Nét đẹp và giá trị của nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam

Nét đẹp và giá trị của nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam

Tranh lụa là dòng tranh dân gian lâu đời tại Việt Nam. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng dòng tranh này vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền hội họa Việt. Vậy tranh lụa có gì đặc sắc mà chúng lại được lưu truyền lâu đời như vậy? Hãy cùng Thế Giới Hội Họa tìm hiểu nét đẹp ẩn chứa sau dòng tranh này nhé!

Sự ra đời của tranh lụa

Vì sao người ta lại vẽ tranh trên lụa?

Nếu dòng tranh sơn dầu hay sơn mài chỉ loại chất liệu để vẽ tranh thì tranh lụa chỉ đặc tính của chất liệu làm nền của bức tranh. Loại tranh này được bắt nguồn từ Trung Quốc, một trong những đất nước trồng dâu, nuôi tằm và nghề dệt lụa vô cùng phát triển. Lụa là một chất liệu đắt tiền chỉ dành cho các tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc. Vì vậy, thay vì vẽ trên giấy, các bậc quý tộc phác họa chân dung của mình trên lụa để làm tăng thêm sự quyền quý.

“Chạm ngõ” tranh lụa tại Việt Nam

Trào lưu tranh lụa sau đó nhanh chóng lan truyền sang các nước châu Á như Nhật Bản và Việt Nam. Các nhà sử học Việt Nam tìm thấy tranh lụa phác họa chân dung của Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích vào khoảng thế kỷ XV – XVI. Đến năm 1931, người đặt nền móng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam đó là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức tranh “Rửa rau cầu ao” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh - người đặt nền móng tranh lụa tại Việt Nam (Nguồn: pnvnnuocngoai) 

Bức tranh “Rửa rau cầu ao” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh – người đặt nền móng tranh lụa tại Việt Nam (Nguồn: pnvnnuocngoai)

Năm 1931, ông giới thiệu đến công chúng trong nước lẫn châu Âu tác phẩm “Rửa rau cầu ao”. Lúc bấy giờ, một nghệ sĩ người Pháp thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mở đường cho sự phát triển của hội họa Việt Nam nói chung và nghệ thuật tranh lụa nói riêng. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh chịu ảnh hưởng bởi cả văn hóa của phương Đông lẫn phương Tây.

Sự chuyển mình của tranh lụa hiện đại

Chất liệu lụa

Ban đầu, tranh được vẽ trên vải lụa tơ tằm và được dệt thủ công. Lụa vẽ tranh được lựa chọn rất kỹ, không bị lỗi và mềm mịn. Ngày trước, các họa sĩ sử dụng loại lụa từ Trung Quốc, nhưng do một số nhược điểm nên hiện nay chuyển sang sử dụng lụa Quan Phố được dệt từ làng Quan Phố, Việt Nam. Loại lụa này có kết cấu sợi đa tuyến, chịu thấm tốt, màu lên đậm sắc. Hơn nữa, lụa Quan Phố chịu được quá trình nhuộm màu và cọ rửa nhiều lần, thích hợp dùng để vẽ tranh lụa. 

Màu vẽ trên tranh lụa

Màu vẽ trên tranh lụa cũng vô cùng quan trọng để thể hiện rõ nét đẹp mà họa sĩ muốn truyền tải. Lúc trước, người ta sử dụng nước, phẩm màu, mực nho hoặc các sản phẩm từ thiên nhiên như lá chàm, lá tre, nước hoa hòe, cây gỗ vang. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật và yêu cầu về tranh lụa Việt Nam cũng tân tiến hơn nên các họa sĩ sử dụng thêm màu bột, phấn màu, tempera,…

Các bước vẽ tranh lụa phổ biến hiện nay

Quá trình để hoàn thiện một bức tranh lụa treo tường vô cùng tỉ mỉ và trải qua nhiều giai đoạn. Những người họa sĩ thật sự đam mê với môn nghệ thuật này mới có thể thực hiện chúng. Những bức tranh lụa cũ được vẽ trực tiếp trên nền vải khô, nhưng tranh lụa hiện đại được áp dụng kỹ thuật nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần.

Tranh lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn từ người họa sĩ (Nguồn: VnExpress) 

Tranh lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn từ người họa sĩ (Nguồn: VnExpress)

Quy trình vẽ tranh như sau: Đầu tiên, người họa sĩ căng vải trên một cái khung gỗ sao cho vải không được nhăn nhúm, xô lệch. Tiếp theo là công đoạn hồ lụa bằng hỗn hợp bột gạo và phèn để giữ màu trên lụa lâu hơn. Dựa vào cảm hứng mà họa sĩ bắt đầu phác họa bằng chì mảnh rồi mới chấm phá bằng màu sắc. Đến đây, người họa sĩ nhuộm từng lớp lụa để màu thấm vào từng thớ vải. Các màu sắc chồng lớp lên nhau từ màu nhạt đến màu đậm. Chưa dừng lại ở đó, nếu xuất hiện những vết bẩn hoặc vón cục trên bề mặt, họa sĩ phải rửa nhẹ để loại bỏ chúng. Vậy mới nói, công đoạn để làm nên một bức tranh lụa rất tỉ mẩn.

Giá trị của tranh lụa Việt Nam

Mỗi chất liệu sử dụng để vẽ tranh sẽ mang một sắc thái khác nhau, góp phần tạo nên “cái hồn” của mỗi tác phẩm. Lụa vốn là chất liệu mềm mại, mỏng manh và góp phần làm nổi bật chủ thể cũng như các chiều không gian trong tranh. Ví dụ như tác phẩm “Mơ” của họa sĩ Hoàng Ngọc Hà, chất liệu lụa đã góp phần thể hiện nét nhẹ nhàng của cô gái trong tranh.

Tác phẩm tranh chân dung lụa “Mơ” từ họa sĩ Hoàng Ngọc Hà 

Tác phẩm tranh chân dung lụa “Mơ” từ họa sĩ Hoàng Ngọc Hà

>>> Thông tin chi tiết: Tranh chân dung “Mơ” từ họa sĩ Hoàng Ngọc Hà.

Bức tranh “Ánh trăng” của họa sĩ Trần Thị Thanh Hòa miêu tả được vẻ đẹp của phụ nữ Việt xưa. Điểm nổi bật trong bức tranh này là sự loang màu đẹp đẽ tạo nên không gian vô cùng mờ ảo, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bức tranh.

Tác phẩm “Ánh trăng” của họa sĩ Trần Thị Thanh Hòa với sự loang màu tuyệt đẹp 

Tác phẩm “Ánh trăng” của họa sĩ Trần Thị Thanh Hòa với sự loang màu tuyệt đẹp

>>> Thông tin chi tiết: Tranh lụa chân dung nghệ thuật “Ánh trăng”.

Còn rất nhiều tác phẩm tranh lụa đẹp và ấn tượng tại Thế Giới Hội Họa, bạn hãy truy cập vào link: Bộ sưu tập tranh lụa để chiêm ngưỡng và lựa chọn bức tranh ưng ý nhất!

Ngày nay, việc trang trí nội thất bằng tranh lụa dán tường hay tranh lụa treo tường rất phổ biến. Những bức tranh treo tường mang đậm nét truyền thống phù hợp với những không gian cổ kính. Đối với những không gian có đường nét cứng cáp, những bức tranh dán tường mang vẻ đẹp mềm mại sẽ giúp nội thất thêm phần tinh tế.

Tại Thế Giới Hội Họa, bạn sẽ tìm được nhiều bức tranh lụa treo tường được các họa sĩ sử dụng kỹ thuật hiện đại để hoàn thiện. Những bức tranh này không chỉ tô điểm cho không gian của bạn mà còn có giá trị sử dụng lâu dài. Hãy đăng ký mở tài khoản đấu giá các bức tranh độc bản tại Thế Giới Hội Họa tại link https://thegioihoihoa.com/account/register!

Rate this post