Phúc Kiến – Wikivoyage

Phúc Kiến là một tỉnh ở ven biển đông nam của đại lục Trung Quốc.
Phúc Kiến giáp với Chiết Giang ở phía bắc, với Giang Tây ở phía tây, và với Quảng Đông ở phía nam. Đài Loan nằm ở phía đông của Phúc Kiến, qua eo biển Đài Loan. Tên gọi Phúc Kiến bắt nguồn từ việc kết hợp tên gọi của hai thành Phúc Châu và Kiến Châu (tên cũ của Kiến Âu) trên địa phận vào thời nhà Đường. Tỉnh có đại đa số cư dân là người Hán và là một trong những tỉnh có văn hóa và ngôn ngữ đa dạng nhất tại Trung Quốc. Hầu hết tỉnh Phúc Kiến do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Tuy nhiên, các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

Các vùng

[

sửa

]

Thành phố

[

sửa

]

Các điểm đến khác

[

sửa

]

Tổng quan

[

sửa

]

Lịch sử

[

sửa

]

Những khám phá khảo cổ học gần đây đã chứng minh rằng cư dân bản địa ở Phúc Kiến đã tiến vào thời đại đồ đá mới vào giữa thiên niên kỉ thứ 6 TCN. Từ di chỉ Xác Khâu Đầu (壳丘头, cách nay 7450–5590 năm), một di chỉ thời kỳ đầu đồ đá mới trên đảo Bình Đàm (平潭岛) nằm cách khoảng 70 kilômét (43 mi) về phía đông nam Phúc Châu, rất nhiều công cụ làm bằng đá, vỏ, mai, xương, ngọc thạch và gốm (gồm cả bàn xoay làm gốm) đã được khai quật, cùng với bánh xe quay, một bằng chứng của hoạt động dệt. Di chỉ Đàm Thạch Sơn (昙石山) (cách nay 5500–4000 năm) ở ngoại ô Phúc Kiến trải qua cả hai thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng đá, tại đây đã tìm thấy các công trình tròn bán ngầm ở các mức thấp hơn. Di chỉ Hoàng Thổ Lôn (黄土崙) (khoảng 1325 TCN), cũng ở ngoại ô Phúc Châu, mang đặc điểm của thời đại đồ đồng.

Khu vực Phúc Kiến từng tồn tại vương quốc Mân Việt. Từ “Mân Việt” là kết hợp giữa từ “Mân” (閩/闽; Bạch Thoại tự: bân), có thể là tên một dân tộc và có liên hệ với từ để chỉ các dân tộc man di trong tiếng Hán là “man” (蠻/蛮; bính âm: mán; Bạch Thoại tự: bân), và “Việt” là lấy theo tên nước Việt thời Xuân Thu tồn tại ở khu vực tỉnh Chiết Giang ngày nay. Điều này là bởi vương tộc nước Việt đã bỏ chạy đến Phúc Kiến sau khi vương quốc của họ bị nước Sở tiêu diệt và sáp nhập vào năm 306 TCN. Mân cũng là tên của dòng sông chính trong khu vực Phúc Kiến, Mân Giang, song tên gọi người Mân có từ trước.

Nước Mân Việt tồn tại cho đến khi bị triều Tần bãi bỏ. Tuy nhiên, với việc nhà Tần sớm sụp đổ, nội chiến đã nổ ra giữa Hạng Vũ và Lưu Bang, sử gọi là Hán Sở tranh hùng; khi đó Vô Chư (无诸) đã quyết định xuất quân phụ giúp Lưu Bang. Sau đó, Lưu Bang giành chiến thắng và lập ra triều Hán; để thưởng công, năm 202 TCN, Hán Cao Tổ phục hồi địa vị cho Mân Việt là một vương quốc chư hầu, phong Vô Chư là Mân Việt vương. Vô Chư được triều Hán cho phép xây thành phòng thủ ở Phúc Châu cũng như một số địa điểm khác tại Vũ Di Sơn, chúng đã được khai quật trong những năm gần đây. Vương quốc của Vô Chư đã mở rộng phạm vi ra ngoài ranh giới của Phúc Kiến đến các vùng đất mà nay là phía đông Quảng Đông, phía đông Giang Tây, và phía nam Chiết Giang.

Sau cái chết của Vô Chư, Mân Việt duy trì truyền thống chiến đấu của mình và tiến hành một số cuộc viễn chinh chống lại các nước chư hầu láng giềng tại Quảng Đông, Giang Tây, và Chiết Giang, việc này diễn ra trong suốt thế kỷ thứ 2 TCN và chỉ bị ngăn chặn bởi triều Hán. Cuối cùng, hoàng đế triều Hán đã quyết định loại bỏ mối đe dọa tiềm tàng này bằng cách gửi lực lượng quân sự lớn tấn công Mân Việt từ tứ phía cả trên biển lẫn trên bộ vào năm 111 TCN. Những người lãnh đạo ở Phúc Châu đã đầu hàng để tránh một cuộc chiến vô ích, tuy nhiên quân Hán vẫn tiến hành hủy hoại cung điện, thành quách của Mân Việt; vương quốc đầu tiên trong lịch sử Phúc Kiến kết thúc tồn tại một cách đột ngột.

Sau khi triều Hán dần sụp đổ vào cuối thế kỷ 2, mở đường cho thời Tam Quốc. Tôn Quyền, người sáng lập ra nước Đông Ngô, đã phải mất gần 20 năm mới có thể khuất phục được người Sơn Việt, một nhánh Bách Việt sống ở vùng đồi núi. Làn sóng nhập cư đầu tiên của giới quý tộc người Hán đến khu vực Phúc Kiến ngày nay diễn ra vào đầu thế kỷ 4 khi triều Tây Tấn sụp đổ và miền Bắc Trung Quốc bị các các dân tộc Hồ xâu xé. Những người nhập cư này chủ yếu đến từ tám dòng họ ở miền trung Trung Quốc: Lâm, Hoàng, Trần, Trịnh, Chiêm (詹), Khâu, Hà và Hồ. Bốn họ đầu tiên vẫn là những họ chính của người dân Phúc Kiến hiện nay.

Tuy nhiên, địa hình gồ ghề và biệt lập với các khu vực lân cận đã góp phần khiến cho nền kinh tế và mức độ phát triển của Phúc Kiến tương đối lạc hậu. Bất chấp việc số người Hán trong khu vực đã tăng đáng kể, mật độ dân số ở Phúc Kiến khi đó vẫn còn thấp so với phần còn lại của Trung Quốc. Triều Tấn chỉ lập ra 2 quận và 16 huyện trên đất Phúc Kiến ngày nay. Giống như các tỉnh phía nam khác như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam, Phúc Kiến thường là một địa điểm để triều đình đương thời lưu đày các tù nhân và các nhân vật bất đồng. Đến thời Nam-Bắc triều, Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của các hoàng triều phương Nam.

Thời Đường (618–907) là một thời kỳ hoàng kim của phong kiến Trung Quốc. Khi triều Đường sụp đổ, Trung Quốc bị chia cắt trong suốt một thời kỳ được gọi là Ngũ Đại Thập Quốc. Trong thời gian này, đã có một làn sóng nhập cư thứ hai đến Phúc Kiến để tìm chốn nương thân, dẫn đầu là Vương Thẩm Chi, người này đã lập ra nước Mân với kinh đô đặt tại Phúc Châu. Tuy nhiên, sau khi quốc vương khai quốc qua đời, Mân quốc đã xảy ra xung đột nội bộ và sớm bị một nước phương Nam khác là Nam Đường tiêu diệt.[3]

Tuyền Châu là một hải cảng phồn hoa dưới thời Mân, và có lẽ là hải cảng lớn nhất ở Đông bán cầu khi đó. Vào đầu thời triều Minh, Tuyền Châu là khu vực binh lính tập hợp và cung cấp vật phẩm cho chuyến thám hiểm hàng hải của Trịnh Hòa. Việc hải cảng này phát triển hơn nữa bị cản trở do triều Minh đã ra lệnh hải cấm, và Tuyền Châu đã dần bị thay thế bởi các cảng Quảng Châu, Hàng Châu, Ninh Ba và Thượng Hải gần đó mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào năm 1550. Việc Uy khấu (hải tặc Nhật Bản) xâm nhập với quy mô lớn cuối cùng đã bị quân Trung Quốc và Toyotomi Hideyoshi của Nhật Bản xóa bỏ.

Thời Minh mạt và Thanh sơ đã xảy ra làn sóng lớn người tị nạn đến Phúc Kiến và 20 năm cấm buôn bán trên biển dưới thời Hoàng đế Khang Hy, một biện pháp nhằm chống lại những người vẫn trung thành với nhà Minh tại Đài Loan dưới quyền lãnh đạo của Trịnh Thành Công. Tuy nhiên, những người tị nạn này đã không ở lại Phúc Kiến mà sau đó lại di cư đến các khu vực thịnh vượng ở Quảng Đông. Năm 1689, triều đình nhà Thanh sau khi thu phục được Đài Loan đã chính thức hợp nhất hòn đảo này vào Phúc Kiến. Sau đó, người Hán bắt đầu di cư với số lượng lớn ra Đài Loan, và phần lớn cư dân Đài Loan hiện nay có nguồn gốc từ những người nhập cư đến từ miền Nam Phúc Kiến. Sau khi Đài Loan trở thành một tỉnh riêng vào năm 1885 và rồi bị nhượng cho Nhật Bản vào năm 1895, Phúc Kiến vẫn duy trì nguyên trạng cho đến nay. Phúc Kiến chịu ảnh hưởng đáng kể của Nhật Bản sau khi ký kết Hiệp ước Shimonoseki năm 1895 cho đến Chiến tranh Trung-Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau Cách mạng Tân Hợi, tỉnh Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1933, lộ quân 19 tiến hành binh biến và lập nên Trung Hoa Cộng hòa quốc, đặt thủ đô tại Phúc Châu. Nước cộng hòa này chỉ tồn tại trong 55 ngày từ 22 tháng 11 năm 1933 đến 13 tháng 1 năm 1934. Sau Nội chiến Trung Quốc, Phúc Kiến thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, riêng quần đảo Kim Môn và Mã Tổ do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan chiếm giữ, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cũng thành lập nên tỉnh Phúc Kiến, song bộ máy chính quyền cấp tỉnh này hiện nay không hoạt động trên thực tế. Eo biển Đài Loan đã từng xảy ra ba cuộc khủng hoảng giữa hai bên vào các năm 1954-1955, 1958 và 1995–1996.

Kể từ cuối thập niên, kinh tế Phúc Kiến ở vùng ven biển đã hưởng lợi rất nhiều từ sự gần gũi về mặt địa lý và văn hóa với Đài Loan. Chính quyền Phúc Kiến và chính phủ Trung ương Trung Quốc cũng đề xuất thành lập khu kinh tế Bờ tây Eo biển để khai thác hiệu quả lợi thế này. Năm 2008, Đài Loan là nhà đầu tư số một tại Phúc Kiến.[4]

Địa lý

[

sửa

]

Phúc Kiến nằm ở vùng ven biển phía đông nam Trung Quốc. Phúc Kiến giáp với Chiết Giang ở phía bắc, giáp với Giang Tây ở phía tây, giáp với Quảng Đông ở phía tây nam. Ở phía đông và phía nam của mình, Phúc Kiến giáp với biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và biển Đông. Đường bờ biển của Phúc Kiến kéo dài 535 km theo đường thẳng. Tuy nhiên do có nhiều vịnh và bán đảo, đường bờ biển trên thực tế dài khoảng 3.324 km, chiếm 18,3% chiều dài đường bờ biển Trung Quốc. Các vịnh lớn tại Phúc Kiến là vịnh Phúc Ninh (福宁湾), vịnh Tam Sa (三沙湾), vịnh La Nguyên (罗源湾), vịnh Mi Châu (湄洲湾), vịnh Đông Sơn (东山湾). Phúc Kiến có tổng cộng 1.404 đảo ven bờ, tổng diện tích của các hòn đảo này là khoảng trên 1.200 km².[5] Các đảo chính là Hạ Môn, Kim Môn, Bình Đàm (平潭岛), Nam Nhật (南日岛), Đông Sơn (东山岛).

Địa hình Phúc Kiến chủ yếu là đồi núi, theo truyền thống được mô tả là “Bát sơn, nhất thủy, nhất phân điền” (八山一水一分田). Ở phía tây bắc, địa hình cao hơn với dãy núi Vũ Di tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Phúc Kiến và Giang Tây, trong đó, núi Hoàng Cương (黄岗山) với cao độ 2.157 m là điểm cao nhất tại Phúc Kiến, cũng là điểm cao nhất vùng Đông Nam của Trung Quốc. Vành đai núi Phúc Kiến từ bắc xuống nam chia thành dãy núi Thứu Phong, dãy núi Đái Vân (戴云山脉), [[dãy núi Bác Bình Lĩnh (博平岭山脉). Đất đỏ và đất vàng là các loại đất chính của Phúc Kiến. Phúc Kiến là đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiều rừng nhất tại Trung Quốc, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,96% vào năm 2009.[6] Rừng tại Phúc Kiến có thể phân thành khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt ở trung và tây bộ và rừng mưa cận nhiệt đới gió mùa ở đông bộ.

Các sông chủ yếu tại Phúc Kiến là Mân Giang (闽江) dài 577 km, Tấn Giang (晋江) dài 182 km, Cửu Long Giang (九龙江) dài 258 km và Đinh Giang (汀江) dài 220 km. Với lượng mưa phong phú, lưu lượng nước hàng năm của các sông trên toàn tỉnh là 116,8 tỷ m³ nước, riêng lưu lượng dòng chảy bình quân của Mân Giang (1.980 m³/s) đã lớn hơn của Hoàng Hà (1.774,5 m³/s). Đa số các sông suối có độ dốc lớn và chảy nhanh, có nhiều ghềnh thác, dự trữ thủy lực lý thuyết đạt 10,46 triệu kW, công suất lắp đặt đạt 7,0536 triệu kW. Tại vùng duyên hải, do có nhiều vũng vịnh nên có thể lợi dụng thủy triều để sản xuất điện, với 3000 km² diện tích chịu ảnh hưởng của thủy triều, dự trữ năng lượng thủy triều có thể khai thác là trên 10 triệu kW. Phúc Kiến có bốn đồng bằng lớn là đồng bằng Chương Châu, đồng bằng Phúc Châu, đồng bằng Tuyền Châu và đồng bằng Hưng Hóa.

Phúc Kiến có khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu có lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 17-21°C. Mùa đông tại Phúc Kiến khá ấm áp, nhiệt độ tháng 1 tại vùng duyên hải là 7-10°C, tại vùng núi là 6-8°C. Mùa hè nóng với nhiệt độ dao động từ 20-39°C, chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới. Giáng thủy hàng năm đạt từ 1.400-2.000 mm, giảm dần từ đông nam đến tây bắc.

Ngôn ngữ

[

sửa

]

Hiện nay, tất cả những người có học ở Phúc Kiến nói tiếng Quan Thoại. Đây đã là ngôn ngữ của nền giáo dục của Trung Quốc từ những năm 1950 và bây giờ là ngôn ngữ chung tại Phúc Kiến như những nơi khác.

Tuy nhiên, Phúc Kiến cũng có hàng chục thổ ngữ riêng của mình. Địa hình miền núi, tại một thời gian gần như mọi thung lũng có ngôn ngữ riêng của mình. Những tiếng địa phương thường được mô tả với tiền tố “Mân” (闽 Mǐn), với Mân là một tên khác cho Phúc Kiến. Những tiếng địa phương là không hiểu lẫn nhau, mặc dù họ không chia sẻ những đặc điểm chung nhất định. Nói chung, nhóm phương ngữ Mân Trung Quốc là khác nhau nhất từ ​​tiêu chuẩn tiếng phổ thông của tất cả các địa phương trong Trung Quốc. Minnan có ít điểm tương đồng với tiếng phổ thông hơn tiếng Anh đã với Hà Lan.

Trong số các quan trọng nhất là Mân Nam thoại (闽南话 Mǐnnán Hua; tiếng Mân nam), nói tại Hạ Môn, Tuyền Châu, Chương Châu và các khu vực xung quanh. Có những biến thể thổ ngư nhẹ Minnan giữa ba thành phố, các phương ngữ Hạ Môn được coi là phương ngữ uy tín. Nhiều người ở Đài Loan nói cùng một ngôn ngữ, mặc dù họ có thể gọi nó là Đài Loan. Ở Malaysia và Singapore, cùng một ngôn ngữ được gọi là Phúc Kiến (từ Minnan cho Phúc Kiến). Ngôn ngữ của Hải Nam có liên quan chặt chẽ với Minnan, nhưng không hiểu lẫn nhau với nó.

Tiếng Mân Đong (闽东 Mǐn dong) hoặc tiếng Phúc Châu (福州话) phương ngữ được nói ở Phúc Châu và cũng có một số lượng lớn các diễn giả tại các khu vực duyên hải Bắc Bộ. Ở Malaysia và Singapore, nó được gọi là Hokchiu (từ Mindong cho Phúc Châu). Có những biến thể thổ ngư, các phương ngữ Mân Đông tại Phúc Châu và Phúc An, trong đó chỉ có khoảng 4 giờ đồng hồ bằng xe hơi, không hiểu lẫn nhau, mặc dù các phương ngữ Phúc Châu được coi là phương ngữ uy tín của Mân Đông.

Tiếng địa phương Mân khác bao gồm Mân Bắc (闽北 Mǐn Bei), Mân Trung (闽中 Mǐn Zhong) và Puxian, được đặt tên cho thành phố Phủ Điền và xung quanh huyện Xianyou.

Tiếng Khách Gia (客家) ở phía Tây Phúc Kiến, và trong một số khu vực khác của miền Nam Trung Quốc, được đưa ra khi những người tị nạn từ một trong những cuộc chiến tranh ở miền Bắc Trung Quốc trong vài thế kỷ trở lại. Hakka có nghĩa là “người khách”. Họ có ngôn ngữ Hakka riêng của họ (客家话; Kèjiāhuà), liên quan đến phương ngữ miền Bắc chứ không phải là bất kỳ ngôn ngữ Phúc Kiến khác.

Như với phần còn lại của Trung Quốc, tiếng Anh được không sử dụng rộng rãi, mặc dù hãng hàng không và nhân viên khách sạn cao cấp tại các thành phố lớn thường sẽ có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản.

Đến

[

sửa

]

Phúc Kiến được kết nối giao thông tốt với các địa phương trong Trung Quốc thông qua các hãng hàng không trong nước, xe buýt, đường cao tốc của Trung Quốc và mạng lưới tàu lửa.

Các sân bay chính là ở Hạ Môn và Phúc Châu, cả hai đều có các chuyến bay đến Hồng Kông và nhiều thành phố đại lục, cũng như các chuyến bay quốc tế đến một số thành phố châu Á khác. Hạ Môn cũng có các chuyến bay đến Amsterdam và kết nối quốc tế giá rẻ đến Manila, Singapore và Bangkok. Các danh lam thắng cảnh khu vực Wu Yi núi cũng có một sân bay với các kết nối trong nước tốt.

Có tuyến đường cao tốc tốt xung quanh tỉnh và ra khỏi nó vào các tỉnh lân cận. Có xe khách từ bất kỳ thành phố Phúc Kiến chính với bất kỳ thành phố lớn ở các tỉnh lân cận. Nhiều tuyến đường trong số những con đường qua núi (hoặc ít nhất là rất nhiều đồi núi) địa hình và những kỳ công của kỹ thuật liên quan đến rất nhiều cây cầu và đường hầm. Trong Thế chiến II, Nhật Bản kiểm soát phần lớn Phúc Kiến nhưng đã không chiếm được Tam Minh vì núi non. Ngày nay, chỉ lái xe vài giờ trên những con đường tốt từ Phúc Châu là đến được Tam Minh.

Có một tuyến đường sắt tốc độ cao trong dịch vụ nối Hạ Môn và Phúc Châu đến Ninh Ba, Hàng Châu và Thượng Hải, chủ yếu là chạy dọc theo bờ biển. Tốc độ hơn 200 km/giờ và chuyến đi Phúc Châu-Thượng Hải mất khoảng sáu giờ. Mở rộng về phía nam tới Thâm Quyến và sâu vào trong nội địa đến Nam Xương ở Giang Tây được lên kế hoạch.

Có tàu thủy đến đảo Đài Loan kiểm soát được đặt gần bờ biển Phúc Kiến – từ Mawei, một vùng ngoại ô của Phúc Châu, đến Matsu và từ Hạ Môn đến Kinmen. Từ những hòn đảo này, nó có thể tiếp tục các hòn đảo chính của Đài Loan.

Đi lại

[

sửa

]

Xem

[

sửa

]

Làm

[

sửa

]

Ăn

[

sửa

]

Uống

[

sửa

]

An toàn

[

sửa

]

Tiếp theo

[

sửa

]

Tạo thể loại

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!

Rate this post