Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Chính Hữu, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Chính Hữu.

test php

banquyen png

Bài viết này được đăng tại

freetuts.net

, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong thời kì kháng chiến, người lính chính là đề tài lớn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng làm để viết. Trong đó chúng ta không thể nhắc đến nhà thơ lớn Chính Hữu, ông đã sáng tác một khối lượng lớn các tác phẩm mang tâm hồn của người lính. Với ngòi bút sinh động và lời thơ hùng hồn, ông đã đưa người đọc trở về với kí ức ngày xưa. Để tìm hiểu rõ hơn về nhà thơ Chính Hữu, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

1. Tiểu sử và cuộc đời của nhà thơ Chính Hữu

nha tho chinh huu jpg

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Bắc, ông sinh năm 1926 và mất năm 1007. Ông là một nhà thơ, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần 2 (năm 2000).

Tiểu sử hoạt động

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ “Đồng chí” được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ “Đồng chí” mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát “Tình đồng chí”. Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội.

2. Các tác phẩm chính

Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966)

Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)

Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998)

3. Những nhận định về nhà thơ Chính Hữu

Nhà thơ Chính Hữu là một thi sĩ với những trang thơ của người lính:

Nhà thơ Vũ Thuần Phương đã từng nhận xét về ông rằng “Chính Hữu là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Trong cuộc đời thơ ca của mình, ông đã gắn bó với màu áo xanh của người lính. Những giai điệu, vần thơ của ông đều mang đậm chất của một người chiến sĩ.

Đối với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn dành cho họ những lời tốt đẹp. Không phải vì ông cũng là một người lính mà bởi vì tâm hồn của ông đã thuộc về họ. Ông giãi bày những niềm hạnh phúc, hân hoan thật sự qua những câu thơ.

Chính Hữu đã từng tâm sự “Thơ phải ngắn ở từng câu chữ, những phải dài ở sự ngân vang”. Chính vì lẽ đó, ông luôn là người tỏa sáng trong dòng thơ chiến sĩ một cách rất riêng.

Lời kết: Các bạn vừa được tham khảo và tìm hiểu về tác giả Chính Hữu, đây chắc chắn là bài viết bổ ích giúp cho các bạn có thêm tài liệu để tham khảo. Chúc các bạn học tốt.

Rate this post