Top 10 nhà sàn đẹp nhất việt nam – Các mẫu nhà sàn đẹp

Top 10 nhà sàn đẹp nhất việt nam – Các mẫu nhà sàn đẹp

Nhà sàn là gì?

Nhà sàn là ngôi nhà tách khỏi mặt đất, mặt nước, được chống bởi các cột gỗ hoặc cột bê tông. Kiểu nhà này phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, từ châu Âu, Tây Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nhà sàn xuất hiện nơi vùng đất cao, gần núi rừng như các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên. Khác với nhà bê tông, không cần làm móng nhà, chỉ làm từ những vật liệu đơn sơ nhà vẫn có kết cấu vững chãi. Nhiều đồng bào dân tộc sử dụng nhà sàn bởi nó phù hợp với điều kiện sinh sống của họ. 

Đặc điểm nhà sàn

Mỗi dân tộc sẽ có hình dáng nhà khác nhau, đặc điểm chung của nhà sàn thường có là:

  • Nhà có chiều cao từ 10m trở lên, khung nhà được làm từ khung gỗ được liên kết rất chắc chắn.

  • Mái nhà độ dốc lớn, có thể thiết kế dạng 2 mái, 3 mái hay 4 mái tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ.

  • Phần trụ thân nhà dựng từ 8 cột to, cột có thể làm bằng gỗ đại thụ hoặc bê tông cốt thép.

  • Cầu thang lên nhà làm bằng gỗ, được làm đơn giản, có nơi chú trọng trang trí phần tay vịn.

Kiến trúc nhà sàn

Thể hiện lên nét đặc trưng về văn hóa, nên kiến trúc nhà sàn của các dân tộc có nhiều điểm không giống nhau. Phần lớn, nhà sàn được xây dựng trên ý tưởng thiết kế của gia chủ, đòi hỏi thời gian hoàn thành khá lâu. Ngôi nhà này tốn tương đối nhiều công sức, vì thế luôn cần sự hỗ trợ từ các trai tráng khỏe trong bản, thôn, làng. 

Phần trang trí ngôi nhà phụ thuộc vào sự sáng tạo của người dân vùng cao. Có thể là điêu khắc, vẽ những hình ảnh thể hiện lên sự sùng bái thiên nhiên, mong muốn ấm no. Hoặc treo những đầu thú tượng trưng có sức mạnh, thu hút vượng khí đất trời.

Chức năng nhà sàn

Nhìn chung, nhà sàn là không gian ấm cúng của người dân tộc sinh hoạt thường ngày. Một số nơi, nhà sàn là nơi tổ chức các nghi thức lễ hội tâm linh của bản làng. Đây còn là nơi tụ họp, thông báo, trao đổi những sự kiện, việc hệ trọng cần có sự thống nhất của cả thôn làng.

Vật liệu sử dụng làm nhà sàn

Mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân những vật liệu xây dựng nhà sàn rất đỗi quen thuộc. Chủ yếu là từ gỗ, song, bương, vầu, mây, tre,… đây nhà những vật liệu sẵn có nơi ở, rất thuận tiện cho việc di chuyển và xây dựng.

Mẫu kiến trúc nhà sàn đẹp

Hiện này, nhà sàn được xây không đơn thuần chỉ là nơi ở che mưa che nắng nữa. Nhà sàn trở nên gần gũi với cả người dân đồng bằng hơn, được khéo léo sử dụng làm nhà hàng, homestay,… Đây được coi là một hình thức gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền bá văn hóa đẹp đến với du khách nước ngoài.

Nhà sàn Tây Nguyên

Nhà sàn Tây Nguyên là công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện ra những văn hóa đặc trưng của dân tộc thiểu số. Nét đẹp mộc mạc, thô sơ nhưng đầy kiên cố của nhà sàn Tây Nguyên được thể hiện ở điểm:

Kiến trúc nhà sàn ở Tây Nguyên

Do sống chung nhiều thế hệ, nhà sàn ở Tây Nguyên thường được chia từ 3 đến 7 gian. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, kích thước mỗi gian với chiều dài khoảng 3m, chiều rộng từ 5 – 6m. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của già làng, người có tay nghề và gia chủ.

Vật liệu làm nhà hoàn toàn từ gỗ, tre, nứa, tranh… và những cây cỏ có sẵn trong núi rừng. Những cột trụ nhà thường lấy nguyên cây thẳng, đường kính thân gỗ từ 35 – 40cm. Các cột, xà được đặt chồng lên nhau hoặc đẽo để ghép các đầu nối khít với nhau. Tạo nên khung nhà thành một thể thống nhất có kết cấu bền chắc, chống chọi được gió bão, thời tiết khắc nghiệt.

Cầu thang của nhà sàn Tây Nguyên gồm 7 bậc, được đẽo bằng tay trên nền gỗ đại thụ. Bên trái cầu thang sẽ được khắc thành hình bầu vú hoặc hình trăng khuyết, đây tượng trưng của sự sinh trưởng, nuôi dưỡng. Còn bên phải cầu thang, được chạm hình con rùa, thể hiện sự trường thọ vĩnh cửu. 

Không gian bên trong nhà, những cột, xà được điêu khắc thành các hình ảnh gần gũi, như con người, rừng núi, con thú. Những hình ảnh này thể hiện cho sự mong ước một cuộc sống đầy đủ, ấm no và vui vẻ.

Mẫu nhà sàn Tây Nguyên

Khi đến với vùng đất Tây Nguyên, du khách có thể được tham quan 3 kiểu mẫu nhà sàn. Đó là:

Nhà sàn kiên cố: Ngôi nhà được dựng bởi thân cây gỗ lớn to thẳng, sàn cao nhằm tránh thú dữ. Kiểu nhà này thường được xây bởi người dân tộc Ê đê, Jrai, Sê Đăng.

Nhà sàn bán kiên cố (nhà mu rùa): Khung nhà được dựng từ những cột gỗ loại vừa, tầm trung. Mái nhà được lợp cỏ tranh 2 bên theo hình ovan, hai đầu mái trưng thanh gỗ tượng trưng cặp sừng trâu. Sàn nhà này lợp bằng tấm ván lâu đời, cột trụ nhà thấp hơn so với nhà dạng kiên cố. Đồng bào dân tộc Jẻ, Ca Tu, Triêng, Hrê, Mnâm, Brâu, Ka Dong thường xây dựng kiểu nhà bán kiên cố.

Nhà sàn tạm bợ (nhà vòm): Nhà được xây dựng làm từ các thanh gỗ có đường kính chỉ bằng bắp tay, với mái nhà được lợp xuống sát đất. Những ngôi nhà thường xuất hiện ở bản làng người dân tộc M’nông, Stieng, Jẻ Triêng,…

Nhà sàn Tây Bắc

Vế cơ bản, các nhà sàn ở vùng Tây Bắc hay Tây Nguyên đều có nhiều điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, đặc điểm của nhà sàn Tây Bắc có chút khác biệt về vị trí, hướng nhà, cách sắp xếp các gian. 

Kiến trúc nhà ở Tây bắc

Nhà sàn vùng Tây Bắc được dựng bởi các trụ cột cao nhằm để chống lũ lụt và tránh thú dữ. Trong một bản làng, các nhà thường được xây gần và tập trung, một gia đình nhiều thế hệ cũng cố gắng xay nhà liền kề nhau. Điều này nhằm tạo nên mối liên hệ huyết thống hoặc một sức mạnh đoàn kết lớn của dân làng. Đặc biệt, lưng nhà ở Tây Bắc thường tựa vào đồi hay hướng mắt nhà ra đồng ruộng, thiên nhiên. Thân nhà có bề ngang hẹp và đi sâu về chiều dài, trong nhà dựng từ 7 – 9 cột gỗ thẳng hàng. 

Mẫu nhà sàn Tây bắc

Với mỗi dân tộc sẽ có mẫu nhà sàn được thiết kế, trang trí theo các phong cách khác nhau. Tại vùng cao, đồng bằng đã xuất hiện nhiều kiểu nhà sàn được cách tân pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, mẫu nhà sàn Tây Bắc phổ biến nhất vẫn là của người dân tộc Thái, Tày, Mường. 

Top 3 nhà sàn dân tộc đẹp

Những nét văn hóa của người dân tộc thường được thể hiện trong cách sử dụng không gian nhà ở. Đối với họ, đây không những là nơi sinh sống mà chứa cả một hệ thống tín ngưỡng tâm linh. Điển hình là 3 loại:

Nhà sàn dân tộc Thái

Nhà sàn của dân tộc Thái cổ được thiết kế hài hòa giữa yếu tố thiên – địa – nhân, cụ thể:

Thiên: Nhà sẽ thường có hai mái nhà dáng khum khum như mai rùa, trên đòn nóc đóng 2 thanh gỗ hình chữ X (khau cút). Để gia vẻ đẹp của mái nhà, trên khau cút vẽ hoặc khắc hình trăng khuyết, hoa sen, búp cây guột,… Khi trang trí, có tạo hình cho cả hoa đực và hoa cái, điều này biểu tượng cho âm dưỡng, thể hiện mong muốn phát triển sinh sôi.

Địa: Ý chỉ hướng nhà quay mặt ra cánh đồng, sông hoặc suối, quay lưng về núi rừng. Điều này giúp thu hút vượng khí cho gia chủ, khi dựng nhà gia chủ cũng cần quan tâm đến ngày làm nhà, thế đất,…

Nhân: Lấy con người làm trung tâm, nhà của người dân tộc Thái cổ có hai cầu thang là “tang chan” và “tang quản”. Cầu thang chan dành cho nữ có 9 bậc, bên kia là quản dành cho nam có 7 bậc. 

Kế thừa truyền thống của người Thái cổ, nhà sàn của người Thái thường được chia từ 5 – 7 gian. Vẫn có 2 cầu thang, một dành cho nam 7 bậc một dành cho nữ 9 bậc. Mái nhà người Thái Trắng có mái dốc phẳng, còn mái người Thái Đen vẫn tạo hình theo mai rùa.

Nhà sàn dân tộc Tày

Dân tộc Tày có 4 kiểu nhà sàn, gồm: nhà Quan Ma, nhà Lều, nhà Con Thong và nhà Cai Tư. Chiều cao ngôi nhà khoảng 7 – 8m, với câu thanh theo bậc lẻ 5 hoặc 7. Tổng cột trong nhà khoảng 36 cột, trong đó có 8 cột chính ở phần chân nhà. Thân nhà có hình dáng chữ nhật dài, chia làm 3 gian là tiếp khách, gian giữa và nơi đặt bàn thờ. Nhà làm 2 mái cân xứng theo thuyết âm dương, mái lợp bằng cỏ tranh hoặc ngói nung.

Nhà sàn người Mường

Nét độc đáo của kiến trúc nhà người Mường là trông khang trang, không tạm bợ như các dân tốc khác. Phần thân nhà có không gian chiều dài từ 20 – 100m, được chia từ 5 – 9 gian. Nhà được chia nhiều gian, số gian sẽ phụ thuốc vào số người ở và khả năng kinh tế. Mỗi gian nhà có 1 – 2 cửa sổ nền nhà của dân tộc này rất mát và thoáng. Nhà có 2 cầu thang, phía trước là cầu thang chính để tiếp khách, cầu thang phía bếp để tiện sinh hoạt. 

Phân loại nhà sàn theo vật liệu sử dụng

Ngày xưa, nhà sàn thường được xây dựng bằng gỗ tuy nhiên thời nay đã xuất hiện nhà sàn bê tông để gia tăng độ kiến cố, vững chắc.

Nhà sàn gỗ đẹp

Những vật liệu xây dựng nên ngôi nhà này được gia chủ chăm chút chọn lựa hơn. Không phải từ loại gỗ thông thường mà là những loại gỗ cứng, giảm nhiệt, chống mối mọt tốt. Có thể là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp tổng hợp chất lượng cao, mang đến mỹ quan đẹp mắt, không gian thông thoáng. Từ đó, giảm chi phí xây dựng ngôi nhà, vừa kết hợp đan xem giữa truyền thống và mới lạ.

Nhà sàn bê tông

Loại nhà này đang dần thay thế cho những ngôi nhà truyền thống, nhất là những điểm thu hút khách du lịch. Để giảm thiểu chi phí xây nhà, cũng như giải quyết khâu tìm vật liệu dễ dàng hơn, xây nhà sàn bê tông giả gỗ là cách nhiều người áp dụng. Có những ngôi nhà được xây dựa phần chân nhà là cột bê tông nhưng phần thân nhà vẫn bằng gố. Cũng có những ngôi nhà xây hoàn toàn bằng bê tông rồi sử dụng sơn màu gỗ, hoặc dán vật liệu giả gỗ bên ngoài. Ngôi nhà kiểu này đem lại sự tiện nghi, vững chắc hơn mà vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng.

Hình ảnh nhà sàn đẹp ( 10 hình ảnh )

Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn
Nhà sànNhà sàn

Ứng dụng nhà sàn trong cuộc sống hiện đại

Nhà sàn đang ứng dụng dựa trên 2 mục đích chính sau đây:

Thu hút khách du lịch: Nhà kiểu này được chia thành các phòng nhỏ được ngăn hẳn thành vách gỗ hoặc tường. Hoặc kiểu nhà sàn không 1 gian lớn dùng để phục vụ cho đoàn khách du lịch lớn. Đặc điểm của ngôi nhà này là rộng rãi, trang trí đơn giản, vẫn đảm bảo tính thô sơ truyền thống.

Kết hợp yếu tố hiện đại để tạo tiện nghi trong sinh hoạt: Yêu thích kiến trúc của núi rừng Tây Bắc, nhiều người dân vùng đồng bằng thực hiện xây ngôi nhà của mình theo thiên hướng nhà sàn. Ưu điểm của những ngôi nhà này là giúp tiết kiệm chi phí, tận dụng không gian mà vẫn đem lại sự thông thoáng. Tuy nhiên, để xây ngôi nhà kiểu này gia chủ cần chọn nơi sinh sống rộng rãi, tránh nơi đô thị đông đúc.

Với nhiều vật liệu xây dựng đa dạng, nhà sàn được cách tân dựa trên nhiều ý tưởng thiết kế khác nhau. Nó hội tụ nhiều nét truyền thống nhưng vẫn thể hiện thần thái riêng biệt của mỗi ngôi nhà. Ví dụ như:

  • Nhà mái ngói đỏ xây theo cấu trúc gác lửng bên trong

  • Nhà gỗ hộp mái bằng

  • Nhà phủ mái có 1 hồ bơi

  • Nhà cầu thang lắp kính

  • Nhà sàn gỗ làm nhà hàng, quán ăn, khu du lịch nghỉ dưỡng

Lời kết

Phải đến với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc chúng ta mới cảm nhận chân thực được các nét đẹp của nhà sàn. Ngôi nhà rất đỗi thô sơ, mộc mạc nhưng mang lại sự tiện nghi đến đầy đủ lạ thường. Ngoài ra, nhà sản còn có thể biến hóa ra nhiều kiểu kiến trúc nhà độc đáo, lạ mắt. Đón xem các bài viết của chúng tôi để khám phá thêm nhiều công trình kiến trúc bắt mắt và đầy ấn tượng.

Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin tại Blog Kiến Thức nhé!

Rate this post