Ở Thuỵ Sỹ, người ta nói tiếng gì?

Du học tại Thuỵ Sỹ, hầu hết sinh viên quốc tế theo học chương trình dạy bằng tiếng Anh. Tuy vậy, để hoà đồng với cuộc sống Thuỵ Sỹ, dễ xin thực tập và việc làm tại Thuỵ Sỹ, bạn nên học thêm tiếng bản địa.

Mục Lục Bài Viết

  • Thụy Sỹ là đất nước như thế nào?
  • Ở Thuỵ Sỹ, người ta nói tiếng gì?
  • Tôn Giáo
  • Môi trường trong sạch bền vững của Thuỵ Sỹ

Thụy Sỹ là đất nước như thế nào?

Sau đây là một số thông tin thực tế về Thuỵ Sỹ bạn nên biết trước khi xách ba lô lên đường du học Thuỵ Sỹ. Những thông tin này cũng hữu ích khi bạn đi phỏng vấn visa du học Thuỵ Sỹ, khi cán bộ nhận hồ sơ muốn đánh giá hiểu biết của bạn về đất nước bạn lựa chọn đến để du học.

(Rất nhiều người nhầm tưởng Geneva hoặc Zurich là thủ đô của Thụy Sỹ)

Thủ đô: Bern (rất nhiều người nhầm là Geneva)

Số bang: 26 (Thuỵ Sỹ là đất nước liên bang tuy mỗi bang rất nhỏ).

Diện tích: 41.200 km2 (gấp khoảng 13 lần Hà Nội và gần như gấp 20 lần Sài Gòn)

Tổng chiều dài bên giới: 1.852 km trong đó: tiếp giáp với Áo (164 km), với Pháp (573 km), với Đức (334 km), với Ý (740 km) và với Liechtenstein (41 km).

Khoảng cách từ Bắc đến Nam: 220 km

Khoảng cách từ Đông sang Tây: 346 km

Điểm cao nhất: đỉnh Dufour thuộc dãy núi Monte Rosa cao 4.634 m

Điểm thấp nhất: Hồ Maggiore (Ticino) 193 m

(Hồ Maggiore là nơi có địa hình thấp nhất Thụy Sỹ)

Số lượng hồ: 1.484

(Không có biển, nên hồ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Thụy Sỹ)

Số lượng Sông băng: 140

Dân số cả nước: khoảng 8 triệu

Khu vực sản xuất chiếm diện tích 30.753 km2 – đây là những nơi không có sông, hồ, cây cối phi sản xuất và cũng không có thảm thực vật.

Dãy núi Jura, cao nguyên và dãy An-pơ tạo nên ba khu vực địa lý chính của đất nước.

Thụy Sĩ có mật độ dân số cao (193 người/km2 ở các khu vực sản xuất). Ở các khu vực đông dân cư – chiếm khoảng 20% diện tích Thụy Sĩ, mật độ dân số là 590 người/ km2.

Dân số Thụy Sĩ đang biến đổi theo xu hướng đa ngôn ngữ, độ tuổi trung bình tăng và tỷ lệ lớn người nước ngoài nhập cư càng ngày càng tăng. Hơn 22,7% dân số cư trú tại không có quốc tịch Thụy Sĩ. Độ tuổi trung bình tăng lên bởi mọi người sống lâu hơn và có ít con hơn.

(Bản đồ phân bố ngôn ngữ của người Thụy Sỹ)

Ở Thuỵ Sỹ, người ta nói tiếng gì?

Thụy Sỹ có bốn ngôn ngữ chính là ngôn ngữ quốc gia phân bố không đều ở các vùng khác nhau và ngoài ra còn vô số các phương ngữ khác.

  • Tiếng Đức ( 65,6% ): tiếng Đức là ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Thụy Sĩ: có 19 trên tổng số 26 bang của Thụy Sĩ sử dụng tiếng Đức làm ngôn ngữ chính.
  • Tiếng Pháp (22,8% dân số dử dụng tiếng Pháp) được sử dụng ở các bang phía Tây Thụy Sỹ, gồm: Geneva, Jura, Neuchâtel và Vaud. Vùng này có biên giới giáp ranh với Pháp.

Ba bang song ngữ là: Bern, Fribourg và Valais sử dụng cả tiếng Pháp và tiếng Đức.

  • Tiếng Ý (8.4% dân số nói tiếng Ý) được nói ở Ticino và bốn thung lũng phía nam của bang Graubünden.
  • Tiếng Rhaeto-Rumantsch (có 0,6% dân số nói tiếng Thụy Sĩ cổ này). Tiếng Rumantsch chỉ được nói ở bang Graubünden – bang sử dụng ba ngôn ngữ. Hai ngôn ngữ còn lại là tiếng Đức và Ý. Rumantsch cũng giống như tiếng Ý và Pháp, đều bắt nguồn từ tiếng Latin.

Các ngôn ngữ khác (5,6%) là do người nước ngoài đến sinh sống ở Thụy Sĩ nói ngôn ngữ riêng của họ. Điều tra năm 2000 cho thấy ngôn ngữ của người Serbia/Croatia là nhóm ngoại ngữ đông nhất, chiếm tới 1,4% dân số, trong khi Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của khoảng 1% dân số.

Tôn Giáo

Tôn giáo của đa số người dân sinh sống tại Thụy Sĩ là Kitô giáo, trong đó khoảng 42% là người Công Giáo La Mã và 35% theo đạo Tin Lành (số liệu năm 2002). Ngoài ra còn có nhiều tôn giáo khác ở Thụy Sĩ như: Hồi giáo (4%), Phật giáo (0,3%), người Do Thái (0,2%). Số lượng người không theo tôn giáo đã tăng lên đáng kể, chiếm 11%.

Môi trường trong sạch bền vững của Thuỵ Sỹ

Thuỵ Sỹ là quốc gia của những nhà tái chếCông dân Thụy Sĩ vô địch trong lĩnh vực tái chế (94 % thủy tinh cũ và 81% thùng chứa bằng nhựa PET được đưa đến các điểm thu gom đặc biệt thay vì các thùng rác của hộ gia đình).

Diện tích đất rừng đang tăng lên: Luật pháp suốt 125 năm nay đảm bảo rằng 30% bề mặt của Thụy Sĩ phải được rừng bao phủ – và đang phát triển theo xu hướng ngày càng tăng. Rừng giúp ngăn chặn lở tuyết và giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.

(Thụy Sỹ có bầu không khí trong sạch bậc nhất thế giới)

Sinh thái học xếp hạng cao ở Thụy Sĩ: Vô số các nghiên cứu đã chứng minh rằng Thụy Sĩ là quốc gia được xếp hạng cao nhất thế giới về tính bền vững.

Chương trình Chuyển động Thụy Sỹ: luôn được đề cao quanh năm và tạo thành phong cách sống. Chương trình giúp phối hợp và thúc đẩy các hoạt động đi bộ đường dài, đi xe đạp, xe đạp leo núi, trượt băng và lái ca nô phục vụ cho giải trí và du lịch tại Thụy Sĩ.

Mạng lưới đường xá dài hơn 20.000 km của Thụy Sĩ được kết hợp hoàn hảo với hệ thống giao thông công cộng nhằm đảm bảo chuyến đi được diễn ra liền mạch và thuận lợi nhất!

Công viên cấp Quốc gia: Các công viên cấp quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và cải thiện môi trường sống tự nhiên cũng như những cảnh quan đặc biệt ở Thụy Sĩ. Tổng cộng có 18 công viên đang hoạt động cũng như sẽ được xây dựng trong tương lai gần, chiếm diện tích 6.109 km2, tương ứng với 14,8 % diện tích Thụy Sĩ.

Mời các bạn liên hệ với công ty Cầu Xanh để được hỗ trợ tốt nhất về du học.

Đồng hành cùng du học sinh không chỉ trong suốt quá trình làm hồ sơ xin nhập học và xin visa, với thành viên có quốc tịch Thuỵ Sỹ, mọi thành viên đều am hiểu và có kinh nghiệm thực tế, Cầu Xanh đảm bảo cập nhật thông tin, một dịch vụ “coaching” hoàn hảo, hỗ trợ học sinh hòa nhập xã hội và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình du học ở nước ngoài.

Tự hào là công ty tư vấn du học Thuỵ Sỹ hàng đầu tại Việt Nam, Cầu Xanh cung cấp rất nhiều HỌC BỔNG DU HỌC THỤY SỸ các ngành Du lịch khách sạn, tài chính ngân hàng, kinh doanh …

VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP.

Rate this post