Nhà sử học Tư Mã Thiên
Tư Mã Thiên sinh năm 145 TCN, mất năm 86 TCN, là một Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc, là tác giả của bộ “Sử ký”, được người đời tôn là Sử Thánh. Ông tên tự là Tử Trường, từng làm chức Thái sử lệnh, đến Trung thư lệnh dưới đời nhà Hán.
“Sử ký” là một công trình sử học lớn bậc nhất của Trung Quốc, là một trong những cuốn sử nổi tiếng nhất thế giới. Đặc biệt, bộ sử này còn là một tác phẩm văn học kiệt xuất của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này đã miểu tả tổng thể lịch sử Trung Quốc bao trùm 2. 000 năm từ Hoàng Đế đến đời
Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã rất thích đọc sách, và đã đọc nhiều sách về sử học và văn học. Lên 10 tuổi, ông đã học Quốc Ngữ, Tả truyện, Thế bản và thuộc lòng những bài văn nổi tiếng của thời kỳ trước. Ông từng theo học Khổng An Quốc và Đổng Trọng Thư. Năm 20 tuổi, ông được cha hỗ trợ nên bắt đầu chuyến du hành vòng quanh Trung Quốc. Ông đã thu tập được nhiều bằng chứng và các tài liệu lịch sử. Mục đích của chuyến đi này là để kiểm chứng lại các truyền thuyết và tin đồn, đồng thời để thăm viếng các di tích lịch sử như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Vân Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam…
Tư Mã Thiên sinh năm 145 TCN, mất năm 86 TCN, là một Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc, là tác giả của bộ “Sử ký”, được người đời tôn là Sử Thánh. Ông tên tự là Tử Trường, từng làm chức Thái sử lệnh, đến Trung thư lệnh dưới đời nhà Hán.”Sử ký” là một công trình sử học lớn bậc nhất của Trung Quốc, là một trong những cuốn sử nổi tiếng nhất thế giới. Đặc biệt, bộ sử này còn là một tác phẩm văn học kiệt xuất của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này đã miểu tả tổng thể lịch sử Trung Quốc bao trùm 2. 000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế . Côn trình sử học này cũng là nền tảng phát triển cho sử học Trung Hoa sau này.Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã rất thích đọc sách, và đã đọc nhiều sách về sử học và văn học. Lên 10 tuổi, ông đã học Quốc Ngữ, Tả truyện, Thế bản và thuộc lòng những bài văn nổi tiếng của thời kỳ trước. Ông từng theo học Khổng An Quốc và Đổng Trọng Thư. Năm 20 tuổi, ông được cha hỗ trợ nên bắt đầu chuyến du hành vòng quanh Trung Quốc. Ông đã thu tập được nhiều bằng chứng và các tài liệu lịch sử. Mục đích của chuyến đi này là để kiểm chứng lại các truyền thuyết và tin đồn, đồng thời để thăm viếng các di tích lịch sử như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Vân Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam…
Sau chuyến đi này, ông đã được chọn làm Lang trung với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phường cùng Hán Vũ Đế từ 122TCN- 116TCN. Sau đó, phụng lệnh đi thanh tra các miền Ba Thục, Cung, Tạc, Côn Minh, tức là các miền mà nhà Hán vừa mới chinh phục được ở phía Tây Nam. Phía Bắc ông đã đặt chân đến Vạn Lý Trường Thành và Sóc Phương. Năm 110TCN, cha ông bị bệnh nên gọi ông về để nối nghiệp. Tư Mã Đàm có ước nguyện hoàn thành “Xuân Thu Tả Thị Truyện”. Tư Mã Thiên kế nghiệp cha, ông nhận chức Thái sử lệnh. Chức đó vừa chép sử vừa viết về thiên văn, làm lịch, nhưng là chức quan nhỏ nên bị người khác coi thường. Năm 104 TCN, ông và một số người nữa, sửa lại lịch. Ông thu thập mọi tài liệu trong sách của thư viện triều đình.
Năm 99 TCN, ông vô tình vướng vào vụ Lý Lăng và Lý Quảng Lợi. Đây là hai quan võ đã không hoàn thành nhiệm vụ trong trận đánh Hung Nô ở miền Bắc. Trong khi Hán Vũ Đế và nhiều đại quan trong triều định cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng thì Tư Mã Thiên lại bênh vực cho vị tướng này. Qua việc này đã ngầm ý chê Lý Quảng Lợi là anh vợ của Hán Vũ Đế nên đã bị định tội tử hình. Hán Vũ Đế ra lệnh, nếu Tư Mã Thiên không chuộc tội bằng tiền bạc hoặc cung hình (thiến) thì sẽ tử hình. Vì không đủ tiền chuộc nên ông đành chọn vị thiến và bị nhốt trong lao ngục.
Sau khi ra tù, ông đã làm tới chức Trung thư lệnh, đây là một chức quan to và được ở gần vua, được ra vào cung cấm thoải mái, được xem các tài liệu mật, chức này thường chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng ông được đi theo Hán Vũ Đế trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức quan Thái sử nữa, ông cảm thấy nhục nhã vì hình phạt nên dồn hết tâm sức viết bộ “Sử ký”, và đã hoàn thành nó vào năm 97 TCN. Khi ông qua đời, không ai để ý nên cũng không biết rõ ông mất năm nào. Theo Thái sử công niên khảo thì ông mất năm 60 tuổi, tức là năm 86 TCN, cùng năm với Hán Vũ Đế.
“Sử ký” không chỉ ghi chép tổng thể lịch sử Trung Quốc, mà nó còn có ý nghĩa lớn lao trong văn học. Trong “Sử ký” đã miêu tả chân dung nhân vật và sự kiện tại Trung Quốc. Thậm chí, các nhà phê bình con khen ngợi là “trình độ miêu tả điêu luyện”. Ngoài “Sử ký”, Tư Mã Thiên còn viết 8 bài thơ trào phúng, trong số đó có một bài viết về niềm đam mê viết sử ký của ông, và một bài viết về nỗi chịu đựng lớn lao của ông trong vụ Lý Lăng.
Trong lĩnh vực thiên văn học, Tư Mã Thiên và cha Tư Mã Đàm đều được xem là các nhà chiêm tinh của triều đình nhà Hán. Ông có nhiệm vụ giải nghĩa và tiên đoán sự kiện theo chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, cùng các hiện tượng nhật thực, động đất…