Phủ thờ và Lăng mộ nhà thơ Tuy Lý Vương – Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Phủ thờ và Lăng mộ nhà thơ Tuy Lý Vương – Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Phủ thờ nhà thơ Tuy Lý Vương: Số nhà 98, đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế. Cách thành trung tâm phố Huế khoảng 1.500m.

Lăng mộ nhà thơ Tuy Lý Vương: Đường Bùi Thị Xuân, thành phố Huế, cách ga Huế khoảng 2km.

Tuy Lý Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Trinh, danh sỹ lớn dưới thời Nguyễn. Ông sinh ngày 19/12 năm Kỷ Mão (3/2/1820) tại kinh thành Huế, là con thứ 11 của vua Minh Mạng, em cùng cha khác mẹ với Tùng Thiện Vương (Nguyễn Phúc Miên Thẩm).

Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi, lớn lên học vấn uyên thâm, tinh thông nghề thuốc. Ông từng làm quan to dưới triều Thành Thái, nhưng ông rất mê sáng tác thơ văn và để lại cho người đời sau nhiều tác phẩm văn học lớn: Vĩ Dạ hợp tập, Vĩ Dạ văn tập, Vĩ Dạ thi tập, Nam cầm khúc… Tài năng văn học của ông không chỉ được nhắc đến trong văn đàn Việt Nam, mà còn được lưu truyền rộng rãi ra bên ngoài. Năm 1981, nhà xuất bản Gallin Mard (Paris) xuất bản tập thơ của các thi nhân 10 thế kỷ, trong đó có ông.

Nhà thơ Tuy Lý Vương tạ thế ngày 24/10 năm Đinh Dậu (18/11/1897) tại Huế thọ 77 tuổi. Thi hài của ông được an táng bên cạnh phần mộ thân mẫu là bà Lê Tiệp Dư.

Phủ thờ ông được xây dựng năm 1898, là một ngôi nhà rường ba gian hai chái tiêu biểu của nhà rường xứ Huế. Nhà thờ đã qua nhiều lần trùng tu.

Di tích Phủ thờ và lăng mộ nhà thơ Tuy Lý Vương được công nhận là di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 866/QĐ-VH, ngày 20/5/1991 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch)./.


Rate this post