Nụ cười Gagarin: Quyền lực mềm của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

Nụ cười Gagarin: Quyền lực mềm của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

“Còn Gagarin là một người, một con người bằng xương bằng thịt, một nhân vật rất thú vị… Ông toát lên vẻ ấm áp, cuốn hút. Và đặc biệt là nụ cười của ông! Tất cả những ai tôi từng hỏi chuyện về ông đều nhớ về nụ cười dễ mến đó.”

Ở Anh, sự yêu mến người dân dành cho Gagarin đã khiến chính quyền ngạc nhiên.

“Ông ấy rõ ràng là đã gặp Thủ tướng MacMillan và Nữ Hoàng tại Điện Buckingham, nhưng cả hai cuộc gặp này đều không được tính đến trước khi ông tới Anh. Chính phủ Anh đã rất bối rối khi một mặt phải công nhận thành tựu công nghệ không gian của Liên Xô. Đó là một thành tựu công nghệ vĩ đại – và đồng thời công nhận sự dũng cảm của cá nhân ông… đó là một cuộc phiêu lưu cực kỳ mạo hiểm.”

Về sau này người ta mới biết rằng Gagarin đã may mắn sống sót khi thực hiện chuyến bay – không phải vì các vấn đề trong không gian, mà vì module đưa ông quanh về Trái Đất đã không thể tách khỏi module bay quanh quỹ đạo đúng cách. Các sợi dây cáp không được cắt đứt đúng yêu cầu và hai khoang lái đã quay dữ dội cho đến khi các sợi dây đồng hoàn toàn đứt ra. Chỉ sau đó, Gagarin mới có thể phóng dù ra khỏi module khoang lái và hạ cánh trở lại Trái Đất an toàn.

“Vì vậy, khi ông ấy đến thăm, tất cả mọi người ở phương Tây đều thừa nhận rằng đây là một thành tựu to lớn của Liên Xô.”

“Các chính trị gia cao cấp của Anh bị đặt vào tình thế vô cùng khó xử. Một mặt họ muốn ghi nhận thành tựu to lớn của Liên Xô, nhưng mặt khác họ lại không muốn làm mất lòng các đồng minh bên kia Đại Tây Dương. Vào thời điểm đó, chương trình không gian của Mỹ đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp người Nga.

“Cuối cùng thì cũng có cách thỏa hiệp, đó là lời mời Gagarin đến thăm Vương quốc Anh không phải đến từ chính phủ Anh mà đến từ nhiều cấp khác nhau – bao gồm cả thị trưởng Newcastle.”

Một cuộc triển lãm quảng bá cho Liên Xô, được mở một ngày trước khi Gagarin đến, là một cái cớ nữa nhằm mở đường cho chuyến đi của ông.

Mặc dù vào thời điểm đó Gagarin đã từng ghé thăm thủ đô Praha của Tiệp Khắc khi đó và thủ đô Helsinki của Phần Lan, ông Singh nói, nhưng chuyến thăm thủ đô London là mới là đỉnh cao vì “nơi đó là trung tâm của thế giới tư bản phương Tây”.

Một Gagarin luôn mỉm cười, theo Ellis, là “một gương mặt ưa nhìn hơn đại diện cho thế giới cộng sản. Gagarin là một nhân vật đầy sức cuốn hút. Ông là hiện thân của Liên Xô và hành trình mà họ trải qua. Ông có một tuổi thơ bị tàn phá bởi chiến tranh… ông đi từ hợp tác xã trang trại đến những vì sao chỉ trong 27 năm. Quá trình đó cũng biểu trưng cho thành tựu mà Liên Xô đã đạt được.”

Khi cha mẹ ông dự lễ diễu hành ăn mừng ông ở Quảng trường Đỏ, họ được yêu cầu ăn mặc giản dị, nhằm củng cố thêm lý tưởng “từ con trai người thợ mộc trở thành phi hành gia đầu tiên bay vào không gian” mà giới lãnh đạo Liên Xô muốn thể hiện ra công chúng.

Sự tôn vinh gốc gác bình dân của Gagarin đi xa hơn cả cuộc chiến tranh lạnh giữa phương Đông và phương Tây, Ellis nói.

Thời kỳ đầu thập niên 1960 là giai đoạn có sự thay đổi toàn cầu to lớn, với nhiều vùng thuộc địa cuối cùng cũng giành được độc lập.

Ellis nói rằng những thành công của Gagarin – và những thành tựu to lớn của Liên Xô – là “mô hình phát triển” cho nhiều quốc gia vừa mới ra đời.

“Về cơ bản, Liên Xô đang động viên họ rằng, ‘Hãy nhìn xem, chúng tôi đã trải qua những điều tương tự như các bạn, chúng tôi từng lạc hậu về công nghệ, và giờ chúng tôi đã cố gắng vươn lên phía trước và bay vào vũ trụ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn’.”

Một Gagarin luôn tươi cười là gương mặt dễ nhìn của công chúng đại diện cho một thứ gì đó kỳ vĩ hơn – một ngành công nghiệp khổng lồ có thể thiết kế và chế tạo tên lửa đưa con người bay vào không gian.

Chuyến đi của Gagarin bao gồm một điểm dừng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (về lý thuyết, ông không hề đặt chân lên đất Mỹ vì trực thăng đưa ông đi thẳng từ sân bay đến trụ trở Liên Hiệp Quốc), và cả những quốc gia mới giành được độc lập như Ấn Độ, Sri Lanka và Afghanistan.

Không giống như hầu hết các nhà du hành vũ trụ cùng thời – như Alexei Leonov, người qua đời vào năm 2019 ở tuổi 85 – Gagarin trường tồn với thời gian. Những bức tượng, tranh vẽ về ông, giống như chính nhà du hành vũ trụ trẻ tuổi, không bao giờ già đi.

Sau chuyến đi vòng quanh thế giới, Gagarin trở thành phó giám đốc Trung tâm Đào tạo Phi hành gia mới thành lập.

Sự nổi tiếng đột ngột và áp lực của trọng trách ngoại giao đã khiến cuộc hôn nhân của ông trở nên căng thẳng; có những tin đồn về tình trạng nghiện rượu và ngoại tình, trong đó có cả chuyện Gagarin phải nhảy qua cửa sổ khi bị vợ bắt quả tang đang ăn nằm với một phụ nữ khác.

Gagarin sau đó tập trung vào việc rèn luyện để quay trở lại không gian. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên từng là phi công dự bị cho sứ mệnh Soyuz đầu tiên vào tháng 4/1967; sứ mệnh này kết thúc trong bi kịch, giết chết người bạn Vladimir Komarov của Gagarin.

Chính quyền Liên Xô cấm ông bay vào vũ trụ, mặc dù Gagarin đã kiên trì bay đủ giờ trên máy bay phản lực để giữ tư cách huấn luyện viên đủ năng lực.

Gagarin tử nạn trong một trong những chuyến bay huấn luyện đó, vào 3/1968.

Trong một sự cố vẫn còn đầy thuyết âm mưu và gây tranh cãi, chiếc phi cơ huấn luyện MiG-15 của Gagarin đã rớt xuống một khu rừng ngay rìa ngoại ô Moscow. Khi đó ông chỉ mới 34 tuổi.

“Khi Gagarin chết, mọi thứ dần trở nên bất lợi cho Liên Xô,” Ellis nói. “Sergei Korolev cũng qua đời. Rồi Hoa Kỳ vươn lên dẫn trước với tên lửa Saturn V, tên lửa đã đưa người Mỹ lên Mặt Trăng. Liên Xô biết họ đang gặp rắc rối.”

Vị thế của Gagarin trong chương trình vũ trụ của Liên Xô dần bị người Mỹ làm cho lu mờ.

“Ông được tôn vinh như một người hùng,” Ellis nói.

“Khi Neil Armstrong tới thăm Liên Xô, ông được đám đông vui mừng vây quanh ngắm nhìn. Nasa cho rằng có thể là do Armstrong trông thân thiện, hơi giống gương mặt Gagarin.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Rate this post