Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai?

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:

Tôi quen biết Ngọc Tân qua những lần diễn chung cùng sân khấu. Hình ảnh về Ngọc Tân – người nghệ sĩ đích thực luôn in đậm trong tôi. Không cùng thế hệ tuổi tác, nhưng Ngọc Tân để lại cho tôi sự trân trọng, khâm phục về tài năng và lòng yêu nghề. Mỗi lần cất tiếng hát, Ngọc Tân như dồn cả vào đó tấm lòng thanh cao. Tiếng hát ấy như xoáy vào hồn người nghe, bắt người nghe phải xót xa, suy nghĩ. 

Tôi thực sự bàng hoàng, và cho đến bây giờ vẫn chưa tin đó là sự thật. Tôi biết anh bệnh từ lâu, nhưng có thời gian đã thấy anh hát lại. Tôi vui mừng, và mong được tiếp tục cùng anh sóng vai trên sân khấu. Ngọc Tân hứa sẽ cùng tôi làm show diễn ngoài Hà Nội, thật không ngờ mọi việc xảy ra nhanh quá, để lại trong tôi nỗi đau khó nguôi ngoai. 

Quảng cáo

Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai?

Gia đình bên linh cữu ca sĩ Ngọc Tân. Ảnh Trần Đình.

Giờ đây, trên tay tôi là tấm ảnh Ngọc Tân. Hình ảnh ấy không biết đến bao giờ mới phôi phai. Cuộc đời có những chuyện thật khó đoán. Khán giả biết đến Nguyễn Ánh 9 cũng nhờ tiếng hát Ngọc Tân. Chỉ một lần duy nhất tôi được hát với anh trên sân khấu Hà Nội. Và đó cũng là cơ hội cuối cùng của tôi với Ngọc Tân – người anh em thân thiết.

Ca sĩ Mỹ Linh:

Quảng cáo

Tôi thực sự bàng hoàng, khó tin. Lúc sinh thời, tôi và chú Tân rất yêu quý, trân trọng nhau. Chú Tân ra đi là niềm thương tiếc vô cùng cho giới âm nhạc, và để lại sự thương nhớ cho số lượng lớn khán giả Thủ đô.

Tôi nghe chú bị bệnh từ lâu, nhưng không nghĩ mọi chuyện diễn ra nhanh thế. Thế mới biết giới hạn giữa sự sống và cái chết quá mong manh. Chỉ biết hết lòng chăm sóc nhau khi còn sống, để lỡ mai này có mệnh hệ gì cũng không phải mang ân hận.

Tôi tin rằng sự ra đi của chú Ngọc Tân sẽ là nỗi đau khó quên cho những người ở lại. Thương tiếc đưa tiễn linh hồn chú.

Độc giả Giáp Thị Tuyết (số nhà 22 Tràng Thi):

Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội được nghe Ngọc Tân hát. Giọng hát của anh ấy là sự chắt lọc của những đớn đau, từng trải trong cuộc đời. Giọng hát ấy khiến tôi luôn phải trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm đời sống.

Tôi thực sự bất ngờ và bàng hoàng khi nghe tin Ngọc Tân đã đi xa. Xin thật lòng tiếc thương, vĩnh biệt một tài năng lớn, giọng hát gần bên tôi suốt bao nhiêu năm tháng. Nhờ có giọng hát ấy, những lo toan trong tôi cũng dần bớt đi phiền muộn. Vĩnh biệt Ngọc Tân – chiếc lá đã rời cành.

L.B.

Ngọc Tân (1948 – 6 tháng 9 năm 2004) là ca sĩ nổi tiếng Việt Nam.

Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai?

Ca sĩ Ngọc Tân

Ca sĩ

Ngọc Tân sinh năm 1948 tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Phòng. Ông là ca sĩ nổi tiếng với ca khúc “Chiều trên bến cảng”, và những ca khúc về Hà Nội như “Hà Nội và tôi”, “Người Hà Nội”, “Hà Nội ngày trở về”, “Hà nội ngày chia xa”, “Hà Nội mùa lá bay”… Điểm rất khác biệt của Ngọc Tân là ông thường hát những bài hát rất khó hát, vừa điêu luyện trong xướng âm và chuẩn xác, vừa tự đệm ghi ta, pianô cho mình hát. Giọng ca của ông từng được công chúng, cũng như giới chuyên môn đánh giá là một trong những ca sĩ thuộc “thế hệ vàng” của Hà Nội.

Ngọc Tân xuất thân trong gia đình cha là thợ sửa đồng hồ, mẹ là một nữ quản ca trong nhà thờ; được mẹ tập hát từ nhỏ và nhờ năng khiếu bẩm sinh, ông có một giọng hát ấm và cao vút. Ca sĩ Trần Khánh là người đã phát hiện được khả năng của Ngọc Tân, và đã đưa ông vào Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; rồi được cử đi học thanh nhạc ở Nhạc viện Hà Nội, suốt 11 năm Ngọc Tân chỉ được hát đồng ca và lặng lẽ làm nhiệm vụ dạy hát trên làn sóng đài phát thanh.[1]

Ngọc Tân bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1978, lần đầu tiên Ngọc Tân bước ra khỏi dàn hợp xướng, khi cùng Thanh Hoa song ca bài “Con kênh ta đào” của Phạm Tuyên và chỉ một năm sau ông đoạt Giải đặc biệt cuộc thi nhạc nhẹ Con người và biển cả tại Cộng hòa Dân chủ Đức (năm 1979) với ca khúc “Chiều trên bến cảng” của Nguyễn Đức Toàn. Ông từng là diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào thập niên 1980, Ngọc Tân vượt biên trốn ra nước ngoài bằng đường biển vì lý do kinh tế. Việc không thành, vợ mất trong chuyến vượt biên, ông bị kỷ luật và không được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam[cần dẫn nguồn].

Cuộc đời của ca sĩ Ngọc Tân dừng lại ở tuổi 56, với 37 năm ca hát. Ông mất vì ung thư tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh [2].

Ngọc Tân là ca sĩ chuyên hát về hai chủ đề – Biển và Hà Nội:

  1. Biển:
    • Chiều trên bến cảng (Nguyễn Đức Toàn);
    • Biển của một thời (1994) – Chương trình riêng (liveshow);
  2. Hà Nội:
    • Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp);
    • Truyền thuyết Hồ Gươm (Hoàng Phúc Thắng);
    • Hà Nội và tôi (Lê Vinh);
    • Về lại phố xưa (Nguyễn Đức Toàn);
    • Nhớ vòng tay mẹ (Lương Hải);
    • Một thoáng Hà Nội và em (Hà Vinh)
    • Hà nội mùa lá bay (Hữu Xuân);

Ngoài ra, Ngọc Tân còn nổi tiếng với ca khúc Khoảnh khắc (Trương Quý Hải).

Bí quyết của thành công là quá trình lao động không ngừng. Thiên phú, trời đã cho tôi cái cổ họng. Nhưng cái cổ họng không thì không đủ. Phải lao động, rèn luyện và phấn đấu không mệt mỏi. Không bao giờ cảm thấy tự hài lòng với chính mình, không để thời gian và cơ hội vụt qua. Đó là điều tôi muốn gửi gắm đến bạn trẻ.


— ca sĩ Ngọc Tân

Tôi sinh ra ở Hà Nội và có rất nhiều kỷ niệm ở đây. Đến khi lớn lên và bước vào nghề ca hát thì khán giả Hà Nội trở thành một điểm tựa vững vàng. Tôi thích khán giả thủ đô ở chỗ họ không bao giờ lẫn lộn giữa thưởng thức nghệ thuật với giải trí.


— ca sĩ Ngọc Tân [3]

Với Ngọc Tân, Hà Nội là một phần trong anh. Dù có nhà ở TP.HCM nhưng anh thường có mặt và có chương trình ở Hà Nội. Anh từng nói với bạn bè: “Những bài hát về Hà Nội luôn làm tôi nhớ tới những kỷ niệm tuổi thơ của mình”.

Với người Hà Nội, Ngọc Tân là một trong những giọng ca vàng. Mỗi năm anh phải “trình diện” một chương trình. Khi vắng anh thì lại có người thắc mắc. Bản thân anh cũng thấy “nhớ” khi vắng Hà Nội lâu ngày. Nếu ở TP.HCM Ngọc Tân xuất hiện ít ỏi tại một số nơi, thì ở Hà Nội trông anh thoải mái hơn với quần short, áo pull trắng cùng cây vợt tennis mỗi chiều.


— Trần Nhật Vy [2]

  1. ^

    Hồng Vân (8 tháng 9 năm 2004). “Nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân và những kỷ niệm về Ngọc Tân”. VnExpress . Theo Người Lao động

  2. ^ a b

    “Ngọc Tân: giọng ca vàng của Hà Nội đã ra đi!”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016 .

  3. ^

    Huyền My – Ly Ly (6 tháng 9 năm 2004). “Vĩnh biệt ca sĩ Ngọc Tân”. Ngoisao.net .

  • Theo Thu Thủy (Thể thao & Văn hóa), Đấu giá những ca khúc do Ngọc Tân thể hiện, Báo điện tử của Báo An ninh Thủ đô, truy cập ngày 28/10/2021.

(TGĐA) – 15 năm rồi, nhanh quá Ngọc Tân ơi, 15 năm vắng bóng bạn giữa cuộc đời này! (NSƯT Ngọc Tân mất ngày 4/9/2004). Nhớ về bạn, nhớ về một cuộc đời đam mê và giông tố, một giọng hát của biển cả, của mùa thu Hà Nội… mãi mãi không quên.

Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai? NSƯT Ngọc Tân biểu diễn trên sân khấu

1- Năm 1981. Cùng đoàn văn nghệ sỹ TP. HCM đi thực tế lâm trường Mã Đà (Đồng Nai). Ngồi lên xe, nhạc sỹ Trần Tiến thì thầm vào tai tôi: “Ngọc Tân vượt biên rồi”. Choáng váng. Như nghe gió thổi ù hết hai tai.

Đêm ấy không ngủ được,nằm nhớ bạn…

Bạn ra đi tôi đã mất bạn rồi

Ta mất nhau trong tình yêu thứ nhất

Ta mất nhau trong tình yêu Tổ quốc

Ngã ba nào nơi ta phải chia tay?

Cho sóng hãy bình yên

Cho gió hãy bình yên

Xin bão tố dồn vào tim tôi hết

Dù lầm lỗi mạng người là quý nhất

Biển khơi ơi, bão tố hãy bình yên…

Tôi choáng váng và còn thấy ngân lên

Tiếng hát bạn trong những đêm lạnh giá

“Con tim mù lòa, tình yêu trái phá”

Bạn hát tôi nghe nơi đất đỏ trung du…

Chiếc xe đi như trong thực trong mơ

Tôi chuếnh choáng bởi không còn có bạn

Người báo tôi hay nhìn tôi thương cảm

Tôi đeo kính lên giấu nước mắt ướt nhòa…

Người báo tôi hay bạn nghèo của chúng ta

(Chắc bạn nhớ những bài ca người ấy)

Một kẻ nghèo hát những lời lửa cháy

Để giàu hơn những điệp khúc tình yêu…

Và hôm nay trong dữ dội ráng chiều

Chúng tôi lặng nhìn nhau – cùng chung niềm mất bạn

Có gì xót đau, có gì hờn giận

Nhưng trên tất cả là thương bạn Tân ơi…

2 – Sau này Tân kể: Tàu đi từ vùng biển Đông Bắc trong một đêm yên ắng, đã tưởng xuôi, ai ngờ đi được một thôi đường bỗng thấy cá nhảy rào rào trước mặt, nhảy cả vào khoang thuyền. Điềm gở rồi. Thêm một quãng trời mây xám xịt, bão tố nổi lên, cuồng phong thịnh nộ, tàu bị đánh dạt vào vùng biển miền Trung tan nát, kẻ sống người chết. Như một định mệnh, Hà – người vợ yêu qúy của Ngọc Tân vĩnh viễn nằm lại vùng biển Hà Tĩnh, Ngọc Tân bế được con vùng vẫy dạt được vào bờ, nhưng từ đây vướng vòng lao lý!

Các cụ đã tổng kết, đời con người có bốn cái họa : Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc, thì mới tuổi ngoài 30, Ngọc Tân đã nếm trải đủ. Từng hứng chịu những trận bom B52 đánh vào Hà Nội. Từng bị cháy nhà mà may thay, một người bạn thân là nhạc sỹ Phan Long đã kịp đạp cửa xông vào cứu trọn toàn bộ tem phiếu. Lại cũng từng bị kẻ gian nửa đêm đột nhập vào nhà. Từng vùng vẫy giữa muôn trùng lớp sóng. Rồi lao tù. Rồi thất nghiệp trắng tay, gà trống nuôi con. Đỉnh cao danh vọng cũng anh, mà tận đáy cuộc đời cũng anh…

Tân kể buổi đầu vào tù, bị ngay đại bàng đánh phủ đầu cho một trận thừa sống thiếu chết. May làm sao có kẻ nhận ra đấy là Ngọc Tân. Thế là chúng tha, không đánh nữa, nhưng bắt hát. Hát suốt đêm. Vợ mới chết, con bơ vơ, thân tù tội. Thế mà cứ phải hát Một chiều mùa hè, gặp nhau trên bến cảng… Hát mà ứa nước mắt. Kép Tư Bền cũng đến thế là cùng!

Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai? NSƯT Ngọc Tân biểu diễn bên chiếc đàn piano

3 – Sau vòng lao lý , Ngọc Tân trở về với đôi bàn tay trắng. Nếu chỉ đơn thuần kiếm kế sinh nhai, Tân có thể lao vào buôn bán kinh doanh. Nhà bố mẹ anh ngay trước cửa Chợ Giời, ngày ra đứng đó kiếm vài ba chục không khó. Nhưng tình yêu nghệ thuật vẫn chưa nguôi, vẫn thôi thúc , càng trong bóng đêm lại càng như bừng sáng.

Nhưng bối cảnh lúc ấy, với một kẻ vượt biên, được kể như trọng tội, thì ai cho hát, ai cho một kẻ vượt biên làm người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa văn nghệ? Mọi cánh cửa nghệ thuật đóng sập trước mặt. Nhớ một đêm mùa đông gió rét, bế đưa con côi cút qua rạp Đại Nam, thấy ánh đèn sân khấu nơi đây tưng bừng, đứa con ghé sát tai bố thì thầm:” Bố ơi, bao giờ bố lại được đứng hát ở đây?”. Nghe con nói mà nước mắt cứ trào ra trên má…

Chào Hà Nội thôi. Bước đầu, qua sự giới thiệu của một vài người bạn Ngọc Tân lên tàu vào Nha trang, rồi đi xe đò lên Đà Lạt, lặng lẽ trong vai trò một giáo viên thanh nhạc của Đoàn ca múa nhạc Lâm Đồng. Thù lao cho thầy chủ yếu là những rổ khoai, đĩa sắn, thi thoảng có thêm dăm ba quả trứng gà. Nhưng hạnh phúc là được sống cùng nghệ thuật, được hát lại (Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn vẫn còn nhớ trong những ngày khó khăn ấy của Ngọc Tân ở Đà Lạt, một lần Giáo sư Trần Thanh Minh, Hiệu Trưởng Trường Đại Học Đà Lạt đã mời Tân vào hát cho sinh viên Đại học Đà Lạt nghe. Sinh viên ĐH Đà Lạt ngày ấy mãi còn nhớ những bài Ngọc Tân hát rất hay, da diết như Hương Tràm, Giá Em Đừng Yêu Anh, Gửi Nắng Cho Em… )

Nửa năm sau khi hoàn thành hợp đồng, Tân xuôi về Sài Gòn, hợp với Trần Tiến thành một cặp bài trùng, một đôi “song kiếm hợp bích” với nghệ danh mới là Bảo Hà ( Bảo – Bảo Long, tên con và Hà, tên người vợ đã khuất). Đêm đêm hai ca sỹ “khủng long” chở nhau trên một chiếc PC “Đèn đỏ thì chạy mà đèn xanh thì dừng”, chạy show đủ các sân khấu. Cũng có khi họ có những hợp đồng đi diễn xa như hợp đồng với ông bầu Vũ Ân Khoa, cùng ca sỹ Thanh Lan “Bắc tiến”. Nhưng dù “núp” tên gọi mới là Bảo Hà, nhiều địa phương vẫn kiên quyết không cho Ngọc Tân diễn. Có nơi bởi không biết Bảo Hà là ai, chuẩn y, nhưng đến khi băng rôn căng lên, ai đó viết thêm vào: “Ca sỹ Bảo Hà chính là… Ngọc Tân”, lập tức cơ quan chức năng… huýt còi!

Nhớ một đêm cùng Trần Tiến, Thanh Lan ra Hà Nội, diễn ở rạp Hồng Hà. Bởi không được diễn nên Ngọc Tân phải ngồi ở quán nước bên hông nhà hát chờ. Bên trong tiếng đàn tiếng hát tiếng vỗ tay ào ào, bên ngoài leo lét ngọn đèn dầu và những ngụm trà đắng chát. Lúc đứng dậy xin thanh toán, lại càng đắng lòng hơn: “Thôi chú ạ. Tôi biết chú là Ngọc Tân, chú đang bị cấm hát, Chú không được biểu diễn thì lấy đâu ra tiền nong. Kể như chén nước thanh kẹo này là tôi mời chú, tôi cũng hâm mộ tiếng hát chú lắm…”.

Cũng may một thời gian sau, khi trở về Sài Gòn, Bông sen đã làm xong thủ tục để giang rộng tay đón Ngọc Tân…

Nghệ sỹ Quang Hưng ngày ấy vào Sài Gòn ra kể: “May quá, Tân nó được Bông sen nhận rồi. Nhưng bước đầu chỉ mới được nhận là cộng tác viên, hợp đồng tạm thời, mức lương thấp lắm. Mình có đến nơi Tân ở nhờ trong đoàn. Rớt nước mắt thương nó. Chỗ ở của Tân là góc phòng tập của đoàn. Đêm Tân rủ mình ngủ lại, nó gối lên 4 viên gạch có phủ tờ báo bên trên để gối đầu… Nhưng nó vui lắm vì bắt đầu đã có nơi nhận, đã được đi hát!

Đấy, con đại bàng Ngọc Tân đã đứng lên từ “tro bụi” như thế…

4 – Nghệ thuật bao giờ cũng đồng nghĩa với cái mới, với sự sáng tạo. Đây cũng là tâm niệm của Ngọc Tân. Anh luôn yêu cầu mình mỗi lần xuất hiện phải có những cái mới, mới trong tiết mục, trong bài hát, trong phong cách trình diễn, cách xử lý tác phẩm. Suốt cuộc đời nghệ thuật của Ngọc Tân là cuộc hành trình đi tìm những cái mới…

Năm 1979, lần đầu Ngọc Tân được đi dự một cuộc thi âm nhạc quôc tế (Con người & biển cả ) tại Đức. Dù đã sẵn có 20 ca khúc về biển được một hội đồng âm nhạc tuyển chọn, nhưng anh vẫn chưa hài lòng. Một buổi trưa đang đạp xe trên đường, bỗng nghe tiếng gọi từ một quán nước “Tân ơi”. Thì hóa ra ca sỹ Hoàng Long (Đoàn ca múa bộ đội biên phòng) gọi vào uống nước. Trong lúc hàn huyên, Hoàng Long hát cho Ngọc Tân nghe một bài hát về biển còn tươi nguyên nét mực của một nhạc sỹ quân đội, ngoài Hoàng Long chưa có ai biết, nhạc sỹ chưa gửi cho ai và cũng chưa có ai hát. Vốn nhạy cảm, Ngọc Tân liền xin bà chủ quán tờ giấy, và “tốc ký” ngay theo tiếng hát Hoàng Long. Ít ngày sau, bài hát này theo Ngọc Tân đến với cuộc thi “ Con người & biển cả”. Đó chính là bài hát Chiều trên bến cảng của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn, đã mang lại cho Ngọc Tân giải thưởng đặc biệt của cuộc thi và sau này nổi tiếng cả trong và ngoài nước…

Điều đáng quý trong cuộc hành trình đi tìm những sáng tác mới, Ngọc Tân tìm đến với mọi tác giả, bất kể họ là ai, chuyên nghiệp hay nghiệp dư, địa vị xã hội của họ thế nào, miễn là họ có sáng tác hay. Anh đã đến với những sáng tác của Lương Hải, một người thợ sửa xe máy, hay Lê Vinh, mà không bao giờ Tân quên được bàn tay vàng khè còn thơm mùi véc ni của anh chàng thợ mộc này ở buổi đầu gặp gỡ trao gửi cho anh những sáng tác đầu tay

Bởi thế anh mới có “Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó” có Mùa thu muộn hay Hà nội ngày chia xa, bởi thế anh mới có Anh sẽ đến hay Hà nội của tôi… mãi là niềm yêu mến của đông đảo người nghe…

5 – Nói về tiếng hát của Ngọc Tân, ca sỹ – Nhạc sỹ Phan Long : “Đấy là một giọng hát Terno sang trọng, truyền cảm, sáng và ấm. Âm vực rộng. Xuống âm khu trầm thì nồng nàn, mà lên âm khu cao thì mạnh mẽ thiết tha”.

Nghệ sỹ Quang Hưng gọi Ngọc Tân là : “Người hát bằng trái tim thi nhân”.

Một ca sỹ đàn chị, chị Thu Phương, người nổi tiếng với Em ơi mùa xuân đến rồi đó đến giờ còn xuýt xoa : “Thằng Tân có tiếng nấc không ai bắt chước được. Bao nhiêu người “chết” vì tiếng nấc ấy” …

Những ngày cuối đời của ca sĩ ngọc tân là ai? NSƯT Ngọc Tân biểu diễn với con trai

6 – Như trên đã nói, ngôi nhà của bố mẹ Ngọc Tân nằm trên đường phố Huế, nhìn thẳng mặt ra chợ Giời. Chỉ vài bước chân là có thể lọt sang thế giới ấy, thế giới của “phi thương bất phú”. Nhưng tình yêu nghệ thuật đã giữ chân anh lại. Dù vậy, anh vẫn hiểu rằng, cơm áo vốn không đùa với khách thơ, cho nên ngoài lao động nghệ thuật quần quật, anh cũng hết mình với một nghề tay trái là kinh doanh.

Những ngày ở Hà nội, Tân kinh doanh nhiều chủng loại hàng, thuở hàn vi thì buôn may ơ xích líp xe đạp, rồi đồng hồ (anh từng gửi cả bao tải đồng hồ ở nhà Phan Long), vào Sài Gòn sau show diễn tối mặt tối mày, lại lặn lội xuống Long An sát biên giới đánh xe nghĩa địa, chuyên chở bằng máy bay ra Bắc. Hết phong trào xe nghĩa địa, lại chuyển sang lãnh vực ô tô và cũng từng cùng bạn bè văn nghệ sỹ mở nhà hàng “Hà Nội quán” nườm nượp khách một thời!

Dù vậy, đến một lúc Ngọc Tân tự ngộ ra, không kinh doanh gì bằng kinh doanh chính tiếng hát của mình. Vậy là từ năm 1994, anh trở thành ông bầu của chính mình, vào Nam ra Bắc tổ chức các show Ngọc Tân. Phải ghi nhận rằng, trong lãnh vực kinh doanh nghệ thuật, Ngọc Tân thuộc loại siêu bầu, không ai có thể qua mặt. Anh từng tổ chức 160 show diễn luôn thành công cả về nghệ thuật và doanh thu …

7 – Nhìn vóc dáng to cao của Ngọc Tân, giọng hát cứ lanh lảnh, lại nhìn cách giữ gìn sức khỏe của anh (không bia rượu, không thức đêm, đi ăn nhà hàng bao giờ cũng trở đầu đũa, uống nước chỉ uống chính chỗ tay cầm là chỗ không ai đưa miệng vào uống), ai cũng nghĩ rằng Tân sẽ khỏe lắm, sẽ thọ lắm. Nhưng trong một lần ra săn sóc người bố bị bạo bệnh ở Hà Nội (cũng căn bệnh sau Ngọc Tân vướng phải), lúc vào viện không hiểu sao Ngọc Tân lại đòi chụp cắt lớp. Và khi có kết quả, anh choáng váng khi biết trong gan mình có một khối u, dù lúc ấy khối u chỉ xác định là một nang nước.

Một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu. Từ Bắc vào Nam, nơi nào có thuốc hay thầy giỏi là anh tìm đến. Kể cả đi chùa, đi đền, đốt hình nộm… Anh yêu cuộc sống, yêu vợ con, yêu nghệ thuật và quyết không đầu hàng số phận.

Nhưng…

8- Tôi mãi không quên một trong những kỷ niệm với anh: Ngày anh được ra tù, được đi biểu diễn theo đoàn ca múa TW ở Hải phòng, anh có mời tôi từ TP. HCM ra Hải Phòng. Tôi xúc động lắm, bay ra với anh ngay và rồi có một đêm, anh pha trà tâm sự :

– Có hai điều đã lâu rồi tôi rất muốn gặp để nói với ông. Có một lần trong tù, tôi bị gọi lên để găp quản giáo và một sỹ quan an ninh. Tôi đã hình dung chắc là những đòn tra tấn nặng nề. Nhưng khi bước vào phòng, chỉ thấy một người sỹ quan cứ ngồi đăm đắm nhìn tôi. Một lúc rất lâu sau, anh ta mới nói với tôi rằng: “Tôi không hiểu tại sao anh đang trên đỉnh cao sự nghiệp, đang được mọi người rất yêu thích, mà lại bỗng bỏ đi như vậy, đánh mất hết tất cả như vậy? Trong khi đó tôi biết, anh có một người bạn rất thân, khổ hơn anh nhiều, nghèo hơn anh nhiều, mà anh ấy có bỏ tổ quốc, bỏ đất mẹ mà ra đi đâu, chắc anh nhớ người đó là ai chứ!”. Nghe người sỹ quan nói thế, tôi thốt lên: Trương Nguyên Việt. Người sỹ quan ấy gật đầu: “Đúng, Trương Nguyên Việt. Nói thật nghe người sỹ quan an ninh ấy nói, tôi thấy đỡ dày vò, Vì cứ sợ ông chơi thân với tôi, tôi lại vượt biên, ông bị liên lụy…”.

Tân nói đến đấy, lặng đi một lúc rồi nói tiếp:

– Điều thứ hai là… Từ lâu rồi, tôi cứ dày vò mình, vì sao ngày ấy ra đi, đã không rủ ông. Ông hằng thân thiết với tôi lắm và tôi cũng thương ông nhiều lắm. Nhưng thú thật lúc ấy tôi cũng nghèo quá, chỉ đủ tiền để nộp cho gia đình tôi , mà không còn tiền để bao bọc cho ông cùng ra đi, cho nên đã không dám rủ. Vả lại, tôi cứ nghĩ rằng, dù có tiền nộp cho ông, chưa chắc ông đã chịu đi, nên tôi đã không rủ ông. Nhưng nói thật khi bước chân lên tàu, ngoái nhìn về Hà Nội, tôi cứ thấy như có lỗi với ông, rất ân hận với ông…

Ngọc Tân nói đến đấy, bỗng khóc nấc lên, như có một điều gì dày vò anh lắm.Tôi nắm lấy tay anh: “Thôi Tân ạ, mọi điều đã qua rồi. Ông đã được ra tù, đã được về gặp lại cha mẹ, con cái, đã được trở lại sân khấu và được người xem vẫn rất hoan nghênh… Thế là tốt lắm rồi. Sau cơn mưa trời đã sáng. Chẳng cần nhắc lại những gì đã qua nữa”.

9 – Hôm nay nhớ về anh, là nhớ về một con người từng đỉnh cao danh vọng, cũng từng dưới đáy của xã hội, một con người phải vẫy vùng vượt qua lớp lớp phong ba bão tố biển khơi và bão tố cuộc đời, một nghệ sỹ phải đối mặt với những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nhưng với một nghị lực phi thường, một tình yêu vô bờ bến với cuộc sống, với nghệ thuật, anh đã trở thành một ngôi sao nghệ thuật rực rỡ, một thần tượng nghệ thuật của bao thế hệ, một gương mặt nghệ thuật đẹp mà không biết bao giờ chúng ta mới lại có.

Cảm ơn tiếng hát của anh đã nâng cánh chúng ta suốt nửa thế kỷ qua trên những chặng đường gập ghềnh và gian khó của cuộc đời.Cảm ơn tiếng hát của anh đã đến với chúng ta những lúc vui, buồn, trước bão tố tình yêu hay biển khơi cuộc sống…

Ngọc Tân ơi, nhớ bạn nhiều lắm…

Châu La Việt

Rate this post