Tây tiến tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

Tây tiến Tác giả tác phẩm (Quang Dũng) là gương mặt nhà thơ trẻ tuổi tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã để lại cho nền văn học nước nhà rất nhiều những tác phẩm đặc sắc, trong đó có bài thơ “Tây Tiến”. Cùng tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ này để có thể dễ dàng thấu hiểu những ý niệm, những tâm tư của ông đặt vào mỗi tác phẩm văn học. Hãy cùng butbi.hocmai tìm hiểu trong bài viết giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng dưới đây nhé.

Tham khảo thêm:

A. Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Quang Dũng

Quang Dũng sinh năm 1921 mất năm 1988, tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Ông sinh ra ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội).

Khi còn là học sinh, Quang Dũng cũng được đi học và  tại ban Trung học ở trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi làm thầy giáo và dạy học tư ở Sơn Tây. Sau đó  vào năm 1945, ông tình nguyện tham gia nhập ngũ, gia nhập vào Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời ở đây ông cũng đã trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu.

Nhận thấy sự năng nổ, nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của Quang Dũng nên đến năm 1947, ông được cơ quan điều đi học bổ túc tại một Trường trung cấp quân sự tại Sơn Tây. Sau khi hoàn thành khóa học này ông đã được bầu lên làm Đại đội trưởng tại tiểu đoàn 212 Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Một thời gian sau, Quang Dũng đã tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai và được cử lên làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Thời điểm này ông vừa phối hợp chiến đấu với quân dân Lào để đánh Pháp vừa tích cực công tác dân vận để lấy sự ủng hộ của dân. Vào cuối năm 1948, ông lên nắm giữ chức vụ “Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến”, rồi sau đó vinh dự được bầu làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Trong khoảng thời gian này ông đã bắt đầu tập trung hơn vào sự nghiệp nghệ thuật của mình, ngoài sáng tác rất nhiều truyện ngắn, thơ ca, kịch, viết nhạc ông còn tham gia vào hội triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh khác thời lúc bấy giờ.

Tháng 8 năm 1951, ông đã được xuất ngũ và vẫn tiếp tục công tác trong ngành văn nghệ. Từ sau năm 1954 ông đã làm biên tập viên của báo Văn nghệ và sau đó một lần nữa ông chuyển công tác và trở thành một biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

Về sau, ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân văn giai phẩm và  từ đó ông lui về ẩn thân. Cuối cùng ông mai một và mất đi trong âm thầm.

B. Sự nghiệp văn học của nhà thơ Quang Dũng

Nhà thơ Quang Dũng được xem là một ngòi bút tiêu biểu với sắc thơ áo lính trữ tình tài hoa trong thời ký kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông được nhận xét là một người rất hiền từ, là một người sống tình cảm chan chứa tình người, luôn khiêm tốn, đạm bạc và đặc biệt không thích khoa trương, khoe mẽ tự cao hoặc tự nói về mình hay tác phẩm của mình.

Phong cách sáng tác nghệ thuật của ông vô cùng ấn tượng, ông có một phong cách rất riêng trên thi đàn Việt Nam với những bài thơ đặc sắc mang nặng hồn dân tộc cùng với cách dùng ngôn ngữ và hình ảnh thật mới lạ.

Bài thơ nổi bật nhất trong sự nghiệp của Quang Dũng đó chính là bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm này được viết vào năm 1948 khi ông tham dự “Đại hội toàn quân ở Liên khu III” tại làng Phù Lưu Chanh (tỉnh Hà Nam). Đây là một sáng tác mang đậm nét hào hùng, bi tráng, oanh liệt nhưng lại pha thêm vào chất lãng mạn nên được nhiều người yêu thích và cũng được lựa chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Quang Dũng đa tài với rất nhiều thể loại văn học khác nhau như: thơ ca, truyện ngắn, hồi ký. Đặc biệt thơ của Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói mây lung linh mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng lại từ chân trời nào xa vắng…

Một số tác phẩm tiêu biểu khác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • Mấy đầu ô (thơ, viết vào năm 1986)

  • Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, viết vào năm 1988)

  • Mùa hoa gạo (viết vào năm 1950)

  • Bài thơ sông Hồng (viết vào năm 1956)

  • Rừng Biển Quê Hương (viết vào năm 1957)

  • Đường lên châu Thuận (viết vào năm 1964)

  • Nhà đồi (viết vào năm 1970)

  • Làng Đồi đánh giặc (viết vào năm 1976)

  • Mây đầu ô (viết vào năm 1986)

  • Đôi mắt người Sơn Tây

  • Đôi bờ

  • Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc (viết vào năm 1988)

Chính bởi hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, hào hoa nên rất nhiều bài thơ của ông đã được phổ thành nhạc. Ví dụ như:

  • Bài Tây Tiến do nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc

  • Bài Kẻ ở do nhạc sĩ Cung Tiến phổ thành nhạc

  • Bài “Đôi mắt người Sơn Tây” là bài kết hợp  từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc

  • Đặc biệt bài thơ “Không đề” được 4 nhạc sĩ phổ nhạc với 4 cái tên bài hát khác nhau đó là: 

    • Có những cuộc tình không là trăm năm – do nhạc sĩ Việt Dũng phổ nhạc

    •  Em mãi là 20 tuổi do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu – Khúc Dương – Quang Vĩnh phổ nhạc

      .

Quang Dũng không chỉ được biết đến với danh nghĩa là một nhà thơ hay họa sĩ nổi tiếng, mà ông còn là một nhà soạn nhạc, ông đã tự sáng tác ca khúc nổi tiếng với nhan đề là Ba Vì, bài hát này đã thu hút được rất nhiều người yêu thích và nó cũng được trình bày nhiều lần trong các khu kháng chiến.

Năm 2001, Quang Dũng danh dự được truy tặng “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật”. Hiện nay để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông tại một trường tiểu học  ở thị trấn Phùng đã xây dựng một bức tượng Quang Dũng trong trang phục của người lính Tây Tiến.

C. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác vào năm 1948 khi ông đã rời đơn vị cũ và chuyển sang đơn vị khác công tác. Khi tham dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh (Hà Nam) tác giả đã bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm khó quên trong kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm gian khổ những cũng đầy kỷ niệm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã khiến ông rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn, là thiên liệu để nhà thơ viết nên bài “Tây Tiến”.

Với cảm hứng lãng mạn cùng ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng những người lính Tây Tiến được tô đậm trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và trữ tình. Hình tượng người lính Tây Tiến mang mọt vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa và đậm chất bi tráng.

Trên đây Butbi.hocmai.vn đã giới thiệu tới các bạn Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác chi tiết nhất của nhà thơ Quang Dũng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về người nghệ sĩ tài hoa này.

Rate this post