T.S Vũ Tiến Lộc: Mỗi nông dân là một nhà khởi nghiệp

TP – TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, việc Quốc hội lựa chọn bốn lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông, nông nghiệp để chất vấn là rất đúng và trúng về các vấn đề, lĩnh vực mà cử tri và nhân dân rất quan tâm.

T.S Vũ Tiến Lộc: Mỗi nông dân là một nhà khởi nghiệp ảnh 1

Canh cánh nỗi lo lạm phát…

Tài chính, ngân hàng với hàng loạt chính sách mới chắc hẳn sẽ là mối quan tâm hàng đầu của cá nhân ông, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch?

Lĩnh vực tài khoá, tiền tệ rõ ràng đang là những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Trong bối cảnh chúng ta đang phục hồi kinh tế, xung đột Nga – Ukraine, biến đổi địa chính trị, kinh tế…thì việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời có thể vẫn tiếp tục các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế là điều rất quan trọng.

T.S Vũ Tiến Lộc: Mỗi nông dân là một nhà khởi nghiệp ảnh 2

Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo sự tích hợp, cộng hưởng, hài hoà giữa chính sách tài khoá, tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, trong khi đó vẫn “tiếp sức” được cho nền kinh tế và doanh nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Việc Quốc hội quan tâm, lựa chọn chất vấn, trao đổi với tư lệnh trong hai lĩnh vực này rất cần thiết, thể hiện sự quan tâm của cử tri cả nước: làm thế nào để nền kinh tế có thể hồi phục được, công ăn việc làm của người dân được đảm bảo, trong bối cảnh canh cánh nỗi lo lạm phát… Đây có lẽ là vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay.

Kích hoạt đầu tư toàn xã hội

Còn lĩnh vực giao thông thì sao khi hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm quốc gia đã và đang được trình ra Quốc hội, thưa ông?

Chúng ta đang bước vào giai đoạn phải triển khai một loạt các dự án trọng điểm để cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Theo xếp hạng của thế giới, Việt Nam đã có những cải thiện về giao thông đường bộ, nhưng thứ hạng, chất lượng hệ thống giao thông của chúng ta so với thế giới vẫn còn thấp. Đặc biệt, giao thông đường bộ đang là một điểm nghẽn lớn cho sự tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội):

Làm rõ bất cập trong lĩnh vực chứng khoán

Thị trường chứng khoán là kênh rất quan trọng để huy động các nguồn lực tham gia đầu tư và phát triển đất nước. Vì vậy, những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán nói riêng rất cần Bộ Tài chính báo cáo rõ với đại biểu Quốc hội. Những bất cập hiện nay vừa do thể chế gây ra nhưng cũng đồng thời do tổ chức thực hiện, do đó rất cần được quan tâm. Đặc biệt, cử tri rất mong chờ những nội dung này được các đại biểu Quốc hội nêu thẳng thắn, mang tính chất xây dựng trên nghị trường Quốc hội.

Điều đó giải thích tại sao chi phí logistics trong nền kinh tế Việt Nam cao gần gấp đôi so với chi phí chung toàn thế giới. Đây là điểm nghẽn rất lớn, hạn chế năng lực cạnh tranh cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Với các dự án đường cao tốc, Chính phủ đang phải “gia tốc” để thực hiện, như vậy một mũi tên sẽ trúng hai đích. Nghĩa là, sẽ thúc đẩy được đầu tư công, trở thành điểm kích hoạt vô cùng quan trọng cho đầu tư toàn xã hội, tạo tăng trưởng, công ăn việc làm và giải quyết vấn đề hạ tầng cho nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Như vậy, việc đầu tư vào các công trình giao thông lớn, đặc biệt Quốc hội lại đang cho ý kiến về 5 dự án lớn, tạo ra những động lực tăng trưởng mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng là điểm kích hoạt để kéo đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn.

Việc Quốc hội quan tâm đến các dự án giao thông và vai trò của Bộ GTVT trong lĩnh vực này cũng là vấn đề quan trọng, làm sao thực hiện được kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, đẩy mạnh đầu tư công nhưng phải kiểm soát được chất lượng, đặc biệt phòng ngừa được tham nhũng, trục lợi chính sách. Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cũng là điểm đột phá của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc, bắt đầu từ chiều 7/6 đến hết ngày 9/6. Qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, các nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp lần này gồm: tài chính; ngân hàng; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Khởi nghiệp ở nông thôn “không cô đơn nữa”

Bộ trưởng NN&PTNT lần đầu tiên ngồi “ghế nóng” với hàng loạt vấn đề đang đặt ra, chắc hẳn sẽ là phiên chất vấn được quan tâm, để qua đó tìm ra những giải pháp tối ưu cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

Nông nghiệp vẫn đang là trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Không chỉ vậy, nông nghiệp còn là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Xét về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và không gian phát triển rất lớn

Vấn đề bây giờ là phải chuyển nông nghiệp từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp. Có thể nói, nông nghiệp cũng phải đổi mới, sáng tạo, đưa tinh thần khởi nghiệp đến từng người nông dân, phải có tư duy của một nhà doanh nghiệp và đưa tinh thần khởi nghiệp về nông thôn.

Tôi rất ấn tượng khi gần đây có rất nhiều em học sinh ra trường có công ăn việc làm ở thành phố nhưng lại về nông thôn và khởi nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt thời gian vừa qua, đứng trước dịch bệnh, lao động ở thành phố về nông thôn và bây giờ vẫn chưa quay trở lại, có thể người ta sẽ chọn cuộc sống sắp tới sẽ là nông thôn.

Vấn đề lớn đặt ra là bây giờ phát triển kinh tế nông thôn như thế nào, khởi nghiệp ở nông thôn ra sao, thưa ông?

Mặc dù hiện nay, lao động ở các khu trung tâm, siêu đô thị như Hà Nội, TP HCM đang có sự thiếu hụt, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta tái cấu trúc lại sự phân bổ lực lượng lao động, không để lao động giản đơn tập trung quá nhiều vào các thành phố, để các thành phố, siêu đô thị của chúng ta trở thành những đại công trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan:

Dễ tổn thương nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân

Mọi diễn biến của kinh tế thị trường, tác động hàng ngày, hàng giờ đến nền kinh tế đất nước và bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân. Chúng ta không thể hài lòng với cái mà chúng ta gọi là “trụ đỡ”, bởi những rủi ro vẫn còn ở phía trước, đòi hỏi chúng ta phải thích ứng trong một điều kiện mới.

Khi Đại biểu Quốc hội thực thi quyền chất vấn sẽ tìm ra được vấn đề cho cả hai phía, cả cơ quan quản lý nhà nước và cho xã hội, để chúng ta đồng thuận nhau ở những vấn đề cốt lõi, nếu không nhiều khi sự đồng thuận, niềm tin trong xã hội sẽ mất. Lúc này, chúng ta cần sự hội tụ của niềm tin, vì khó khăn thì cả thế giới chứ không riêng chúng ta. Vấn đề là chúng ta có niềm tin và bình tĩnh để gặp nhau, để lan tỏa tinh thần đó.

Cần đưa công nghiệp về nông thôn, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với công nghiệp dịch vụ ở nông thôn, phát triển các đô thị vệ tinh để không gây quá tải. Điều này sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích, vừa đảm bảo sự lan toả phát triển, vừa bảo đảm nông nghiệp nông thôn có thu nhập tăng lên, có cơ hội về việc làm, giải quyết được vấn đề về môi trường, sự quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố…

Phát triển nông nghiệp nông thôn đang trở thành một hướng đi rất quan trọng của nền kinh tế, và phải làm với một tinh thần mới: khởi nghiệp trong nông nghiệp, biến mỗi người nông dân thành một nhà khởi nghiệp, đặc biệt là khuyến khích lực lượng trẻ sẽ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

Với tác động của kinh tế số hiện nay, một hộ nông dân ở một tỉnh thành phố nào đó, thậm chí vùng xa như Tây Bắc hay Tây Nguyên cũng có thể tiếp cận được với thị trường thế giới, bán sản phẩm của mình ra thế giới và tiếp thu những công nghệ của thế giới. Bây giờ nông dân hay người khởi nghiệp ở nông thôn không cô đơn nữa mà người ta làm trong một hệ sinh thái toàn cầu. Cho nên, cơ hội cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia đình ở nông thôn và khởi nghiệp ở nông thôn là vô cùng lớn, làm sao để có một hệ thống thể chế chính sách yểm trợ cho việc này.

Cảm ơn ông!

THÀNH NAM

Rate this post