Nhớ Anh hùng Tô Vĩnh Diện
Tôi đứng lâu trước mộ Anh hùng Tô Vĩnh Diện, nghĩ về chiến công của anh, nhớ về ngôi làng đã sinh ra anh. Làng Lan Khê ngày xưa (xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi làng cổ có cách nay hơn 500 năm.
Ngày Tô Vĩnh Diện vào bộ đội, Lan Khê vẫn còn là một xã của huyện Nông Cống. Sau này, huyện Triệu Sơn được hình thành bởi một số xã của Thọ Xuân và của Nông Cống. Tên Triệu Sơn ngụ ý chỉ nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê có chính sách khai khẩn đất đai. Một số trai làng của Thọ Xuân rủ nhau theo dòng sông nhà Lê (sông đào có từ thời Lê Hoàn) xuôi xuống đến vùng đất chân núi Nưa (nơi trước đây, Bà Triệu đặt căn cứ) thì dừng lại khai phá. Đây là vùng núi non rậm rạp nhưng bằng phẳng. Nguyễn Chích cũng đã từng luyện quân khởi nghĩa ở vùng này trước khi theo Lê Lợi.
Lan Khê (sau này là xã Nông Trường) có truyền thống hiếu học, nhưng là vùng quê nghèo thuần nông. Gia đình Tô Vĩnh Diện cũng là gia đình nông dân nghèo. Anh sinh năm 1924, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, quân ta đã qua thời kỳ cầm cự, chủ động mở những chiến dịch lớn, bộ đội về làng rất đông, mẹ Tô Vĩnh Diện cũng như các bà mẹ khác đều nhận các anh bộ đội làm con nuôi. Quân – dân chia sẻ, dành cho nhau từng cọng rau, củ khoai. Dân đói có bộ đội đỡ đần, khi mùa đến, những bát cơm dẻo thơm, dân nhường cho bộ đội. Chính trong những ngày đó, Diện cũng như trai tráng trong làng hiểu thêm đời chiến sĩ, gian khổ nhưng rất tự hào. Thế là anh cùng một số thanh niên xung phong nhập ngũ (năm 1949). Tháng 3 năm 1953, anh được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không. Khi đơn vị cao xạ được thành lập, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị sang Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện, được chỉ định làm Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Tháng 12-1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Anh được điều về Đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3. Khẩu đội anh được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm (số hiệu 510681) do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam. Đơn vị tập kết ở Bằng Tường, qua ngả Lạng Sơn về tập trung ở chiến khu Cao – Bắc – Lạng trong khí thế hừng hực chuẩn bị ra trận. Thấy bộ đội ta có súng to, người dân khắp vùng cùng dân công hỏa tuyến ùn ùn kéo đến xem. Có cụ già người dân tộc Tày trên 70 tuổi nói: Bố ở cách đây hơn 10 cây số, nghe tin bộ đội mình nhận được súng to, cả bản sung sướng lắm. Bố phải nắm cơm đi bộ lên tận nơi xem cái súng to này. Phen này thì ta thắng chắc rồi. Các con phải cho bố xem nó tận nơi mới được.
Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo. Tranh minh họa
Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15-1-1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau đó, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1.450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15km. Từ trưa ngày 16-1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24-1 mới đưa được pháo vào trận địa. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ ngơi dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra xem xét từng đoạn đường, từng con dốc.
Qua 5 đêm kéo pháo đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện cùng một chiến sĩ điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng pháo lao nhanh, người lái càng phía ngoài bị càng pháo đánh văng ra, pháo lao về phía vực sâu. Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo”, đồng thời bất chấp nguy hiểm, bám chắc càng pháo và nhanh chóng lợi dụng một gốc cây làm bàn đạp, nhoài hẳn người gần như nằm trên mặt dốc, đẩy càng, hướng pháo đâm vào vách núi. Cản được pháo không lăn xuống vực, nhưng bánh pháo chèn ngang người anh, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Tô Vĩnh Diện anh dũng hy sinh. Anh được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
Ngày còn sống, ông cụ thân sinh ra Tô Vĩnh Diện đã được Nhà nước mời lên thăm Điện Biên. Cụ đã rất xúc động thắp hương cho các chiến sĩ vô danh ở nghĩa trang. Cụ nói anh còn có tên trên bia mộ là may mắn hơn những đồng đội khác. Cả nghĩa trang này mà chỉ có 4 anh hùng và rất ít người có tên trên bia mộ, còn lại là vô danh. Hầu hết tên các anh chỉ được ghi trên bức tường của nghĩa trang. Gia đình không đưa thi hài của anh về quê hương mà để anh mãi mãi bên những người đồng đội, trên mảnh đất Điện Biên yêu dấu.
Tôi đứng lâu trước mộ Anh hùng Tô Vĩnh Diện, nghĩ về chiến công của anh, nhớ về ngôi làng đã sinh ra anh. Làng Lan Khê ngày xưa (xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi làng cổ có cách nay hơn 500 năm.Ngày Tô Vĩnh Diện vào bộ đội, Lan Khê vẫn còn là một xã của huyện Nông Cống. Sau này, huyện Triệu Sơn được hình thành bởi một số xã của Thọ Xuân và của Nông Cống. Tên Triệu Sơn ngụ ý chỉ nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê có chính sách khai khẩn đất đai. Một số trai làng của Thọ Xuân rủ nhau theo dòng sông nhà Lê (sông đào có từ thời Lê Hoàn) xuôi xuống đến vùng đất chân núi Nưa (nơi trước đây, Bà Triệu đặt căn cứ) thì dừng lại khai phá. Đây là vùng núi non rậm rạp nhưng bằng phẳng. Nguyễn Chích cũng đã từng luyện quân khởi nghĩa ở vùng này trước khi theo Lê Lợi.Lan Khê (sau này là xã Nông Trường) có truyền thống hiếu học, nhưng là vùng quê nghèo thuần nông. Gia đình Tô Vĩnh Diện cũng là gia đình nông dân nghèo. Anh sinh năm 1924, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, quân ta đã qua thời kỳ cầm cự, chủ động mở những chiến dịch lớn, bộ đội về làng rất đông, mẹ Tô Vĩnh Diện cũng như các bà mẹ khác đều nhận các anh bộ đội làm con nuôi. Quân – dân chia sẻ, dành cho nhau từng cọng rau, củ khoai. Dân đói có bộ đội đỡ đần, khi mùa đến, những bát cơm dẻo thơm, dân nhường cho bộ đội. Chính trong những ngày đó, Diện cũng như trai tráng trong làng hiểu thêm đời chiến sĩ, gian khổ nhưng rất tự hào. Thế là anh cùng một số thanh niên xung phong nhập ngũ (năm 1949). Tháng 3 năm 1953, anh được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không. Khi đơn vị cao xạ được thành lập, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị sang Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện, được chỉ định làm Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.Tháng 12-1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Anh được điều về Đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3. Khẩu đội anh được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm (số hiệu 510681) do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam. Đơn vị tập kết ở Bằng Tường, qua ngả Lạng Sơn về tập trung ở chiến khu Cao – Bắc – Lạng trong khí thế hừng hực chuẩn bị ra trận. Thấy bộ đội ta có súng to, người dân khắp vùng cùng dân công hỏa tuyến ùn ùn kéo đến xem. Có cụ già người dân tộc Tày trên 70 tuổi nói: Bố ở cách đây hơn 10 cây số, nghe tin bộ đội mình nhận được súng to, cả bản sung sướng lắm. Bố phải nắm cơm đi bộ lên tận nơi xem cái súng to này. Phen này thì ta thắng chắc rồi. Các con phải cho bố xem nó tận nơi mới được.Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15-1-1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau đó, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1.450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15km. Từ trưa ngày 16-1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24-1 mới đưa được pháo vào trận địa. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ ngơi dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra xem xét từng đoạn đường, từng con dốc.Qua 5 đêm kéo pháo đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện cùng một chiến sĩ điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng pháo lao nhanh, người lái càng phía ngoài bị càng pháo đánh văng ra, pháo lao về phía vực sâu. Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo”, đồng thời bất chấp nguy hiểm, bám chắc càng pháo và nhanh chóng lợi dụng một gốc cây làm bàn đạp, nhoài hẳn người gần như nằm trên mặt dốc, đẩy càng, hướng pháo đâm vào vách núi. Cản được pháo không lăn xuống vực, nhưng bánh pháo chèn ngang người anh, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Tô Vĩnh Diện anh dũng hy sinh. Anh được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.Ngày còn sống, ông cụ thân sinh ra Tô Vĩnh Diện đã được Nhà nước mời lên thăm Điện Biên. Cụ đã rất xúc động thắp hương cho các chiến sĩ vô danh ở nghĩa trang. Cụ nói anh còn có tên trên bia mộ là may mắn hơn những đồng đội khác. Cả nghĩa trang này mà chỉ có 4 anh hùng và rất ít người có tên trên bia mộ, còn lại là vô danh. Hầu hết tên các anh chỉ được ghi trên bức tường của nghĩa trang. Gia đình không đưa thi hài của anh về quê hương mà để anh mãi mãi bên những người đồng đội, trên mảnh đất Điện Biên yêu dấu.