loại đơn giản là một cánh cung nằm ngang trên một cánh báng có rãnh. Tuy thời gian lắp tên vào lâu hơn so với cung tên nhưng tầm bắn xa hơn nhiều, lực sát thương cũng mạnh hơn, tỉ lệ chính xác rất cao, yêu cầu đối với người sử dụng cũng khá thấp, là một loại vũ khí sát thương uy lực cự ly xa. Tầm bắn của nỏ có thể đạt 600 mét, nỏ đặc biệt lớn có thể đạt tới 1000 mét.
Tương truyền Gia Cát Lượng phát minh ra liên nỏ Gia Cát, mỗi lần phóng ra 10 mũi tên, hỏa lực rất mạnh. Thử nghĩ, vạn tên cùng bắn xuống phía dưới, quân địch chỉ biết gào thét thảm thiết, chạy bán sống bán chết.
7. Vị trí thứ bảy: Rìu
Rìu không được sử dụng trong thực chiến trong thời gian dài, nó được sử dụng trong ba triều đại Hạ, Thương, Chu, trên chiến xa có mang vũ khí hạng nặng là búa rìu, cũng là binh khí của thiên tử, về sau vì quá cồng kềnh nên bị loại bỏ. Người cổ đại dùng búa khá nhiều, có lực sát thương rất mạnh, thuộc về binh khí hạng nặng.
Trung Quốc cổ đại đều có người sử dụng rìu, phải kể đến công thần khai quốc Đại Đường Trình Giảo Kim sử dụng búa rìu bánh xe, hảo hán Lương Sơn Bạc Lý Quỳ dùng đôi rìu, hay tiên phong Tác Siêu cũng sử dụng rìu, đều có thể phát huy uy lực cực lớn trong chiến tranh, người trên ngựa hay ở mặt đất đều có thể đại sát tứ phía.
6. Vị trí thứ sáu: Kích
Kích là sự kết hợp giữa mâu và mác hoặc là thương và đao. Nó có lực sát thương rất mạnh, chủ yếu phân thành 3 loại, một là “nhất lão thương kích” được sử dụng rộng rãi nhất nhưng bị đào thải đầu tiên, hai là “môn kích” xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ba là “phương thiên họa kích” được các võ tướng yêu thích nhất.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tình tiết “Tam anh đánh Lữ Bố” ai cũng thích, trong trận chiến này, Lữ Bố dùng phương thiên họa kích một mình đánh lại 3 anh em Lưu Bị. Tuy nhiên, bởi vì kích là một loại binh khí kết hợp cho nên chỉ xếp thứ sáu.
5. Vị trí thứ năm: Mác
Mác là một loại binh khí cong đầu, lưỡi ngang, làm bằng đồng hoặc sắt, trang bị cán dài, dùng kỹ thuật tấn công móc, đẩy, mổ, vung là chủ yếu. Tuy lực sát thương không mạnh nhưng thương có nhiều chủng loại, lưu hành phổ biến từ thời nhà Hạ đến Hán, cho đến Tùy Đường mới cơ bản biến mất.
4. Vị trí thứ tư: Mâu
Mâu thường được dùng trong chiến tranh cổ đại, là một loại vũ khí để đâm quân địch, cán dài, có lưỡi. Mâu dài nhất có thể đạt 4 mét, chủ yếu sử dụng với xe chiến. Mâu có nhiều chủng loại như giáo, lao, xà mâu, đâm mâu.
Người sử dụng mâu nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có Trương Phi – Trương Dực Đức, là một mãnh tướng sử dụng xà mâu dài trượng tám hết sức dũng mãnh.
3. Vị trí thứ ba: Thương
Thương là do mâu cải tiến mà thành, đầu thương nhẹ hơn so với mâu nhưng khả năng sát thương giống nhau, hơn nữa tính cơ động khi sử dụng trên ngựa của thương cao hơn.
Trong lịch sử, Dương gia danh tiếng hiển hách được tổ tiên truyền lại cách sử dụng thương, Dương gia thương của họ “thay đổi liên tục, biến hóa vô cùng, thiên hạ vô địch.”
2. Vị trí thứ hai: Kiếm
Kiếm thuộc về binh khí ngắn, được xem là “vua của binh khí”. Kiếm do kim loại chế tạo thành, dài mảnh, đầu nhọn, có chuôi cầm ngắn, hai bên có lưỡi. Kiếm đã có từ rất lâu trong lịch sử từ triều đại nhà Thương, sử dụng rộng rãi vào thời Đông Chu. Kiếm vào thời nhà Tần có thể dài đến 1,5 mét, vì vậy có khả năng sát thương rất lớn trên chiến xa. Về sau do đao thịnh hành, kiếm dần dần bị thay thế, trở thành binh khí của tướng quân hoặc là trang trí.
1. Vị trí thứ nhất: Đao
Đao có thể là binh khí ngắn hoặc dài. Lúc ban đầu đao có hình dạng gần giống rìu, có chuôi ngắn, vểnh lên, lưỡi dài. Đến thời Xuân thu chiến quốc, hình dạng đao có sự thay đổi lớn. Thời Lưỡng Hán, đao dần dần phát triển thành một trong những binh khí chủ chiến của bộ binh, đồng thời xuất hiện rất nhiều loại đao cán dài khác nhau.
Sử dụng đao nổi tiếng là Quan Vân Trường, chỉ dựa vào một “Thanh Long Yên Nguyệt Đao” tung hoành khắp trận mạc.
Có thể nói, mười loại vũ khí lợi hại này đã chứng kiến bao triều đại đổi thay, quần hùng tranh phong, cũng được lưu lại trong những trang sử chói lọi. Hiện nay, những vũ khí này chuyển thành những binh khí có thể sử dụng trong tập luyện võ thuật nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe.