Nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm nhiều lần – Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tiểu đêm tưởng chừng là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm, đặc biệt là ở người già.

5/5 – (2 bình chọn)

1. Vì sao tiểu đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Theo số liệu gần đây của Bộ Y tế, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ có xu hướng tăng từ 1,7 – 2,5%. Đặc biệt, số người đột quỵ do không ngủ được hay tỉnh dậy liên tục vào ban đêm cao hơn những người bình thường khá nhiều.

đột quỵ do tiểu đêmđột quỵ do tiểu đêm

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Mount Sinai của Mỹ cho kết quả rằng; những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao cấp 83% so với những người ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ ngày). Dưới đây là các nguyên nhân gây nên tình trạng trên:

1.1 Do cơ thể không kịp thích nghi

Tiểu đêm là tình trạng phát sinh nhu cầu đi tiểu nhiều lần (2 lần trở lên) vào ban đêm. Lúc này, dù đang trong giấc ngủ, người bệnh cũng cần phải thức dậy để giải quyết nhu cầu. Việc thức dậy đột ngột này làm cơ thể không kịp thích ứng, có thể gây choáng váng, khó thở, căng mạch máu, đặc biệt là mạch máu não. Từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, vỡ mạch máu, đột quỵ.

Đặc biệt, nếu nhà vệ sinh ở bên ngoài, người bệnh sẽ phải di chuyển khỏi phòng ngủ. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi; nhất là khi trái gió trở trời hay thời tiết lạnh. Hậu quả có thể kể đến là tăng huyết áp, tăng khả năng tai biến, vỡ mạch máu, đột quỵ; nhất là ở những người thể trạng yếu, có bệnh lý về tim mạch.

1.2 Do sức khỏe người già kém

Tiểu đêm là hiện tượng thường gặp ở người già. Những đối tượng này lại thường có bệnh lý nền, sức khỏe suy giảm. Cụ thể, người già hay gặp các vấn đề như xương khớp đau yếu, mật độ xương giảm (loãng xương), thị lực kém, chân tay run rẩy…

Vì thế, việc thức dậy và đi tiểu vào ban đêm, khi cơ thể chưa “sẵn sàng”; cùng với điều kiện ánh sáng hạn chế không chỉ làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, tàn phế; mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

1.3 Đột quỵ do suy nhược thần kinh, mất ngủ lâu ngày

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Nếu không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, lâu dần gây ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, chuyển hóa, miễn dịch… Đặc biệt, mất ngủ khiến chức năng hệ thần kinh suy giảm, thậm chí suy nhược.

Vào ban đêm, sự chênh lệch nhiệt độ phòng ngủ và nhiệt độ môi trường luôn ở mức cao, nhất là vào mùa đông. Điều đó khiến các mạch máu co đột ngột. Với người cao tuổi, sức bền thành mạch yếu do quá trình lão hóa thì thay đổi đột ngột của mạch máu này có thể dẫn đến tai biến, vỡ mạch máu – đe dọa tính mạng nếu như không được cấp cứu.

1.4 Người già “nhịn” uống nước dễ gây đột quỵ

Do tâm lý uống nhiều nước sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Vì thế, nhiều người cố gắng tiết giảm tối đa lượng nước sử dụng, nhất là vào buổi tối. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia y tế, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng nước; kể cả là vào buổi tối đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhịn nước khiến cơ thể mất nước, từ đó gây rối loạn điện giải, tăng độ đông đặc của máu, gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Chính các cục máu đông này khiến người bệnh dễ gặp phải những cơn đột quỵ.

Ngoài ra, thiếu nước sẽ làm giảm hấp thu canxi, khiến tình trạng loãng xương càng nặng, dễ dẫn đến rạn xương, gãy xương. Thiếu nước còn khiến da khô, cơ thể nhanh lão hóa hơn. Một số hoạt động của cơ thể cũng bị cản trở do mất nước, dễ dẫn đến nhiều bệnh tật khác.

>> Tìm hiểu thêm: Tiểu đêm không kiểm soát (không tự chủ) – Biện pháp điều trị

2. Đề phòng nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm – Lời khuyên từ chuyên gia

Đột quỵ do tiểu đêm không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh và người nhà bệnh nhân nếu chú ý đề phòng cũng có thể giảm thiểu nguy cơ ở mức thấp nhất. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng tăng niệu về đêm:

đề phòng nguy cơ đột quỵ do tiểu đêmđề phòng nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm

2.1 Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Tiểu đêm gây đột quỵ đa phần ở những trường hợp người bệnh phải di chuyển ra ngoài để giải quyết nhu cầu. Vì thế, nhà vệ sinh cách xa phòng ngủ là yếu tố tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người mắc bệnh tăng niệu về đêm.

Tốt nhất, nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ để tránh những tác động tiêu cực của yếu tố ngoại cảnh, môi trường. Thêm vào đó, nền nhà vệ sinh cần sử dụng gạch nhám để tăng độ ma sát; tránh trơn trượt gây té ngã.

2.2 Trang bị đèn gần giường ngủ

Điều kiện ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng, nhất là vào ban đêm; giúp người bệnh có thể quan sát và dễ dàng di chuyển khi đi tiểu. Vì vậy, việc để đèn hoặc bố trí công tắc gần giường ngủ là rất hợp lý và cần thiết. Không nên dùng ổ cắm bởi thao tác khó khăn, người bệnh sẽ gặp trở ngại khi bật đèn.

2.3 Không ngồi dậy đột ngột

Khi phát sinh cảm giác mắc tiểu, phản xạ đầu tiên của người bệnh là ngồi bật dậy và di chuyển thật nhanh về phía nhà vệ sinh. Tuy nhiên, việc thay đổi tư thế đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, máu có thể bị nghẽn lại, tuần hoàn máu giảm dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, thậm chí đứt mạch máu.

Vì thế, người bệnh cần ngồi dậy một cách từ từ, nhẹ nhàng. Cần rèn luyện để có thể nhịn tiểu trong khoảng vài phút, sau đó bình tĩnh trở dậy và di chuyển.

2.4 Mặc áo ấm khi ra ngoài

Vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời là khá lớn, nhất là vào mùa đông. Không chỉ vậy, thân nhiệt của chúng ta khi ngủ và khi thức dậy cũng có sự thay đổi.

Vì thế, để đề phòng đột quỵ do tiểu đêm, khi ra khỏi giường, cần mặc ngay áo để đảm bảo không bị lạnh đột ngột. Nhiễm lạnh chính là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, do các mạch máu bị co lại, làm ảnh hưởng đến dòng chảy.

2.5 Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Như đã nói ở trên, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày. Người tiểu đêm không được tự ý hạn chế lượng nước nạp vào. Tuy nhiên, cần phân bổ lượng chất lỏng một cách hợp lý.

Người bệnh nên uống nước đều đặn vào các khoảng thời gian trong ngày, mỗi lần 150 – 200ml; cách nhau 1,5 – 2 tiếng. Từ chiều đến trước khi đi ngủ, nên hạn chế ăn canh và uống nước. Đó là cách đem lại hiệu quả tốt, giúp hạn chế tần suất đi tiểu vào ban đêm.

Trên đây là những thông tin lý giải tại sao tiểu đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, để đề phòng đột quỵ do tiểu đêm, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt; chăm chỉ luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, cần có biện pháp nâng cao chức năng thận, chức năng bàng quang để hạn chế tình trạng phiền toái này.

>>> XEM THÊM: 

Rate this post