Top 10 Nhà Thờ Lớn Nhất Việt Nam Bạn Đã Biết Chưa? 2021 Top 10 Nhà Thờ Nổi Tiếng Nhất Việt Nam

Top 10 nhà thờ lớn nhất Việt Nam phân bố tại các tỉnh thành nước ta nhằm phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng và kính ngưỡng của giáo dân địa phương. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo không gian địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, tên của các giáo phận ở Việt Nam được đặt theo địa danh có tòa giám mục và nhà thờ chính tòa.

Bạn đang xem: Top 10 nhà thờ lớn nhất việt nam bạn đã biết chưa? 2021

1. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

*

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

Ba quả chuông to nhất là chuông Si nặng 4.184 kg, chuông La nặng 5.931 kg và đặc biệt là chuông Sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh cùng lúc cả 6 quả chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay. Những lời cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc đặt dưới chân tượng Đức Mẹ.

2. Nhà Thờ Lớn Hà Nội

*

Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

3. Nhà thờ Phát Diệm

*

Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) – linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Cha Trần Lục – người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết”.

4. Nhà thờ Phú Nhai

*

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai), là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam. Sau thời gian chiến tranh bị hư hại, Nhà thờ được trùng tu tôn tạo bởi Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh khởi công từ ngày 17 tháng 3 năm 2003 cho đến 26 tháng 9 năm 2004 thì hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg – 1.200 kg – 600 kg và 100 kg. Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

Xem thêm: Nhà Nghỉ Homestay Ở Cô Tô Đẹp Hết Nấc Cho Các Nàng Bung Lụa Check In

5. Giáo xứ Bác Trạch

*

Giáo xứ Bác Trạch

Với chiều dài: 92,5m, chiều rộng: 32m, tum đầu nhà thờ: 57m, tháp chuông cao: 61m. Tổng kinh phí xây dựng tính cho đến thời điểm này lên tới 58,6 tỉ đồng (chưa kể nhân công xây dựng của giáo xứ). Thánh Đường được xây dựng trong vòng 7 năm trước khi được khánh thành vào ngày 13.10.2013. Vật liệu xây dựng nhà thờ Bác Trạch: 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2 đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại.

Nhà thờ có gần 100 bức tượng, phù điều và tranh vẽ, cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp. Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất.

6. Nhà thờ Bảo Lộc

*

Nhà thờ Bảo Lộc là một trong những nhà thờ của giáo hội Công giáo Việt Nam. Đây được coi là nhà thờ có sức chứa lớn nhất ở Việt Nam, với khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân và là nhà thờ có hình “Bánh chưng bánh dày” duy nhất ở Việt Nam. Kiến trúc nhà thờ là sự phối hợp rất rõ giữa hai khối mỹ thuật vuông (hình chiếc bánh chưng) và tròn (hình chiếc bánh giầy), tượng trưng cho “Trời tròn đất vuông”. Điều này gợi cho các tín hữu cũng như du khách đến nhà thờ nghĩ đến truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam qua sự tích “Bánh chưng bánh dày” thời các vua Hùng.

Phần trần nhà thờ là một mái vòm tròn đường kính 36m, được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m). Trần nhà thờ được làm bằng chất liệu thạch cao với những nét khắc tinh tế, đây cũng là điểm nhấn của công trình này. Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66m2 gồm 33 bức, đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.

7. Nhà thờ chính tòa

*

Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na – sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam.

Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam. Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ còn trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, các cơ sở may, dệt thổ cẩm, cô nhi viện.

8. Nhà thờ Giáo xứ Tân Định

*

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định, là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu.

Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

Xem thêm: Cần Gì Hồi Hộp Chờ Đợi Tuyết Rơi, Đã Có Đèo Thung Khe Hòa Bình

9. Nhà Thờ Chánh Toà Giáo Phận Cần Thơ

*

Giáo phận Cần Thơ

Ngoài việc phát huy những thành quả của các vị tiền nhiệm, Ðức cha Emmanuel đã khuyến khích mọi thành phần Dân Chúa và mọi giới (gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi) nỗ lực xây dựng họ đạo thành một cộng đoàn đức tin, phượng tự và bác ái, nhằm mục tiêu truyền giáo. Trên cơ sở đó, mỗi họ đạo, mỗi hạt và giáo phận đã tổ chức nhân sự để phụ trách các sinh hoạt nhằm mục tiêu nói trên. Về cơ sở vật chất, Ðức cha Emmanuel đã cho tu sửa nhà thờ chính tòa, xây dựng cơ sở và nhà nguyện dòng Con Ðức Mẹ, dòng Mến Thánh Giá, xây sửa tòa giám mục, và đặc biệt quan tâm đến Ðại chủng viện Thánh Quý trong việc khai mở (năm 1988), nuôi dưỡng và tu sửa trường sở (năm 1999-2000).

10. Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên

*

Rate this post