Michyo Phạm Ngà diễn viên múa đương đại
Nghệ sĩ múa đương đại người Nhật gốc việt Michiyo Phạm Ngà, sinh năm
1989. Là diễn viên kiêm biên đạo của Trung tâm ca múa nhạc
Asia (Tokyo), lưu diễn nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới nhưng Michiyo
Phạm Ngà vẫn trở về Việt Nam ngày một dày hơn để khoác lên một hình ảnh
khác cho múa đương đại Việt. Nhận nhiều lời mời chụp mẫu, Michiyo cho biết
cô thích những ý tưởng điên rồ, quái dị, cô thích những sự táo bạo không
giống ai, đẹp và đẹp hoàn hảo cô càng không thích, cô luôn thích những
gì thiếu sót, những gì độc lạ và khó hiểu, đó cũng là lí do cô tham gia
bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Phan Nha Tra
Lấn sân sang làng mẫu
Trong bộ hình mới, nghệ sỹ múa đương đại Michiyo Phạm Ngà táo bạo khoe thân với những shoot hình khoe vẻ gợi cảm.
Nghệ sĩ múa đương đại người Nhật gốc việt Michiyo Phạm Ngà, sinh năm 1989. Là diễn viên kiêm biên đạo của Trung tâm ca múa nhạc Asia (Tokyo), lưu diễn nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới nhưng Michiyo Phạm Ngà vẫn trở về Việt Nam ngày một dày hơn để khoác lên một hình ảnh khác cho múa đương đại Việt. Nhận nhiều lời mời chụp mẫu, Michiyo cho biết cô thích những ý tưởng điên rồ, quái dị, cô thích những sự táo bạo không giống ai, đẹp và đẹp hoàn hảo cô càng không thích, cô luôn thích những gì thiếu sót, những gì độc lạ và khó hiểu, đó cũng là lí do cô tham gia bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Phan Nha Tra
Michiyo Phạm Ngà hiện đang sinh sống tại Nhật. Dịp tết vừa rồi, cô trở về Việt Nam và có hai xuất diễn đêm giao thừa. Trong dịp này, cô nhận lời mời của nghệ sỹ Đào Anh Khánh tham gia Đáo Xuân 7 Theo Phạm Ngà, cô nhận lời Đào Anh Khánh vì chương trình có những yếu tố lạ, độc đáo. Đáo Xuân 7 sẽ được tổ chức vào tối 24/2 Sau Đáo Xuân, Michiyo sẽ quay trở lại Nhật để sinh sống và tiếp tục những chuyến lưu diễn của mình trên thế giới.
Bộ ảnh độc đáo
Photo: Trang Zen
Assistant: Avan Quang
Stylist & Hair Style: Lyskeli
Make up & Model: Michiyo
Costume: Lea’s Collection; Le Hao Collection
Accessories from Aldo
Nghiệp múa nơi xứ người
Cô gái trẻ mới 23 tuổi Michiyo Phạm Ngà đã và đang là một trong những
nghệ sĩ múa đương đại đầu tiên người Nhật gốc Việt thành công và được
đánh giá cao tại nước ngoài với nhiều giải thưởng danh giá.
Nữ nghệ sĩ Nhật gốc Việt Michiyo Phạm Ngà
Là diễn viên kiêm biên đạo của Trung tâm
Ca múa nhạc Asia (Tokyo, Nhật Bản), từng đi lưu diễn nhiều nơi, nhiều
quốc gia trên thế giới nhưng Michiyo Phạm Ngà vẫn thường xuyên quay trở
về quê hương biểu diễn với mục đích khoác lên một hình ảnh mới mẻ cho
nghệ thuật múa đương đại Việt Nam.
Là con út trong một gia đình có ba chị em
gái ở Hà Nội. Bố phục vụ trong quân đội, mẹ là nghệ sĩ chèo Lê Dung
(thuộc đoàn chèo Hậu Cần). Lúc còn nhỏ, Phạm Ngà chỉ mê hát chèo, thích
đàn bầu và ước mơ lớn lên được làm ca sĩ, nhưng mẹ cô lại có suy nghĩ
khác nên quyết định gửi cô đến Cung thiếu nhi học múa, ít lâu sau Phạm
Ngà thi đỗ vào trường Múa Việt Nam.
Năm 2001, có hai đoàn Hồng Kông và Nhật
Bản tìm đến trường Múa để tuyển sinh. Cuối cùng Phạm Ngà được đoàn Nhật
Bản mời sang du học tại trường Cao đẳng Múa Tokyo thuộc chuyên ngành múa
ba-lê lúc cô mới 13 tuổi và Phạm Ngà cũng là người Việt Nam duy nhất
trong lớp toàn học sinh quốc tế.
Mặc dù vậy, chỉ sau năm thứ 2 học tập
trên đất Nhật, cô gái người Việt này đã được chọn vào đội diễn viên múa
của nhà trường, liên tục được mời đi biểu diễn trong các chương trình
thiếu nhi. Kể từ lúc này Phạm Ngà
có thêm tên tiếng Nhật Michiyo. Vào năm 17 tuổi, ngay khi còn chưa ra
trường, Michiyo đã được nhận về Đoàn ca múa nhạc Asia của thành phố
Tokyo với vai trò diễn viên múa và suốt từ thời điểm ấy đến giờ, cô luôn
là diễn viên múa chính của đoàn.
Năm 2003, trong một lần đại diện cho
trường cao đẳng múa Tokyo tham dự cuộc thi múa đương đại đầu tiên,
Michiyo đã xuất sắc giành giải nhất Múa đương đại châu Á -Thái Bình
Dương. Tiếp theo năm 2004, cô gái này tiếp tục đem vinh quang về cho
mình với giải thưởng Triển vọng múa đương đại tại Pháp.
Từ đó, Michiyo quyết định chọn múa đương
đại là con đường đi của chính mình. Và sự lựa chọn của Phạm Ngà tỏ rõ sự
đúng đắn với hàng loạt giải thưởng tiếp theo như: giải Tài năng trẻ hội
diễn châu Á ở Singapore 2006, giải nhì Biên đạo múa xuất sắc cho
Cinevox epic freestyle 2007, giải Biên đạo múa đương đại tài năng tại
Cloud gate dance theatre of Taiwan – Trung Quốc năm 2009 và giải Biên
đạo múa xuất sắc Tokyo freestyle năm 2009…(hiện nay cô còn là biên đạo
múa cho các vở diễn của đoàn cũng như nhiều lời mời trên khắp thế giới).
Michiyo cho rằng,
múa đương đại là thể hiện ý tưởng cá nhân thông qua ngôn ngữ cơ thể,
tương tự như biểu diễn kịch hình thể. Vì thế, múa đương đại đòi hỏi sự
thông minh, sáng tạo, biết nắm bắt nội dung, diễn xuất tâm trạng nhưng
quan trọng nhất vẫn là đẹp, có hồn dựa trên nền tảng là kĩ thuật chuyên
môn.
Michiyo bắt đầu quay trở về quê hương
Việt Nam năm 18 tuổi, sau khi vừa tốt nghiệp trường Múa Tokyo. Phạm Ngà
tâm sự: “Tôi đã diễn quá nhiều nơi trên thế giới, nơi cuối cùng trở về
nhất định tôi sẽ chọn là quê hương.Với
múa đương đại, tại Việt Nam hiện nay xem ra vẫn không có đất để phô
diễn tài năng, nhưng tôi cho rằng cái gì cũng có thể khắc phục được dần.
Nghệ thuật múa Việt Nam mình vẫn còn thiếu nhiều thứ lắm, một tay tôi
không thể ôm cả bầu trời. Hy vọng một ngày gần đây nghệ thuật múa đương
đại Việt Nam sẽ có chỗ đứng và vị trí thật tốt, để những người làm nghề
múa có nhiều sáng tạo và cống hiến hơn…”.
Thời gian gần đây, Michiyo Phạm Ngà đã
thực hiện một số show diễn như “Naughty night” ở Funky Monkey Pub,
“Three some” ở Marquee Club… bước đầu được khán giả trẻ Việt Nam nhiệt
liệt đón nhận. Mới nhất, vào đêm 9-6 vừa qua, tại Hà Nội có chương trình
“The middle east of night” (Đêm Trung Đông) cũng do Michiyo Phạm Ngà
biên đạo và thực hiện rất thành công.
Nguồn: Daidoanket
Michiyo Phạm Ngà.
Sự kết hợp với nghệ sỹ đương đại Đào Anh Khánh
“Điên, độc, đẹp” là điều mà Michiyo muốn thay đổi cho
cách nhìn “điên, độc, quái” mà nghệ sỹ Đào Anh Khánh đã vẽ nên quan niệm
trong con mắt khán giả bấy lâu nay…
Điệu vũ “vô định”nơi xứ người
“Vô định” là điều mà Michiyo mô tả khi bước chân vào
nghề múa, do mẹ sắp đặt, định hướng và cô con gái bé nhỏ cứ thế nhảy
chân sáo vào cái nghề mà đến khi cắn răng cảm nhận được sự vất vả thì đã
kịp yêu nghề mất rồi.
Là con út trong một gia đình có ba chị em gái ở Hà Nội.
Bố làm ở bên quân đội, mẹ là nghệ sỹ chèo Lê Dung thuộc đoàn chèo Hậu
cần, cô bé Phạm Nga (ở nhà gọi là Ngà cho vần với chị gái tên Ngọc) chỉ
mê hát chèo, nghịch đàn bầu và mơ lớn lên được làm ca sỹ giống mẹ. Nhưng
mẹ cô thì nghĩ khác.
Nhìn đứa con suốt ngày làm điệu, chân tay thì dài loằng
ngoằng, thi thoảng múa may cũng đẹp nên bà quyết định gửi con đến cung
thiếu nhi học múa.
Mẹ nói gì thì nghe nấy, được đi học, lại có nhiều bạn
bè nên cô bé Phạm Ngà cứ thế theo sự chỉ dẫn mà không hề nghĩ rằng mình
có năng khiếu, kể cả khi thi đỗ vào Trường múa Việt Nam.
Nhưng có một nơi đã nhìn thấy năng khiếu của cô bé “dài
lều nghều” này. Năm 2001, đoàn Hồng Kông và Nhật Bản sang trường múa
tuyển sinh, Phạm Ngà lọt vào mắt xanh của đoàn Nhật Bản và được mời sang
du học tại Trường cao đẳng múa Tokyo.
Mẹ cô, với niềm tin lớn vào nghề nghiệp mình định
hướng cho cô con gái út đã quyết định để cô con gái 13 tuổi một mình tới
Nhật Bản, theo đuổi chuyên ngành múa ba lê.
13 tuổi, một mình ở xứ người không một người thân bên
cạnh, theo đuổi một nghề nghiệp bằng cảm thức và sự định hướng chứ không
hề có tình yêu với Phạm Ngà là một ám ảnh không thể quên. Điều tệ hại
đó còn gắn thêm kỷ niệm về việc đi khám sức khỏe định kỳ miễn phí lần
đầu tiên khi bước chân sang Nhật.
Là người Việt duy nhất trong lớp toàn học sinh quốc tế –
nơi mà việc khám chữa bệnh định kỳ được thực hiện từ khi còn nhỏ, khi
bác sỹ đọc đến tên Phạm Nga thì tất cả đều ôm bụng cười.
Sâu răng, viêm lợi, giun sán, ù tai, sổ mũi…và một “cơ
số bệnh” nữa được liệt kê trước lớp khiến cô bé còn đang bỡ ngỡ đỏ bừng
mặt, xấu hổ không biết chui vào đâu và cuối cùng thì nước mắt tuôn trào.
Nhưng điều đó không kinh khủng bằng việc phải đối mặt
với sự cô đơn và lịch học kín mít. Michiyo bảo, thời điểm đó lúc nào
cũng sống trong cảm giác sợ sệt, cô đơn, lủi thủi một mình.
Ngày lại ngày quay vòng, học văn hóa rồi lại sàn tập
đến tối mới trở về KTX. Hai năm đầu cũng là năm phải khổ luyện lớn nhất
trong nghề múa ba lê. Mệt mỏi, cực nhọc, cô đơn, mọi thứ phải tự mình
giải quyết từ chuyện ốm đau đến ứng xử trong cuộc sống nên cô bé Phạm
Ngà toàn trốn ở KTX khóc một mình vì sợ bạn bè biết.
Nhiều lúc, cô bé đã muốn bỏ về với mẹ nhưng “vì còn nhỏ
quá, không biết về bằng cách nào mà cũng chẳng có tiền về nên lại đành ở
lại học tiếp”.
Có lần tập mệt quá không thể nhấc nổi chân nữa bị thầy
giáo mắng, cô bé đã bật khóc giữa sàn tập, khóc mãi mà không ai dỗ được.
Sau này, khi ra trường đi làm, thầy cô bên đó vẫn nhắc mãi chuyện này
như một kỷ niệm khó quên.
Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng.
Rồi cuộc sống cũng dạy cô bé 13 tuổi tự biết sắp xếp
cuộc sống của mình. Ngà dần quen bạn bè, dồn sự cô đơn buồn chán cho
những giọt mồ hôi trên sàn diễn.
Chỉ năm thứ 2 trên đất Nhật, cô gái người Việt này đã
lọt vào đội diễn viên múa của trường, liên tục được mời đi biểu diễn
trong các chương trình thiếu nhi. Michiyo vẫn nhớ như in món tiền đầu
tiên kiếm được bằng nghề múa là 100 USD thầy giáo đưa cho sau lần đầu
tiên đi diễn.
Còn nhỏ, lịch học thì kín mít, chả biết tiêu việc gì vì
mọi thứ đã có trường chu cấp, cô bé chỉ biết gửi lại thầy giáo, nhờ cất
giùm. Lên sân khấu, bạn bè xung quanh đều chọn cho mình một cái tên
Nhật Bản, cô bé cũng tự phiên âm cái tên Nga của mình sang thành nghệ
danh Michiyo.
Cũng bắt đầu từ đây, khi mà những giọt mồ hôi đổ xuống
cho những vũ điệu đã trở thành tiềm thức thì múa đã ngấm vào máu của cô
bé lúc nào không hay.
Michiyo bảo rằng, năm 16 tuổi, múa đã thành hơi thở,
thành đam mê và thời điểm đó, cô chính thức múa cho mình chứ không phải
là cho ước mơ của người mẹ.
Và năm 17 tuổi, khi còn chưa ra trường, Michiyo đã được
nhận về đoàn ca múa nhạc Asia của thành phố Tokyo với vai trò diễn viên
múa. Suốt từ thời điểm đó tới giờ, cô luôn là diễn viên múa chính của
đoàn và múa solo.
Hiện, cô còn kiêm thêm cả biên đạo múa cho các vở diễn của đoàn cũng như nhiều lời mời trên khắp thế giới.
“Kẻ điên” của múa đương đại
Phàm khi đam mê đã thành hơi thở thì nó luôn đi kèm với
sự sáng tạo, phá cách. Được đào tạo chính quy về ba lê nhưng với
Michiyo, nó quá khuôn khổ và đòi hỏi kĩ thuật chính xác, nên cô không có
nhiều cảm xúc, sự sáng tạo.
Ngoài giờ tập ba lê, Michiyo thường tự thả cảm xúc của
mình tự trôi theo những vũ điệu tự lóe lên trong đầu. Đơn giản, đó là sự
thư giãn chứ không phải xuất phát từ ý định nghiêm túc.
Năm 2003, trong một lần đại diện cho trường dự thi múa
đương đại đầu tiên, Michiyo đã xuất sắc giành giải nhất Múa đương đại
châu Á -Thái Bình Dương.
Tiếp theo đó, năm 2004, cô gái này tiếp tục đem vinh
quang về với giải thưởng Triển vọng đương đại tại Pháp. Từ đó, Michiyo
quyết định chọn múa đương đại là con đường đi của mình.
Và sự lựa chọn của cô tỏ rõ sự đúng đắn với nhiều giải
thưởng như giải Tài năng trẻ hội diễn châu Á ở Singapore 2006 (tác phẩm
Tận cùng), giải nhì Biên đạo múa xuất sắc cho Cinevox epic freestyle
2007 (tác phẩm Mu), giải Biên đạo múa đương đại tài năng tại Cloud gate
dance theatre of TAIWAN- Trung Quốc năm 2009 (tác phẩm Vượt qua) và giải
Biên đạo múa xuất sắc TOKYO freestyle năm 2009 (tác phẩm Tận cùng).
Michiyo cho rằng múa đương đại là thể hiện ý tưởng cá
nhân thông qua ngôn ngữ cơ thể, tương tự như biểu diễn kịch hình thể. Vì
thế, múa đương đại đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, nắm bắt nội dung,
diễn xuất tâm trạng, nhưng quan trọng nhất vẫn là đẹp, có hồn dựa trên
nền tảng là kĩ thuật chuyên môn.
Sân khấu dành cho múa đương đại có thể diễn ra bất cứ ở
đâu, từ sân khấu lớn, sân khấu ngoài trời cho đến những quán bar nhỏ
hẹp. Điều tuyệt vời nhất của múa đương đại là cảm xúc mà người thể hiện
đem lại, mà nó thì luôn đầy ắp trong Michiyo, như thú vui những ngày
cuối tuần cô tự lái xe về vùng nông thôn Nhật Bản, dừng xe, múa giữa đất
trời.
Michiyo thích rượu. Rảnh rỗi, cô hay lên khu phố Tây
của Nhật ngồi vỉa hè, uống bia rượu, tán chuyện bạn bè và tối rảnh thì
lên bar. Biệt danh “nghệ sỹ điên” mà các đồng nghiệp ở Nhật Bản gán cho
cô cũng xuất phát từ hình ảnh Michiyo một tay cầm chai rượu chỉ đạo diễn
viên múa trong đoàn.
Khi có chút rượu, thế giới của Michiyo chỉ còn là những
vũ điệu thôi thúc từ trong cảm xúc. Mọi người đều bảo, có chút hơi men,
Michiyo múa xuất thần hơn, điên hơn. Dù sau này không có rượu vẫn phiêu
nhưng cái tên “nghệ sỹ điên” đã trở thành cụm từ gắn chết với cái tên
Michiyo. Còn sau những buổi diễn phiêu hết mình ở Việt Nam, nhiều bạn
trẻ yêu thích múa đương đại còn nhấn mạnh thêm bằng cụm từ “Michiyo đẫm
điên”.
Michiyo bắt đầu về Việt Nam năm 18 tuổi, sau khi tốt
nghiệp. Cô cũng đi diễn ở nhiều sân khấu, nhiều sô lẻ nhưng trái ngược
với sự quan tâm của khán giả tại Nhật, nơi mà đoàn cô phải liên tục cho
ra mắt một tuần 3 vở múa chưa kể lưu diễn thì khán giả ở Việt Nam lại
rất thờ ơ, đặc biệt là múa đương đại.
Không có đất diễn, Michiyo quay trở lại Nhật và thi
thoảng về Việt Nam theo với một số lời mời, đặc biệt là những chương
trình của nghệ sỹ Đào Anh Khánh.
Nói về Đào Anh Khánh, Michiyo chia sẻ rằng mình nhận
lời tham gia nhiều sô múa của anh vì đó là người làm nghệ thuật thực sự
với những ý tưởng táo bạo, lạ và độc. Đó là người chịu chơi số 1, đáng
để hâm mộ. Nhưng về chuyên môn chính, tức là nghệ thuật múa đương đại,
thì Michiyo hoàn toàn không phục.
Cô bảo: “Múa là không thể lặp lại. Năm nào, lần nào
cũng vậy. Hình ảnh, nội dung thì có khác, nhưng cách thức biểu diễn của
anh Khánh thì vẫn như vậy, không hề thay đổi và không có kĩ thuật chuyên
môn”.
Michiyo thật sự tiếc bởi một số người làm nghệ thuật
múa không chuyên nghiệp, không qua đào tạo, không có kĩ thuật chuyên môn
nên đã truyền tải sai hoàn toàn về nghệ thuật múa đương đại. Điều này
đã gây nên hiểu lầm cho khán giả khi nghĩ rằng múa đương đại là phải khó
hiểu, kì quái và họ đến bởi tò mò.
Đối với nghệ sỹ Đào Anh Khánh, múa là phải “điên, độc,
quái”. Nhưng đối với Michiyo, múa là phải “điên, độc, đẹp” bởi “ít nhất,
nếu khán giả có không hiểu thì họ cũng phải thấy đẹp đã, chứ đã không
hiểu lại còn xấu thì họ đến để thưởng thức cái gì?”.
Đây chính là điều mà Michiyo luôn trăn trở. Cô hy vọng,
một ngày gần nhất sẽ có dịp làm một cuộc trình diễn lớn để ra mắt khán
giả Việt Nam cũng như để mọi người hiểu về múa đương đại theo đúng nghĩa
của nó.
“Cơn điên” chưa dừng lại
Hai năm nay, Michiyo có ý định nghiêm túc về dự định
trở về Việt Nam sinh sống, làm việc khi những sô gần đây như Naughty
night ở Funky Monkey Pub, 3 some ở Marquee Club… được khán giả trẻ ở
Việt Nam nhiệt liệt đón nhận.
Bố mẹ còn muốn cô tiếp quản công việc kinh doanh của
gia đình nhưng cô nhất quyết không nhận “công việc liên quan đến đống xi
măng sắp thép vô cảm”.
Không chỉ có tài, Michiyo còn đẹp và rất “hot” – theo
đúng nghĩa của truyền thông. Cô cũng bắt đầu xuất hiện trên báo chí
nhưng chỉ với những thông tin gắn liền với sự kiện công việc dù liên
tiếp cho ra đời những bộ ảnh nóng bỏng nhưng chỉ để trưng trên…
facebook cá nhân.
Michiyo tâm sự: “Tôi thích trở thành một nghệ sỹ có
tâm, có tài, đúng nghĩa trên phương diện nghề nghiệp, một “người điên”
để được làm những điều mình muốn, mình thích, không ngại ngần, không sợ
ai đánh giá. Còn cuộc sống, hãy để tôi là một người bình thường”. Và
Michiyo đã làm đúng điều mà cô chia sẻ.
Ngày thường cô ăn mặc đồ tập, đi dép thấp, lên mạng
chia sẻ những chuyện cuộc sống, chuyện yêu, chuyện say, chuyện vừa hát
vừa múa trong phòng tắm và cả những clip “nhí nhố” hát nhép tự quay
trong phòng. Con người bình thường của Michiyo sống với đúng lứa tuổi 23
của mình.
“Cơn điên” của Michiyo không chỉ dừng lại ở múa.
Vài năm nay, cô gái này còn tự sáng tác, làm DJ, nhạc cho tất cả các
show diễn của mình cũng như các vở diễn của đoàn.
“Cơn điên” của Michiyo không chỉ dừng lại ở múa. Vài năm nay, cô gái này còn tự sáng tác, làm DJ, nhạc cho tất cả các show diễn của mình cũng như các vở diễn của đoàn.
Nếu ai theo dõi facebook của cô gái này thi
thoảng cũng được thưởng thức nhiều bản nhạc được cô mix trong những
khoảnh khắc đầy cảm xúc, đôi khi cả những bản nhạc thiền tĩnh tâm bởi
Michiyo luôn có niềm tin bất diệt vào đạo Phật.
Sắp tới, Michiyo còn dự định cho ra mắt tập
thơ, nhạc và truyện ngắn của mình. Cô tâm sự rằng quãng thời gian ở
Nhật, những lúc cô đơn, buồn bã hay hạnh phúc cô đều có thói quen làm
thơ hoặc viết truyện ngắn.
Viết rồi để đấy, đến lúc gom lại cũng thấy
được khá nhiều. Còn truyện, cô vẫn ấp ủ sẽ viết cái gì đó về người diễn
viên múa, về nghề múa, có thể nó sẽ không chỉ dừng lại ở những truyện
ngắn.
(ST)