Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường | Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thông qua các nhận định. Khi nhắc đến tác giả của những áng văn thơ nổi tiếng viết về những dòng sông thì chắc hẳn không ai không biết đến nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là một trong những nhà văn tài hoa chuyên về thể loại bút kí với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến tiêu biểu như: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh lửa”, …
Tham khảo thêm:
1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937, thuộc cung Xử Nữ, cầm tinh con (giáp) trâu ( năm Đinh Sửu) tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Lớn lên ông sinh sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàng Phủ Ngọc Tường được xếp hạng thứ 67183 về độ nổi tiếng trên thế giới và đứng thứ 68 trong danh sách các Nhà văn nổi tiếng.
Từ khi sinh ra cho tới thời niên thiếu ông sinh sống và học tập tại Huế. Nhưng sau khi học hết bậc trung học, ông vào TP HCM để tiếp tục con đường học tập. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.
Sau đó ông lại quay trở về Huế và tiếp tục học tại trường Đại học Văn khoa Huế. Ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân triết tại ngôi trường này vào năm 1964.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1966, ông dạy học tại trường Quốc Học Huế và rất tích cực tham gia vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống quân Mĩ – Ngụy đòi lại độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Từ những năm 1966 – 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện rời xa gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta bằng các hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ.
Ông đã bắt đầu viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ, nhưng mãi đến năm 1978 ông mới kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng đã từng nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị như: Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế và làm Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, Sông Hương.
Phu nhân của ông là bà Lâm Thị Mỹ Dạ – bà cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng trên diễn đàn văn học Việt Nam. Bà cũng có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam bởi những tác phẩm văn học đặc sắc. Nối tiếp sự nghiệp văn chương của ông bà đó là hai cô con gái tên là Hoàng Dạ Thư và Hoàng Dạ Thi, hai người họ cũng đã từng làm thơ, viết văn và công tác tại Nhà xuất bản.
Từ năm 2012 cho đến nay, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn vô cùng tài hoa, uyên bác, đặc biệt trong thể loại bút kí. Mỗi một tác phẩm văn học của ông đều mang một phong cách viết rất độc đáo, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa chất trí tuệ và chất trữ tình được tổng hợp từ rất nhiều kiến thức, chủ đề và lĩnh vực khác nhau như: văn học, triết học, lịch sử, địa lí, khoa học… bất kì chủ đề nào cũng không làm khó được ông.
Những sáng tác của ông hấp dẫn, thu hút người đọc bởi lối hành văn hướng nội, súc tích và tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác hơn người cùng cái chất Huế đầy quyến rũ.
3. Các tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Các tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường phải kể đến như:
* Về thể loại bút ký:
+ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (được viết năm 1971).
+ Rất nhiều ánh lửa (được viết năm 1979), tác phẩm này đã đạt Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981.
+ Bản di chúc của cỏ lau (thể loại truyện ký, được viết năm 1984)
+ Hoa trái quanh tôi (được viết năm 1995)
+ Huế – di tích và con người (được viết năm 1995)
+ Ngọn núi ảo ảnh (được viết năm 2000)
+ Trong mắt tôi (thể loại bút ký phê bình, được viết năm 2001)
+ Rượu hồng đào chưa uống đã say (thể loại truyện ký, được viết năm 2001)
+ Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (thể loại bút ký văn hóa, được viết năm 2005)
+ Miền cỏ thơm (được viết năm 2007)
+ Đặc biệt tác phẩm bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (viết năm 1984), được xuất bản tại Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế. Đây là tác phẩm đặc sắc nhất làm lên tên tuổi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong sự nghiệp sáng tác văn học và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông. Tác phẩm này được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn 12 – THPT, nói về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua những góc nhìn đa chiều và từ các phương diện khác nhau, từ đó thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào sâu sắc của nhà văn với xứ Huế thân thương.
* Về thể loại thơ phải kể đến như:
Tác phẩm “Những dấu chân qua thành phố” và tác phẩm “Người hái phù dung”.
* Về thể loại nhàn đàm:
+ Nhàn đàm – Nhà xuất bản Trẻ, được viết năm 1997
+ Người ham chơi – Nhà xuất bản Thuận Hóa, được viết năm 1998
+ Miền gái đẹp – Nhà xuất bản Thuận Hóa, được viết năm 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
4. Hoàng Phủ Ngọc Tường và những thành tích đạt được
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vinh nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý, như:
-
Ông nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980.
-
Ông được Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vào các năm 1999 và 2008.
-
Ông nhận được Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (khóa 1998-2003).
-
Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật vào năm 2007.
Như vậy, với những tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được chia sẻ trên đây sẽ là nền tảng cho những cảm nhận của các bạn với những tác phẩm văn học của nhà văn, đặc biệt là tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có trong chương trình Ngữ Văn THPT mà bất kỳ bạn học sinh nào cũng sẽ trải qua.