Tiểu sử và cuộc đời học giả Nguyễn Hiến Lê – ECCthai

Nguyễn Hiến Lê là cái tên quen thuộc trong lòng bạn đọc yêu sách, ông chính là người đầu tiên dịch và đặt tên cho cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng thế giới. Bản thân ông cũng là một tác giả kỳ cựu và thành công và là một dịch giả đa tài. Cùng tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và những ấn phẩm của Nguyễn Hiến Lê qua bài viết sau đây bạn nhé!

Nguyễn Hiến Lê là ai?

nguyen hien le

Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) quê ở Quốc Oai, Sơn Tây, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nên được lĩnh hội tư tưởng Nho giáo từ thuở thiếu thời, đồng thời sinh ra trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, ông đã được tiếp thu nền văn minh Tây phương qua ghế nhà trường.

Và đã trở thành một học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập của Việt Nam.

Sinh thời, ông Nguyễn Hiến Lê là người rất tin yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và cộng sản và ông cũng công khai thể hiện tình cảm đó nhưng vẫn không bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt bớ. Đó là bởi vì mến mộ tài năng của ông cũng như quan điểm chính trị độc lập của vị học giả nổi tiếng này.

Sách của Nguyễn Hiến Lê

Trong suốt sự nghiệp của mình, học giả Nguyễn Hiến Lê đã để lại kho tàng sách đồ sộ với 120 tác phẩm chính ông sáng tác cùng hàng trăm bài báo, ấn phẩm và sách dịch của những tác giả nổi tiếng nhất thế giới. Sách của ông liên quan đến nhiều lĩnh vực rộng lớn từ văn học, triết học, lịch sử,…

Văn học – Tiểu thuyết:

  • Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) – 1962
  • Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) – 1955
  • Cổ văn Trung Quốc – 1966
  • Chiến Quốc sách (viết chung với Giản Chi) – 1968
  • Sử Ký Tư Mã Thiên (viết chung với Giản Chi) – 1970
  • Tô Đông Pha – 1970
  • Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (dịch) – 1970
  • Kiếp người (dịch Somerset Maugham) – 1962
  • Mưa (tuyển dịch nhiều tác giả) – 1969
  • Chiến tranh và hoà bình (dịch Lev Nikolayevich Tolstoy) – 1968
  • Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu (dịch Alan Paton) 1969
  • Quê hương tan rã (dịch C. Acheba) – 1970
  • Cầu sông Drina (dịch I. Andritch) – 1972
  • Bí mật dầu lửa (dịch Gaillard) – 1968
  • Con đường thiên lý – (Xuất bản 1990)
  • Mùa hè vắng bóng chim (dịch Hansuyn)
  • Những quần đảo thần tiên (dịch Somerset Maugham) – (Xuất bản 2002)
  • Kinh Dịch
  • Lão tử đạo đức kinh
  • Rèn Nghị Lực Để Lập Thân
  • Đắc Nhân Tâm (dịch Dale Carnegie) – (Xuất bản 1951)
  • Sống 24 giờ 1 ngày

Giáo dục – giáo khoa:

nguyen hien le thoi tre

  • Thế hệ ngày mai – 1953
  • Thời mới dạy con theo lối mới – 1958
  • Tìm hiểu con chúng ta – 1966
  • Săn sóc sự học của con em – 1954
  • Tự học để thành công – 1954
  • 33 câu chuyện với các bà mẹ – 1971
  • Thế giới bí mật của trẻ em – 1972
  • Lời khuyên thanh niên – 1967
  • Kim chỉ nam của học sinh – 1951
  • Bí quyết thi đậu – 1956
  • Để hiểu văn phạm – 1952
  • Luyện văn I (1953), II & III (1957)
  • Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (viết với T. V. Chình) – 1963
  • Tôi tập viết tiếng Việt – 1990
  • Muốn giỏi toán hình học phẳng – 1956
  • Muốn giỏi toán hình học không gian – 1959
  • Muốn giỏi toán đại số – 1958

Chính trị – kinh tế:

  • Một niềm tin – 1965
  • Xung đột trong đời sống quốc tế – 1962

Ngoài ra, thầy Nguyễn Hiến Lê còn viết và dịch rất nhiều cuốn sách liên quan đến lịch sử, khảo luận, tùy bút, du ký, tự truyện, học làm người. Và có 242 bài trên tạp chí Bách Khoa, 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo dục Phổ Thông, Giữ Thơm Quê Mẹ. Ngoài ra ông còn viết lời giới thiệu cho 23 quyển sách.

 

Rate this post