Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Nhà văn Đoàn Giỏi nổi tiếng với tác phẩm Đất rừng phương Nam đã chuyển thể thành phim và đưa vào chương trình sách giáo khoa. Hãy tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà văn trong bài viết dưới đây nhé.
Tiểu sử cuộc đời nhà văn Đoàn Giỏi
Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925 – 02/04/1989), ông sinh ra trong một gia đình giàu lòng yêu nước tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Vào năm 1939, sau khi học xong bậc tiểu học ở quê nhà, ông lên Sài Gòn tiếp tục học trung học.
Vốn là người say mê hội họa, ông đã trốn gia đình và quyết định thi vào Trường Mỹ thuật Gia Định và theo học ở trường được 1 năm, tuy nhiên sau đó ông buộc phải nghỉ học khi gia đình phản đối. Không thành ở con đường hội họa, ông quyết định theo đuổi con đường văn chương của mình.
Tác phẩm đầu tay Nhớ cố hương (1943) là một trong những truyện ngắn thành công của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm được đăng trên số xuân của tờ Nam Kỳ Tuần Báo qua sự xét duyệt và chọn lọc của nhà văn Hồ Biểu Chánh – một trong những cây bút kỳ cựu của làng văn chương thời bấy giờ.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Xem thêm: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và những tác phẩm tiêu biểu
Vào năm 1945, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, Đoàn Giỏi tạm gác lại công việc sáng tác văn của mình để trở về quê hương để tham gia kháng chiến với vị trí là cán bộ thông tin của xã Tân Hiệp. Đến năm 1947, ông được đảm nhận làm công an xã và khiêm việc phụ trách mười xã của huyện Châu Thành. Năm 1948, ông giữ vị trí trưởng trinh sát công an huyện và cũng trong thời gian này ông đã chính thức trở thành một trong những người Cộng sản.
Năm 1949, Đoàn Giỏi được tỉnh điều động sang làm Phó ty tuyên truyền tỉnh Mỹ Tho, phụ trách phòng văn nghệ, kiêm chủ bút cho báo Tiền Phong – cơ quan Mặt trận Việt Minh tỉnh Mỹ Tho. Đến năm 1950, ông được giữ chức vụ Phó trưởng thông tin Rạch Giá. Năm 1951, ông đã trở thành ủy viên Thường vụ Ban chấp hành hội văn nghệ Nam Bộ, Phó phòng văn nghệ Sở Thông tin Nam Bộ.
Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, nhà văn Đoàn Giỏi được tập kết ra ngoài miền Bắc và công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. Trong những năm tháng sống và làm việc ở miền Bắc, ông cũng có điều kiện để chuyên tâm vào sự nghiệp viết văn chương. Hầu hết những tác phẩm của ông viết ra đều viết về con người và mảnh đất Nam Bộ.
Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhà văn Đoàn Giỏi trở về sống tại Sài Gòn và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02/04/1989, ông qua đời bởi chứng bệnh hiểm nghèo. Nhà văn ra đi trong sự tiếc nuối của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả những dang dở trong sự nghiệp với bộ tiểu thuyết Núi cả cây ngàn mới đang chỉ làm tập bản thảo.
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Đoàn Giỏi là một nhà văn Việt Nam và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông còn có những bút danh khác như Nguyễn Hoài, Huyền Tư và Nguyễn Phú Lễ.
Tác phẩm đầu tay Nhớ cố hương năm 1943 đã bắt đầu cho sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Nhà văn tập trung nhiều cho sự nghiệp của mình trong thời gian tập kết ra ngoài miền Bắc. Trong giai đoạn này, có nhiều những tác phẩm được ra đời, với nội dung chủ yếu viết về con người và núi rừng Phương Nam. Chính niềm tự hào về một vùng đất phong phú, giàu tình yêu thương, nỗi nhớ và có cả trong đó là sự cảm phục với những con người chân chất thôn quê, ý chí mạnh mẽ. Con người Phương Nam hiện lên trong quá trình tạo dựng đời sống, trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng quê nhà. Đó chính là những chất men giúp nhà văn Đoàn Giỏi khơi nguồn được những sáng tác .
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn gồm:
- Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960), Chú bé Hà Nội và chú ó lửa trên, Người tù chính trị năm tuổi (1973), Đồng Tháp Mười (1987).
- Tập truyện dài: Đất rừng phương Nam (1957), Cá bống mú (1956), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962).
- Truyện ký: Trần Văn Ơn (1955), Ngọn tầm vông (1956), Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày, Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh…
- Thơ: Giữ vững niềm tin (1954), Truyện thằng Cồi, Bến nước mười hai.
- Kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949).
- Biên khảo: Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982).
Qua những tác phẩm của mình, nhà văn Đoàn Giỏi đã biến con người, đất rừng Phương Nam trở thành những thứ vô cùng quen thuộc, đặc biệt với những người dân vùng này. Những trang sách của ông thấm đẫm trong đó hơi thơ của sông nước, đất rừng, vạn vật thiên nhiên và cả con người Nam bộ.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Xem thêm: Những chia sẻ làm nghề của nhà báo Hoàng Hải Vân
Tác phẩm nổi tiếng Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi
Đất rừng Phương Nam là một trong những tập truyện dài của nhà văn Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành phim. Đây cũng là tác phẩm làm lên tên tuổi của ông và được lấy một đoạn để cho vào sách giáo khoa lớp 6. Tác phẩm viết về cuộc sống của một cậu bé tên An, với bối cảnh được lấy ở những tỉnh Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi mà thực dân Pháp quay trở lại Nước Ta .
Ngày nhỏ, cậu bé An sống cùng với cha mẹ mình ở thành phố. Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta và đổ quân vào khu vực Nam Bộ, người dân bắt buộc phải chạy nạn. Do đó, cậu bé An theo cha mẹ chạy hết vùng này đến vùng khác của khu vực miền Tây Nam Bộ. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình, kể từ đây cậu trở thành đứa trẻ lang thang.
Ở khu chợ, cậu gặp được những người đầu tiên cưu mang mình. Đó là dì Tư Béo đưa An về làm giúp cho quán của mình nên cậu có nơi nương tựa. Tại đây, An được tiếp xúc với rất nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắn là một trong những bọn Việt gian. Vào một buổi tối An đọc được cuốn sổ của vợ chồng Tư Mắn và biết bọn họ là tay sai nên An rời bỏ quán dì Tư và liên tục chặng đường gian nan sau này của mình.
Tác phẩm là một trong những thành công xuất sắc của nhà văn Đoàn Giỏi khi kể về cuộc phiêu lưu của một cậu bé lang thang không cha không mẹ đã đi vào lòng của nhiều độc giả qua những thế hệ .
Tác phẩm còn dang dở của nhà văn Đoàn Giỏi
Những ngày cuối đời, sức khỏe của nhà văn Đoàn Giỏi rất yếu do bệnh tật. Nhưng ông thường luôn mang theo bên mình đề cương tiểu thuyết Núi cả cây ngàn mà ông đã ấp ủ từ lâu. Đối với nhà văn, nguồn cảm xúc luôn tràn đầy trên từng trang giấy, trong từng tác phẩm của mình.
Nội dung tiểu thuyết Núi cả cây ngàn bắt đầu từ cuộc đời của một cô gái bị bỏ rơi trong rừng sâu. Cuộc sống nơi rừng núi hoang sơ, hiểm trở đã tạo cho cô gái một tính cách đặc biệt. Cô gái ấy chính là hình tượng tiêu biểu của những con người ở vùng đất hoang sơ này. Bên cạnh nội dung câu chuyện ly kỳ độc đáo, bối cảnh diễn ra trong tác phẩm của Đoàn Giỏi còn là một cái nhìn khác. Đan xen những tình tiết ly kỳ hấp dẫn của rừng núi, của động vật hoang dã, nhà văn còn phản ảnh lại thời kỳ thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nơi rừng sâu núi thẳm ấy chính là khu căn cứ cho cách mạng, trong đó hình ảnh cô gái tượng trưng cho nhân dân miền Tây Nam bộ đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Ở Núi cả cây ngàn không chỉ phảng phất hình ảnh người dân của miền Tây Nam bộ trong thời kỳ khai hoang mở cõi, mà còn cho thấy nghĩa khí, lòng hào hiệp và khí phách của họ trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Bên cạnh đó, Đoàn Giỏi còn đưa độc giả vào những cuộc phiêu lưu đến nhiều vùng của đất Nam bộ trong thời kỳ hoang sơ. Cuộc hành trình xuôi về Đồng bằng sông Cửu Long với vùng đất trù phú, cánh đồng bạt ngàn, hay khu rừng âm u tĩnh mịch và dòng sông mênh mông phẳng lặng.
Tuy nhiên, do bệnh tật hành hạ nên nhà văn Đoàn Giỏi chưa kịp hoàn thành tác phẩm đó. Vì vậy, mãi đến giờ phút tận cùng của cuộc đời, Núi cả cây ngàn vẫn còn ở dạng đề cương phác thảo. Cho đến lúc ra đi, tác phẩm này cũng chỉ là những ý tưởng, tình tiết đã được xâu chuỗi nhưng không thể thành hình. Cả cuộc đời của nhà văn Đoàn Giỏi cứ đi trải nghiệm và viết lại trên những trang giấy. Các tác phẩm của ông bao giờ cũng mang đậm chất hoang sơ và tính sáng tạo dựa trên vốn sống và cảm nhận tinh tế.
Tổng hợp