PHẠM HỔ VÀ THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.93 KB, 43 trang )

Nhà thơ Phạm Hổ không những chỉ viết thơ văn cho thiếu nhi mà còn

một số tác phẩm viết cho người lớn cũng được đón đọc.

Có thể nói Phạm Hổ là nhà văn đa tài. Ngoài thơ, văn, kịch ông còn

viết cả lý luận phê bình và dịch thuật. Ở mỗi thể loại tác giả đều để lại dấu ấn

riêng trong mỗi sáng tác của Phạm Hổ và đằm thắm tình người.

Năm 1994 ông nghỉ hưu. Ông mất ngày 4/5/2007.

1.2. Sự nghiệp văn chương

Nhắc tới Phạm Hổ trước hết phải nhắc tới sự nghiệp văn chương và

những đóng góp của ông cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. Ông sáng tác

nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch và phê bình văn

học… cho cả người lớn và trẻ em. Dù viết văn xuôi, kịch hay thơ … bất cứ

thể loại nào, người đọc cũng nhận ra “chất thơ” trong tác phẩm của Phạm Hổ.

Tính từ tập thơ đầu tiên Em tre (1949) đến năm 1993, Phạm Hổ đã có

11 tập thơ, 9 tập truyện, 4 vở kịch viết cho các em. Ngoài ra, ông có 8 tập thơ,

văn cho người lớn.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Phạm Hổ hoạt động văn

nghệ ở liên khu V. Ông in tập Em vẽ Bác Hồ (1948) và Lúa non (1952). Hai

tập thơ này bắt đầu bộc lộ thiên hướng viết cho thiếu nhi của ông.

Với hơn 60 năm chuyên tâm sáng tác, ông cho ra đời 25 tập thơ trong

đó chủ yếu dành cho thiếu nhi. Những tập thơ tiêu biểu và được trao giải

thưởng văn học gồm:

– Tập thơ Chú bò tìm bạn giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi

năm 1957-1958.

– Chú vịt bông (thơ) giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm

1967-1968.

– Những người bạn im lặng (thơ) giải chính thức về thơ viết cho thiếu nhi

của hội đồng văn học thiếu nhi , Hội nhà văn Việt Nam (1986).

– Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân

khấu tổ chức với vở kịch Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1986).

Viết cho các em, ngòi bút của Phạm Hổ khá linh hoạt với những cách

chuyển đổi từ góc nhìn đến giọng điệu, lúc là giọng điệu trẻ thơ nói với nhau,

10

lúc là giọng các cháu trò chuyện với thế giới thiên nhiên và cũng có lúc là

giọng của một người ông, một người cha, người anh ôn tồn, nhân hậu… Thế

giới trẻ thơ trong sáng tác của Phạm Hổ khá phong phú, vừa gần gũi với

những trò chơi, sinh hoạt học hành, lại vừa dẫn dắt suy tưởng làm tâm hồn

các em bay bổng hơn.

11

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ

NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NỘI DUNG

2.1. Chủ đề tình bạn

Phạm Hổ thừa nhận “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống

con người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tôi viết cho tình

bạn”.

Với trẻ thơ, ông đặc biệt quan tâm và chú ý tới câu chuyện bạn bè trong

cuộc sống. Vì theo ông, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn, chỉ với tình bạn mà

các em thật sự có nét đồng điệu trong vui chơi và học tập hứng thú. Chính vì

vậy mà thơ ông đã khơi dậy và phát huy tối đa, niềm vui và sự sáng tạo của

trẻ nhỏ trong sáng tác.

Ở tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ, chủ đề tình bạn được trở

đi trở lại. Có một số bài thơ thuộc loại hay nhất trong thơ ca Phạm Hổ thuộc

chủ đề này. Tiêu biểu như: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người

bạn im lặng, Bạn nào thích nhảy…

2.1.1 Tình bạn trong thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu

Bằng sự quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm của mỗi

con vật. Ông đã chọn ra những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng

những loài vật đáng yêu, đáng quý. Nắm bắt được tâm lý trẻ em, Phạm Hổ

không đi tìm hiểu đời sống và những hoạt động loài vật mà ông chủ yếu khai

thác những “tính cách”, những vẻ đẹp của chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ, các con

vật được ông nhắc tới vừa phong phú, đa dạng lại mang những nét tính cách

ngây thơ, hồn nhiên.

Những người bạn đáng yêu đó là những con vật ngộ nghĩnh, những

người bạn mà các em vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như các chú

chó, chú mèo, con ngỗng, con chim , con bò, con bê, con cá… Thế giới loài

vật trong thơ ông là một thế giới cực kỳ sinh động. Tác giả luôn tạo ra nụ cười

12

dí dỏm, tạo nên chất hài hước, tươi tắn cho cuộc sống, tạo nên cái duyên

riêng.

Bài thơ thể hiện thành công câu chuyện tình bạn trong thế giới loài vật,

phải kể tới bài thơ Rong và Cá. Từ bức họa của một họa sĩ Trung Quốc mà

nhà thơ Phạm Hổ đã diễn tả bằng bức tranh nghệ thuật ngôn từ, đem lại cho

trẻ thơ Việt Nam món quà xinh xắn đậm màu sắc dân tộc. Nhân vật Rong và

Cá là hai nhân vật đáng yêu. Họ trở thành diễn viên đem đến một màn vũ kịch

đẹp. Cái đẹp từ màu sắc trang điểm: Cô rong xanh, đuôi cá xanh, hồng; cái

đẹp bởi dáng vẻ mềm mại và nhẹ nhàng của cô Rong. Cái đáng yêu của” đàn

cá nhỏ” quanh cô Rong cùng điệu múa như các vũ công đẹp làm sao? Họ uốn

lượn và quấn quýt bên nhau, cái đẹp hài hòa, yên bình và nhẹ nhàng. Cô Rong

và đàn cá nhỏ hẳn rất quý mến nhau mới có sự kết hợp tuyệt vời đến thế:

“Có cô rong xanh

Đẹp như tơ nhuộm

Giữa hồ nước trong

Nhẹ nhàng uốn lượn

Một đàn cá nhỏ

Đuôi xanh, đuôi hồng

Quanh cô rong đẹp

Múa làm văn công”

Bài thơ Thỏ dùng máy nói nói về một chú thỏ đa nghi và ngốc nghếch,

nghe máy điện thoại mà chú cứ đòi nhìn thấy người ở đầu dây bên kia thì chú

ta mới tin tưởng đó là bạn mình. Đấy là sự lém lỉnh của chú thỏ. Tình cảm

bạn bè thân thiết ở đây toát lên từ sự vui đùa, đôi bạn xưng hô với nhau cũng

thật gần gũi “tớ” và “cậu”,”Thỏ” và “Mèo”:

“- Thỏ đây! Ai nói đấy

Mèo à? Mèo thế nào?

Mình không trông thấy cậu

Nhỡ đứa khác thì sao”

Bài thơ Chơi ú tim kể lại cuộc chơi của Mèo và Chó. Nó như câu

chuyện nhỏ. Khi đến lượt Chó trốn Mèo đi tìm thì Chó trốn sau tủ, Mèo bất

ngờ phát hiện ra nhờ cái đuôi Chó đang phe phẩy dưới chân tủ đó. Ấy vậy mà

13

Rate this post