PD là gì? Khám phá nghề pd và những điều thú vị bạn chưa biết
Với sự phổ biến của mạng xã hội, chắc chắn ai cũng đã từng ít nhất 1 lần nhìn thấy từ “PD”. Vậy PD là gì? Chúng có ý nghĩa như nào? Hãy cùng Thợ Sửa Xe tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu PD là gì?
PD là gì? PD là một từ viết tắt của rất nhiều cụm từ khác nhau. Do đó, tùy từng hoàn cảnh, chúng ta có thể hiểu PD theo một ý nghĩa khác nhau.
Nếu xét về thành phần hóa học, PD chính là từ viết tắt của Paladi (hay còn được gọi là Palladium) – một trong những kim loại quý hiếm nhất trên thế giới.
Palladium có màu trắng gần giống với bạc, được phát hiện vào năm 1803. Hơn nữa, Palladium có trữ lượng vô cùng nhỏ trên trái đất, vậy nên chúng còn được nhiều người biết đến là loại kim loại đắt nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
Nếu xét trên lĩnh vực làm việc, PD được hiểu là Project Director hoặc Producer. Đây là từ miêu tả một người đang chịu trách nhiệm quản lý một dự án nào đó, nhất là trong ngành giải trí truyền hình.
Họ có thể là người quản lý dự án, kiểm soát ngân sách hoặc quản lý nhân sự, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hướng công việc của mọi người.
Những người làm nghề PD thường có tố chất lãnh đạo rất tốt, có trách nhiệm và biết dẫn dắt đội nhóm. Ngoài ra, họ còn có thể sáng tạo và đưa ra những ý tưởng độc đáo nhằm thu hút khán giả.
Vì thế, trong những năm gần đây, lượng người theo đuổi nghề PD ngày một tăng và cạnh tranh khốc liệt.
Tại sao nghề PD lại được mọi người quan tâm?
Liệu bạn có thắc mắc rằng: PD là gì mà khiến nhiều người đổ xô ứng tuyển như thế? Thực chất, PD là từ chỉ những người lên toàn bộ kế hoạch triển khai cho một chương trình với đầy rẫy ý tưởng độc đáo, thu hút và giữ chân khán giả.
Ngoài ra, công việc chính của họ còn là tuyển chọn diễn viên, đặt ngân sách cho chương trình và chỉ đạo quay/sản xuất video tại phim trưởng. Có thể thấy, PD là những người cực kỳ quan trọng trong quyết định toàn bộ tương lai của chương trình.
Hơn nữa, do là người trực tiếp lựa chọn khách mời, diễn viên nên PD thường rất được giới nghệ sĩ kính trọng.
Đặc biệt, dù chỉ là người đứng đằng sau cho thành công của cả 1 show giải trí, thế nhưng PD sẽ luôn được biết biến khi đi cùng dàn nghệ sĩ tham gia của mình.
Làm sao để trở thành một PD?
Vì phải dẫn dắt toàn bộ chương trình, nên PD phải là người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có thể lãnh đạo đội nhóm linh hoạt. Đồng thời, để trở thành PD cho một gameshow, bạn cũng cần trải qua 3 vòng tuyển chọn gắt gao như sau:
- Vòng 1: Nộp hồ sơ & giới thiệu bản thân
Tất cả ứng viên khắp nơi sẽ gửi CV về nhà đài, do đó tỉ lệ cạnh tranh ở vị trí này là rất cao. Vì vậy, để hồ sơ của mình được ưu tiên tuyển chọn, bạn cần làm nổi bật được tính sáng tạo của bản thân, trình độ học vấn và các kinh nghiệm trước đó vào CV.
- Vòng 2: Kiểm tra viết
Đây được đánh giá là vòng thi khó nhằn nhất đối với các ứng viên PD bởi bạn sẽ phải trải qua một bài kiểm tra trình độ viết dài như tiểu luận. Mặc dù là người chỉ đạo sản xuất của chương trình, thế nhưng để có thể sắp xếp được nội dung một cách hài hòa, hợp lý, thì bạn phải có khả năng diễn đạt rõ ràng.
- Vòng 3: Phỏng vấn chuyên sâu
Nếu bạn đã xuất sắc vượt qua 2 vòng thi trước đó thì bạn sẽ tiếp tục được có mặt trong vòng phỏng vấn của tổ chuyên môn.
Mỗi đài sẽ có một hình thức phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên đa phần ứng viên sẽ điều cần trải qua 3 giai đoạn, đó là: phỏng vấn năng lực, phỏng vấn chuyên sâu trong từng khía cạnh và phỏng vấn đánh giá năng lực quyết định kết quả.
Nhìn chung, yêu cầu của vòng phỏng vấn này là rất cao, thế nên các ứng viên nên chuẩn bị một tinh thần thật tỉnh táo và một vốn kiến thức sâu rộng; đảm bảo có đủ tâm – tầm để dẫn dắt toàn bộ chương trình.
Đặc biệt, nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể dấn thân vào con đường PD chuyên nghiệp bằng cách tham gia dẫn cho các show ở trường, ở xóm và tích cực mở rộng network với những người sừng sõi trong nghề. Bởi những người đó có thể nhìn thấy rõ được năng lực của bạn và sẵn sàng giới thiệu nếu có show phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về PD mà Thợ Sửa Xe đã tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu được PD là nghề gì và những cách để tạo thành một PD chuyên nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp về bài viết trên, đừng quên để lại 1 bình luận để thosuaxe.vn phản hồi sớm nhất có thể nhé!