Ngao Bái tạo phản, Khang Hy bắt mà không giết: Nguyên nhân chỉ vì một câu nói
Sơ lược về Khang Hy
Khang Hy được người Trung Quốc mệnh danh là “thiên cổ nhất đế”, là một trong những vị vua có nhiều công tích hiển hách trong lịch sử Trung Hoa.
Năm 8 tuổi, Khang Hy kế vị ngôi vua, tại vị 61 năm, xây dựng lên một triều đại đa dân tộc thống nhất, có lãnh thổ rộng nhất.
Về mặt chính trị, nhà Thanh dưới thời Khang Hy cũng áp dụng rất nhiều biện pháp có lợi cho dân, cho nước.
Về mặt kinh tế, Thanh triều dưới thời Khang Hy, Càn Long cũng ghi dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc với thành tựu “Khang Càn thịnh thế” còn được lưu truyền đến ngày nay.
Bắt Ngao Bái…
Một trong những việc liên quan đến Khang Hy còn được hậu thế lưu truyền rộng rãi, đó là việc ông bắt giữ Ngao Bái năm 15 tuổi.
Cần phải hiểu rằng, Ngao Bái là một người không thể thích bắt lúc nào thì bắt. Vậy nhưng tại sao sau khi bắt được Ngao Bái, Khang Hy lại không ra tay giết bỏ ông ta mà lại chọn giải pháp nhốt ông ta vào ngục suốt phần đời còn lại?
Có lẽ nào Khang Hy không sợ Ngao Bái có thể âm mưu tạo phản, hô mưa gọi gió ngay trong ngục?
Ngao Bái là người có công nhưng cũng nhiều tội đối với triều đình nhà Thanh. Ảnh minh họa.
Vào thời điểm đó, Ngao Bái là tam triều nguyên lão, công trạng đầy mình. Từ thời vua Hoàng Thái Cực, Ngao Bái đã lãnh đạo quân lính nam chinh bắc chiến, chiến công lẫy lừng.
Vào năm 1637, Ngao Bái tấn công đảo Ka (Triều Tiên bây giờ); năm 1641, tham gia và giành thắng lợi trước quân Minh trong trận chiến Tống Cẩm.
Năm 1644, Ngao Bái tiếp tục đem quân truy kích đội quân nông dân của Lý Tự Thành, giành thắng lợi trong trận Tây Sung, đẩy lùi đội quân nông dân của Trương Hiếu Trung, chiếm Tứ Xuyên.
Ngoài ra, một điểm quan trọng nhất là, Ngao Bái vô cùng trung thành với Hoàng Thái Cực.
Khi Hoàng Thái Cực lâm bệnh qua đời, em trai ông là Đa Nhĩ Cổn đã tham gia vào việc tranh đoạt ngôi vua, Ngao Bái trong tay nắm trọng binh, Sách Ni và những người khác thề chết ủng hộ con trưởng của Hoàng Thái Cực lên ngôi.
Thậm chí, nhóm người này còn liên tục dùng vũ lực uy hiếp, Đa Nhĩ Cổn mới chịu thua.
Mặc dù cuối cùng con trưởng của Hoàng Thái Cực là Hạo Cách không thể ngồi vào ngôi hoàng đế nhưng cha của Khang Hy là Thuận Trị nhờ đó mới có thể thuận lợi kế vị. Vì thế cho nên với vua Thuận Trị, Ngao Bái vẫn là người có công lớn.
Từ những biểu hiện nói trên, Ngao Bái quả thực từng là một viên tướng trung thành, chỉ là về sau, dục vọng quá cao mà kết đảng phái, ngày càng ngang ngược, làm ra những việc đại nghịch bất đạo, bất chấp ý chỉ của Khang Hy, ra tay sát hại những đối thủ chính trị có nguy cơ cản đường mình, thậm chí là hãm hại đại thần Tô Khắc Tát Cáp, gây hoang mang trong triều.
Việc này đã khiến Khang Hy vô cùng giận dữ, ông quyết tâm lên kế hoạch bắt giữ Ngao Bái.
Để làm việc này, Khang Hy tìm một nhóm các thiếu gia quý tộc tuổi chưa đến 20 đảm nhiệm công tác hộ vệ, thường xuyên tổ chức chơi đấu vật trong cung. Ngao Bái cho rằng đây chỉ là trò trẻ con nên chẳng mấy bận tâm.
Ngày 16 tháng 5 năm Khang Hy thứ 8, Ngao Bái được triệu vào cung, lập tức bị đội hộ vệ của Khang Hy bắt giữ. Tại hiện trường, vị vua thứ 3 của nhà Thanh công bố 30 tội trạng của Ngao Bái.
Ảnh minh họa.
… nhưng không giết
Nhưng vì sao sau khi bắt giữ phản thần, Khang Hy không lập tức hạ lệnh xử trảm Ngao Bái?
Ngao Bái biết rõ tính mạng của mình khó giữ liền thỉnh cầu Khang Hy nhìn những viết thương trên cơ thể, vốn được lưu lại từ những lần lăn lộn trên chiến trường.
Đó đều là những dấu tích cho thấy ông ta vì giúp Hoàng Thái Cực thống nhất thiên hạ mà chịu nhiều đau đớn. Cuối cùng, Ngao Bái nói một câu: “Vào những thời khắc quan trọng nhất, đã nhiều lần cứu Hoàng Thái Cực khỏi nguy nan.”
Chính vì câu nói này, vì tấm ân tình này nên trong lòng vị hoàng đế thượng tôn giáo lý nhà phật đã không khỏi xúc động.
Ông hạ lệnh cho thuộc hạ đưa Ngao Bái vào ngục tù chung thân song về sau, Ngao Bái đã chết trong ngục còn con trai của ông ta là Ngao Mục Phúc được phóng thích.