Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Thơ

D. Tiểu thuyết

Đáp án đúng A.

Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học truyện ngắn, Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển về làm báo với 2 người anh trai. Những buổi đầu, nhà văn Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của văn đoàn này. Đến năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

Khoảng năm 1935, khác với các anh trai là đều lấy vợ qua mai mối và được bố mẹ chấp nhận mới cưới, còn Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân. Năm 1935 ông lấy vợ và được người chị là Nguyễn Thị Thế nhường lại cho căn nhà nhỏ ở tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây.

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. Cuốn Hà Nội ba sáu phố phường  được nhà văn Thạch Lam miêu tả lại có trong đó hương vị đậm đà của quê hương, nhưng cũng vô cùng gợi cảm.

Ngày 27/06/1942, nhà văn Thạch Lam ra đi khi mới ở độ tuổi 32 vì mắc phải căn bệnh lao phổi. Ông ra đi, để lại người vợ trẻ và 3 người con trong gia cảnh nghèo khó.

Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách, một số những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến như:

Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);

Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);

Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);

Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);

Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn  (NXB Đời nay, 1942);

Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);

Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);

Rate this post