Quê Mẹ

Jump to ratings and reviews

What do you think?

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945). Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản: Trước 1945 Hận chiến trường (tập thơ, 1937) Quê mẹ (truyện ngắn, 1941) Tôi đi học (truyện ngắn, 1941) Chị và em (truyện ngắn, 1942) Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943). Viết tặng hương hồn Thạch Lam. In trong tập Giai phẩm của Đời Nay năm 1943. Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943) Sau 1945 Những giọt nước biển ( tập truyện ngắn – 1956) Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ -1973) Thơ ca ( thơ – 1980) Thanh Tịnh đời và văn ( 1996) Ngoài ra còn rất nhiều truyện ngắn mà Thanh tịnh đã sáng tác ra như: Am Cu-ly Xe,…..

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945). Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản: Trước 1945 Hận chiến trường (tập thơ, 1937) Quê mẹ (truyện ngắn, 1941) Tôi đi học (truyện ngắn, 1941) Chị và em (truyện ngắn, 1942) Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943). Viết tặng hương hồn Thạch Lam. In trong tập Giai phẩm của Đời Nay năm 1943. Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943) Sau 1945 Những giọt nước biển ( tập truyện ngắn – 1956) Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ -1973) Thơ ca ( thơ – 1980) Thanh Tịnh đời và văn ( 1996) Ngoài ra còn rất nhiều truyện ngắn mà Thanh tịnh đã sáng tác ra như: Am Cu-ly Xe,…..

About the author

Thanh Tịnh nổi tiếng với Quê mẹ , tập truyện ngắn mang phong cách riêng gần gũi với Thạch Lam, Hồ Dzếnh trong những cảm nhận tinh tế và đượm buồn về cuộc sống của một lớp người nghèo nơi một làng quê miền Trung, xứ Huế, có tên là Mỹ Lý. Làng Mỹ Lý trong văn Thanh tịnh cũng giống như bao làng quê khác của Miền Trung: có một dòng sông nhỏ chảy qua; một cánh đồng làng rộn vui vào mùa gặt hái khi trai bạn đến; những đêm trăng cho người lớn trò chuyện và trẻ nô đùa; cái quạnh quẽ của một bến đò ngày mưa; một con đường sắt xuyên qua đồng làng để giữa cánh đồng trơ trọ bỗng mọc lên một cái ga xép với tiếng còi vảng trong đêm, với tiếng bánh xe tay lăn trên đường đá đón một chuyến khách khuya… Làng Mỹ Lý với những con người bình dị, chất phác với nếp sống quen thuộc từ lâu đời; những ước mơ và hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ gắn với những lo âu muôn thủa của đời người; con gái lấy chồng xa về thăm Quê mẹ; đẻ con so về nhà mẹ; những vui – buồn thoát đến thoát đi trên sông nước – “thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…” ; mối tình vừa nhen nhóm bỗng lụi tắt giữa cô gái quê và thầy ký ga phải đổi vùng… Quê mẹ – ấy là những nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía về những phôi pha, bất trắc của cuộc đời. Cũng không hiếm những nỗi buồn quặn thắt, như nỗi buồn của ông lão mù cùng đứa cháu kéo những chuyến xe không khác trong Am cu ly xe; hoặc pha chút huyền bí trong cảnh người chồng, người cha hóa hổ vì ngậm ngải quá hạn trong Ngậm ngải tìm trầm. Rất lâu đời và tưởng như cứ vĩnh viễn mãi thế, cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn của những lớp người lao động nghèo khổ.

Thanh Tịnh nổi tiếng với Quê mẹ , tập truyện ngắn mang phong cách riêng gần gũi với Thạch Lam, Hồ Dzếnh trong những cảm nhận tinh tế và đượm buồn về cuộc sống của một lớp người nghèo nơi một làng quê miền Trung, xứ Huế, có tên là Mỹ Lý. Làng Mỹ Lý trong văn Thanh tịnh cũng giống như bao làng quê khác của Miền Trung: có một dòng sông nhỏ chảy qua; một cánh đồng làng rộn vui vào mùa gặt hái khi trai bạn đến; những đêm trăng cho người lớn trò chuyện và trẻ nô đùa; cái quạnh quẽ của một bến đò ngày mưa; một con đường sắt xuyên qua đồng làng để giữa cánh đồng trơ trọ bỗng mọc lên một cái ga xép với tiếng còi vảng trong đêm, với tiếng bánh xe tay lăn trên đường đá đón một chuyến khách khuya… Làng Mỹ Lý với những con người bình dị, chất phác với nếp sống quen thuộc từ lâu đời; những ước mơ và hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ gắn với những lo âu muôn thủa của đời người; con gái lấy chồng xa về thăm Quê mẹ; đẻ con so về nhà mẹ; những vui – buồn thoát đến thoát đi trên sông nước – “thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…” ; mối tình vừa nhen nhóm bỗng lụi tắt giữa cô gái quê và thầy ký ga phải đổi vùng… Quê mẹ – ấy là những nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía về những phôi pha, bất trắc của cuộc đời. Cũng không hiếm những nỗi buồn quặn thắt, như nỗi buồn của ông lão mù cùng đứa cháu kéo những chuyến xe không khác trong Am cu ly xe; hoặc pha chút huyền bí trong cảnh người chồng, người cha hóa hổ vì ngậm ngải quá hạn trong Ngậm ngải tìm trầm. Rất lâu đời và tưởng như cứ vĩnh viễn mãi thế, cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn của những lớp người lao động nghèo khổ.

Want to read

Want to read

Want to read

Want to read

Can’t find what you’re looking for?

Get help and learn more about the design.

Rate this post