Tiểu sử Giáo sư – Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Tiểu sử giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Tôn Thất Tùng qua đời vì bệnh gì? Công trình nghiên cứu của giáo sư Tôn Thất Tùng.
Google Doodle hôm nay (10/5/2022) kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng.
Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ phẫu thuật đã cách mạng hóa phương pháp phẫu thuật cắt gan cho các bác sĩ trên khắp thế giới.
Google Doodle hôm nay (10/5/2022) kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng.
Tiểu sử Giáo sư Tôn Thất Tùng
Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông sinh ngày 10 tháng 5 năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn (thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, Tổng đốc Thanh Hóa).
Năm 1931, ông ra Hà Nội theo học tại trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi – trường Chu Văn An ngày nay).
Năm 1935, ông học tại Trường Y khoa Hà Nội.
Từ năm 1935 đến năm 1939, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã góp phần sản xuất penicillin phục vụ thương bệnh binh trong điều kiện dã chiến.
Năm 1947, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế và giữ chức vụ này cho tới năm 1961.
Từ năm 1954, ông làm Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Đại học Y Dược Hà Nội.
Nǎm 1958, ông là người thực hiện ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam.
Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, thường được gọi là “phương pháp mổ gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”.
Ông mất ngày 7/5/1982 tại Hà Nội, thọ 70 tuổi; An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội, để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.
Một số danh hiệu và giải thưởng của ông: Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh (1992), Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
Từ năm 2000, Nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về Y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng.
Tên ông được đặt cho nhiều con đường trong cả nước. Đặc biệt, tên ông được đặt cho con đường đi qua Đại học Y Hà Nội – nơi ông từng học và đào tạo ra những bác sĩ ngoại khoa tài năng..
Sự nghiệp của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ phẫu thuật đã cách mạng hóa phương pháp phẫu thuật cắt gan cho các bác sĩ trên khắp thế giới. Ông sáng lập ra phương pháp phẫu thuật mới giúp giảm chảy máu bằng cách thắt chặt các tĩnh mạch gan trước ca mổ, rút ngắn thời gian ca mổ xuống còn 4-8 phút.
Kỹ thuật đột phá của ông, thường được gọi là “Phương pháp Tôn Thất Tùng”, được các bác sĩ phẫu thuật trên toàn cầu sử dụng bởi có khả năng giảm mất máu và cứu sống vô số sinh mạng.
Trong lời giới thiệu về Doodle ngày 10/5, Google Doodle chúc mừng sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng kèm lời cảm ơn ông đã phá bỏ những giới hạn của phẫu thuật để thay đổi vĩnh viễn y khoa.
Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, giáo sư Tôn Thất Tùng còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.
Một số danh hiệu và giải thưởng của ông: Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh (1992), Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
Từ năm 2000, Nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về Y học mang tên ông: Giải thưởng Tôn Thất Tùng.
Trên đây là Tiểu sử Giáo sư – Bác sĩ Tôn Thất Tùng.