Những Người Phụ Nữ Đẹp Nhất Việt Nam Thời Xưa Và Nay, Top 13 Phụ Nữ Vĩ Đại Nhất Lịch Sử Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam vẫn luôn được biết đến là những người tài sắc vẹn toàn, giàu đức hi sinh. Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ công ơn của họ – những người phụ nữ vĩ đại. Đất nước ta không thiếu những người phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, những người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hòa bình độc lập tụ do của đất nước, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao liên, du kích đúng như câu nói: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nhân ngày 8/3, cùng nhau điểm tên những người phụ nữ đã góp công làm rạng danh đất nước.

Bạn đang xem: Những người phụ nữ đẹp nhất việt nam thời xưa

12345678910111213
1 9 *
2
2
3
22

12345678910111213

Từ Thục phu nhân tên thật là Nhữ Thị Thục, người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương, nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Bà sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá, con gái của quan Thượng thư bộ hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan dưới thời vua Lê Thánh Tông. Mặc dù xuất thân quý tộc nhưng ngoài 20 tuổi bà mới kết duyên cùng ông Nguyễn Văn Định – một thầy đồ ít tiếng tăm, vốn không phải dòng dõi danh gia, sinh trưởng tại huyện Vĩnh Lại, nay là Vĩnh Bảo, nằm cách huyện Tiên Minh một khúc sông nhỏ. Tương truyền, bà đã tính toán cẩn thận ngày giờ hợp cẩn để sinh ra Nguyễn Văn Đạt (tên khai sinh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) và bà cũng chính là người có sức ảnh hưởng lớn trong giáo dục cũng như hình thành nhân cách của con mình.

Bà là hình mẫu người phụ nữ rất hiếm gặp trong lịch sử Việt Nam: thông minh, quyết đoán, học rộng, giỏi văn chương, kinh sử, lại tinh thông cả dịch lý, tướng số, mang chí lớn của bậc trượng phu. Bà tâm niệm rằng: nếu không lấy được chồng làm vua thì con bà sinh ra sau này cũng phải làm vua một nước. Sau này, bà được vua Mạc phong tặng cho tước hiệu Từ Thục phu nhân.

Từ Thục phu nhân hình thành lên nhân cách của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Từ Thục phu nhân hình thành lên nhân cách của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu hay Từ Dụ Hoàng thái hậu tên thậtlà Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định,nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Phụ thân bà là Phạm Đăng Hưng –danh thần của nhà Nguyễn, mẫu thân bà là Phạm phu nhân.

Bà là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, mẹ ruột củavua Tự Đức. Từ Dụ Hoàng thái hậu nổi tiếng là một người đức hạnh, xuất thân caoquý, thông kinh sử, có đức hiền, biết yêu dân thương con. Bà hạ sinh được hai côngchúa, một hoàng tử và tại vị ở triều đình Huế trong vòng 55 năm, từ lúc bà trởthành Hoàng thái hậu dưới thời Tự Đức năm 1847 cho đến khi qua đời vào năm 1902dưới thời Thành Thái.

Danh hiệu của bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất ởTP. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Từ Dũ.

Từ Dụ Hoàng thái hậu

Từ Dụ Hoàng thái hậu

Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu tên thật là Lê NgọcHân, là công chúa tài sắc vẹn toàn nhà Hậu Lê.

Ngọc Hân công chúa là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông,thân mẫu là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủTừ Sơn, Bắc Ninh, nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 1786, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng người anhhùng áo vải Nguyễn Huệ, khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu QuangTrung đã phong cho Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu. Đến năm 1789, sau khi đạithắng quân Thanh, ông lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng hậu.

Ngọc Hân công chúa hạ sinh được 2 người con: công chúa NguyễnNgọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Khi Quang Trung băng hà (năm 1792), bàđã viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũngnhư niềm tiếc thương vô hạn cho người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.Triều đình Tây Sơn cũng lâm vào cảnh suy thoái, khiến cô cùng hai con nhỏ phảigắng gượng. Đến năm 1799, Ngọc Hân mất, vài năm sau đó hai người con của côcũng qua đời.

Ngọc Hân công chúa

Ngọc Hân công chúa

Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, đặc biệt hơn là được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, hiện đang nắm quyền lực trong triều.Năm 1226, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm. Cuộc đời của bà đầy phức tạp và bi kịch, trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm thi ca nhạc họa.

Trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất

Trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất

Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinhnăm 1868 trong một gia đình Nho học, nhưng mọi người trong gia đình đều trực tiếptham gia lao động. Bà có dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thùy mị, nếtna, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, chăm chỉ làm công việc. Bà lớn lên đã tiếpthu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, bà thuộc rất nhiều làn điệu câu ví và sựthông hiểu đạt tới mức sâu sắc.

Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn khi kết hôn vớiông Nguyễn Sinh Sắc vào cuối năm 1883 – một người mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng hiếuhọc. Bà hạ sinh được 4 người con và bằng tất cả tấm lòng yêu chồng, thương con,Bà đã hi sinh tất cả để vun đắp nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của họ. BàHoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một nền văn hoá dângian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực nhữngkhát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân.

Ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý)tại Kinh đô Huế, Bà đã qua đời ở tuổi 33 do lao động quá sức, cuộc sống thiếuthốn dẫn đến lâm bệnh nặng.

Để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có côngsinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1984, Đảng bộ và nhân dân tỉnhNghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang Quân khu 4 xây dựng khu mộ của Bà khangtrang, đẹp đẽ.

Bà Hoàng Thị Loan

Bà Hoàng Thị Loan

Nguyễn Thị Định còn được gọi là Ba Định có bídanh là Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận là nữ tướng đầu tiên của Quân độiNhân dân Việt Nam.

Bà xuất thân từ giađình nông dân tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre và bắt đầu thamgia Cách mạng từ phong trào Đông Dương đại hội năm 1936 với vai trò liên lạc, rảitruyền đơn, vận động bà con chống lại sự áp bức, bóc lột ở địa phương.

Sau khi miền Nam hoàntoàn giải phóng, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủyviên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội VIệt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam,… và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Bà được Chủ tịch nước truy tặngdanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1995 – ba năm sau khi bà mất.Đền thờ bà được lập tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh BếnTre, tên của bà cũng được đặt cho nhiều tuyến đường và trường học ở Việt Nam.

Xem thêm: Mức Lương Trung Bình Của Sinh Viên Mới Ra Trường, Neu Confessions

Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Bà là vợ của Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ham chơi, bù nhìn cho Pháp, nhưng bà là một Hoàng hậu có đủ phẩm cách, một phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức, đúng với cái tên của Bà – Nam Phương-hương thơm của phương Nam.

Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 đến năm 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị do cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, trong tuyên bố thoái vị, Vua Bảo Đại nói: Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ. Đây cũng là dấu mốc chấm dứt tham vọng chính trị của Nam Phương và bà phải sống một cuộc đời xa xứ, cô đơn lạnh lẽo cho đến cuối đời.Trong khí thế cách mạng của toàn dân quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, tại Huế, Hoàng hậu Nam Phương đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Bà là người đầu tiên đến nơi Mặt trận Việt Minh tổ chức “Tuần lễ vàng” tại Huế, tự nguyện tháo hết trang sức bằng vàng mang trên người hiến tặng cho cách mạng. Tại đây, Bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, bà Nam Phương đã viết một thông điệp gửi cho bạn bè Á châu đề nghị họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lược của Pháp. Thông điệp đó được Nhà sử học Pháp Jean Renaud ghi lại trong một cuốn sách do Nhà Xuất bản Guy Boussac ấn hành tại Pháp năm 1949. Bà viết: “Kể từ tháng 3 năm 1945 nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp. Nhưng vì lòng tham của thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các Chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào chúng tôi”.

Với tư cách hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Nam Phương là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Hoàng hậu Nam Phương có với Bảo Đại 5 người con. Hai hoàng tử và ba công chúa.Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963.

Chân dung Nam Phương Hoàng hậu.

Chân dung Nam Phương Hoàng hậu.

Cuộc đời chị Võ Thị Sáu trở thành huyền thoại, sống mãi cùng dân tộc bởi “có những cái chết trở thành bất tử”.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.

Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.

Gốc gác cung đình Huế, người phụ nữ có vẻ đẹp bề ngoài cổ điển Tôn Nữ Thị Ninh lại là điển hình vượt qua mọi định kiến. Mỗi khi xuất hiện, cho dù là ở hoạt động ngoại giao, giáo dục hay văn hóa, trong những cuộc nói chuyện với sinh viên hay hoạt động từ thiện, xã hội, bà lúc nào cũng gây ấn tượng về sự lịch thiệp, duyên dáng, và đặc biệt là tầm vóc trí tuệ.

Trí tuệ mẫn tiệp, sắc sảo và tính cách sắt đá, cương quyết, bà đã công tác trong ngành ngoại giao hơn 20 năm, trở thành chiếc cầu nối thế giới và VN, đảm nhiệm rất nhiều vị trí quan trọng, hỗ trợ cho phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại các vòng đàm phán Hiệp định Paris, đại sứ ở Bỉ, Luxembourg, kiêm trưởng phái đoàn đại diện VN với Liên minh Châu Âu tại Brussels (Bỉ), đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Liên minh Châu Âu, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội, Đồng chủ tịch nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin; Phó chủ tịch Ủy ban Hòa bình VN, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đại học Trí Việt…Trong suốt quãng đời hoạt động ngoại giao, nhiều lần bà khiến mọi người bất ngờ vì cách tranh luận thẳng thừng, khí khái, truyền thống được thừa hưởng từ gia đình gốc Huế, khác hẳn với vẻ bề ngoài dịu dàng, kín đáo mà vẫn quyến rũ. Là phụ nữ, để có thể hoạt động được trong ngành ngoại giao đã khó, kết hợp được cương – nhu càng khó hơn, và quan trọng nhất, theo bà, là phải không được khóc…Điều này đúng cả trong những chuyện lớn lao như khi phải đấu tranh cam go với các bên quanh bàn đàm phán để có thể giành được chiến thắng, tôn vinh dân tộc; mà cũng đúng ngay cả trong những chuyện đời thường như vượt qua định kiến về “phái yếu” vốn bị “đóng đinh” là nhỏ nhen, không có chiến lược, thiếu tầm nhìn… trong con mắt một nửa còn lại của thế giới.Vượt qua định kiến, lao vào gian khó và tỏa sáng với thành công rực rỡ, Tôn Nữ Thị Ninh tự chọn cho mình hình ảnh “ngọn lửa trên cao” để thể hiện một cuộc đời luôn rực cháy, thôi thúc bởi hoài bão và mong muốn truyền lửa tri thức và văn hóa đến giới trẻ.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, cái tên Nguyễn Thị Bình đã trở nên quá đỗi thân quen, gần gũi.

Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927) là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Xem thêm: Top 10 Phần Thi Ấn Tượng Nhất Ơn Giời! Cậu Đây Rồi 2016, Ơn Giời! Cậu Đây Rồi 2016

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004. Năm 2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Rate this post