Tham quan những thư viện đẹp nhất thế giới ngay tại nhà – Du lịch Hoàn Mỹ
Thư viện George Peabody, Baltimore, Mỹ
Thư viện George Peabody (một phần của Đại học Johns Hopkins) chứa hơn 300.000 bô sách trong năm tầng thư viện. Bên cạnh những đầu sách đầy ấn tượng, những đường nét của nhà thờ, sàn đá cẩm thạch và các chi tiết nội thất bằng sắt cũng là những điểm nhấn của thư viện. Đây còn là một trong những địa điểm tổ chức đám cưới nổi tiếng nhất ở Baltimore.
Nếu có dịp du lịch Mỹ sau dịch Covid-19 bạn đừng bỏ qua thư viện này nhé.
Thư viện George Peabody, Baltimore, Mỹ (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Công cộng Seattle (Chi nhánh Trung tâm), Washington
Được kiến trúc sư người Đức Rem Koolhaas thiết kế, đây là tòa nhà bằng kính và thép cao 11 tầng, và do vị trí nằm trên một ngọn đồi người ta có thể ra vào từ các tầng khác nhau. Bên trong thư viện nổi bật màu xanh lá cây sống động được trang trí trên tường và trong thang máy, xứng với tên gọi của Seattle là “Thành phố ngọc lục bảo”.
Thư viện Công cộng Seattle (Chi nhánh Trung tâm), Washington (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Công cộng Seattle (Chi nhánh Trung tâm), Washington (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện công cộng trung tâm, Vancouver
Khi đi du lịch Canada thì thư viện Công cộng Trung tâm Vancouver chính là nơi thu hút nhiều du khách nhất. Nó được mô phỏng theo một kiến trúc rất nổi tiếng là đấu trường Colosseum. Khu phức hợp thư viện chín tầng này chiếm toàn bộ một khu của thành phố và bao gồm không gian văn phòng, cửa hàng cà phê và cửa hàng bán lẻ ở tầng trệt. Một trong những điểm nổi bật nhất của thư viện là khu vườn ngay trên sân thượng.
Thư viện công cộng trung tâm, Vancouver (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện El Escorial, San Lorenzo de El Escorial, Tây Ban Nha
Thư viện Tây Ban Nha này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Ban đầu được vua Philip II ủy nhiệm xây dựng, điểm rực rỡ nhất của thư viện là một loạt bảy bức tranh tường minh họa nghệ thuật tự do (âm nhạc, hùng biện, thiên văn học …). Thị trấn San Lorenzo de El Escorial, cách Madrid khoảng 45 phút, từ lâu đã là nơi yêu thích của hoàng gia Tây Ban Nha và có rất nhiều thứ để xem ở đây ngoài thư viện, bao gồm tu viện, khu vườn, và các pháo đài của các hoàng tử trước đây.
Thư viện El Escorial, San Lorenzo de El Escorial, Tây Ban Nha (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama, Tokyo, Nhật Bản
Được hoàn thành vào năm 2007, Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama của Tokyo có thể hiện đại trong thiết kế, kiến trúc vòm bê tông, tường kính, đồ nội thất giản đơn, và các hàng máy tính gọn gàng – nhưng vẫn có cảm giác cổ điển, gần như cổ xưa. Thư viện chứa khoảng 100.000 cuốn sách trong cấu trúc kiểu dáng xinh đẹp giống với một hầm rượu vang vòm.
Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama, Tokyo, Nhật Bản (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch, Copenhagen
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch được coi là thánh đường của kiến thức, xây dựng vào năm 1648, nhưng đã được cải tạo lại vào năm 1999. Nơi đây được gọi là “viên kim cương đen” nhờ những đoạn kim loại đen sáng bóng ở hai bên kính. Bên trong, người ta có thể tìm thấy một kho báu thực sự với các tác phẩm châu Âu, tập trung đặc biệt vào Đan Mạch, cùng toàn bộ các bản thảo gốc của triết gia Søren Kierkegaard và bản gốc của cuốn sách tiếng Đan Mạch đầu tiên. Tòa nhà cũng là nơi có trưng bày các chương trình bảo tàng nhiếp ảnh quốc gia, quán cà phê, phòng biểu diễn, cùng một bức tranh trừu tượng của nghệ sĩ nổi tiếng người Đan Mạch Per Kirkeby tô điểm trên trần nhà.
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch, Copenhagen (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện của Tu viện Strahov, Prague, Cộng hòa Séc
Tu viện Strahov ở Prague được thành lập năm 1143. Vượt qua chiến tranh, bom đạn và các thảm họa khác, giáo hội xây dựng lại thư viện vào năm 1679. Đặc trưng nổi tiếng nhất của thư viện là trần nhà được bao phủ bởi các bức tranh tường trong Kinh thánh, và một “bánh xe tổng hợp” có thể xoay các kệ sách để dễ dàng tìm đầu mục mà tránh đổ vỡ.
Thư viện của Tu viện Strahov, Prague, Cộng hòa Séc (Nguồn ảnh: internet)
Phòng đọc Hoàng gia Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro, Braxin
Thư viện này thực sự giống như một cung điện dành cho sách. Mặt ngoài đá vôi của nó được lấy cảm hứng từ Tu viện Jeronimos nổi tiếng ở Lisbon, và được xây dựng ở đó trước khi được chuyển tới Rio de Janeiro. Nội thất của nơi đây cũng đáng để ý với một cửa sổ kính màu đỏ, trắng và xanh nhạt để ánh sáng tự nhiên xuyên qua trần, bên cạnh những bàn thờ bạc, cẩm thạch và ngà voi đón chào những người đến đọc sách.
Phòng đọc Hoàng gia Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro, Braxin (Nguồn ảnh: internet)
Phòng đọc Hoàng gia Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro, Braxin (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Công cộng Stockholm, Thụy Điển
Thư viện công cộng của Stockholm được kiến trúc sư Thụy Điển Gunnar Asplund thiết kế, ông là người nổi tiếng với công trình rạp chiếu phim Skandia và nghĩa trang Woodland được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội trường chính là một phòng hình tròn có sách bằng mọi ngôn ngữ Bắc Âu, bên dưới mái nhà màu trắng được thiết kế trông giống như một đám mây.
Thư viện Công cộng Stockholm, Thụy Điển (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Công cộng Stockholm, Thụy Điển (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Bodleian, Oxford, Vương quốc Anh
Khi đi du lịch Anh , thư viện Bodleian, Oxford chính là nơi bạn không thể bỏ qua. Bởi vì nó đã được sử dụng từ những năm 1300 và 12 triệu bản in có mặt tại nơi đây luôn thu hút các nhà nghiên cứu và du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Bên cạnh các ấn bản xứng đáng được đặt trong viện bảo tàng – (như ấn bản đầu tiên của Emma (Jane Austen) và cuốn Nguồn gốc của muôn loài của Charles Darwin), nhiều tòa nhà của thư viện còn mang vẻ đẹp cổ kính của thế kỷ 15.
Thư viện Bodleian, Oxford, Vương quốc Anh (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện thành phố Stuttgart, Đức
Thư viện thành phố Stuttgart nằm trong một khối bê tông khổng lồ ở trung tâm của miền nam nước Đức, với một phòng đọc 5 tầng có hình dạng một kim tự tháp úp ngược – với hàng trăm nghìn cuốn sách.
Thư viện thành phố Stuttgart, Đức (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện thành phố Stuttgart, Đức (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện và Bảo tàng Morgan, thành phố New York
Từng là một thư viện cá nhân của triệu phú J.P. Morgan, tòa nhà ba tầng ở đại lộ Madison Avenue này bao gồm các phòng trưng bày, thư viện, phòng biểu diễn, và, tất nhiên, bộ sưu tập sách cá nhân của Morgan. Nơi đây còn bao gồm các đồ trang trí bằng vàng, trần nhà được che phủ bằng sơn dầu, và ba tầng chứa riêng kệ sách – một số còn thông nhau bằng lối đi bí mật.
Thư viện và Bảo tàng Morgan, thành phố New York (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện và Bảo tàng Morgan, thành phố New York (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện và Nhà Văn hóa Vennesla, Na Uy
Nằm gần mũi cực Nam Na Uy, thư viện Vennesla không chỉ là nơi sưu tập sách – đó là một trung tâm văn hóa của cả thành phố. Tòa nhà có kèm một quán cà phê, các không gian hội họp mở, lớp học cho các khóa học giáo dục dành cho người lớn và rạp chiếu phim. Những dầm gỗ dài, mỏng ở bên trong được thiết kế để người ta có cảm giác như đang ở trong một con cá voi khổng lồ.
Thư viện và Nhà Văn hóa Vennesla, Na Uy (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Biblioteca Vasconcelos, Thành phố Mexico
Bên trong Biblioteca Vasconcelos, người ta có thể tìm thấy hơn 470.000 đầu sách được xếp chồng lên nhau trong các giá treo, với những chi tiết như tường và sàn nhà trong suốt hay bộ xương cá voi trắng được trưng bày. Bên ngoài, tòa nhà cao 20m bằng bê tông, thép và thủy tinh nằm giữa khu vườn tươi tốt với nhiều thực vật bản địa ở Mexico.
Thư viện Biblioteca Vasconcelos, Thành phố Mexico (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Biblioteca Vasconcelos, Thành phố Mexico (Nguồn ảnh: internet)
Thư viện Alexandria (Bibliotheca Alexandrina), Ai Cập