Luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt trong mỗi nền văn học dân
tộc” [48, tr.7]. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu
giữ trong thời niên thiếu rất khó phai mờ. Véra C.Barclay – một nữ trưởng hướng đạo, chuyên ngành về
Sói con – trong lúc nghiên cứu phương pháp hướng đạo để giúp hình thành tính cách cho trẻ lứa tuổi 8-12,
đã kết luận một số điều có liên quan đến văn học cho thiếu nhi như sau: “Trong trái tim mỗi trẻ em đều có
cái mà ta gọi là bản năng về sự huyền diệu và sự kì lạ Chính là trong khi nghe chuyện mà em nhỏ giải
được cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em có thể ngao du trong thế giới của truyền
thuyết và hút đầy bầu phổi không khí phấn khởi của nó” [80, tr.47]. Cũng theo Véra C.Barclay, những câu
chuyện mà trẻ em được đọc, được nghe kể từ thuở nhỏ là thức ăn tưởng tượng: “em nhỏ, khi nghe một câu
chuyện, sẽ hấp thu những ý nghĩ và tích tụ chúng trong trí nhớ, một ngày mưa nào đó, chúng quay trở lại
làm cho vui lên và tô màu sắc cho cuộc sống âm u, cho tới khi lại có một câu chuyện khác, đến lượt nó,
chiếu cái chùm ánh sáng của nó với một sắc thái khác nữa vào cái cảnh bé nhỏ âm u của lí trí em nhỏ”
[80, tr.48]. Thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm
hồn, cao hơn là xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ. Không ít người trưởng thành đã khẳng định:
những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính là những cuốn đọc từ thời thơ ấu. Mikhain Ilin – nhà văn
Nga chuyên viết truyện khoa học cho thiếu nhi – từng thổ lộ tâm sự: “Trước khi kể chuyện tôi bắt đầu viết
văn như thế nào, tôi muốn kể cho các bạn biết tôi đã bắt đầu đọc sách như thế nào” [53, tr.50] . Còn
Assen Bossev – nhà văn Bugari, tác giả của 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi – khẳng định:
“Những cuốn sách hay đều là người bạn đường vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh
để bay lên mà chinh phục cuộc sống” [4, tr.47 ].
90 trang
|
Chia sẻ: duongneo
| Lượt xem: 8204
| Lượt tải: 17
Bạn đang xem trước
20 trang
tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________________________
NGOÂ ÑÌNH VAÂN NHI
ÑAËC ÑIEÅM
TRUYEÄN VIEÁT CHO THIEÁU NHI
CUÛA PHAÏM HOÅ
Chuyeân ngaønh: Vaên hoïc Vieät Nam
Maõ soá: 60 22 34
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ VAÊN HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC
TS. NGUYEÃN THÒ HOÀNG HAØ
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Phòng Khoa học công nghệ
và Sau Đại Học trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TPHCM, thư
viện tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ tận tình cho tôi trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để
hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 16 chuyên
ngành Văn học Việt Nam.
Tôi cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là
nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách
nhiệm cùng lòng thương mến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư Phạm TPHCM, những người có vai trò rất lớn trong suốt quá trình tôi theo
học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt trong mỗi nền văn học dân
tộc” [48, tr.7]. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu
giữ trong thời niên thiếu rất khó phai mờ. Véra C.Barclay – một nữ trưởng hướng đạo, chuyên ngành về
Sói con – trong lúc nghiên cứu phương pháp hướng đạo để giúp hình thành tính cách cho trẻ lứa tuổi 8-12,
đã kết luận một số điều có liên quan đến văn học cho thiếu nhi như sau: “Trong trái tim mỗi trẻ em đều có
cái mà ta gọi là bản năng về sự huyền diệu và sự kì lạ Chính là trong khi nghe chuyện mà em nhỏ giải
được cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em có thể ngao du trong thế giới của truyền
thuyết và hút đầy bầu phổi không khí phấn khởi của nó” [80, tr.47]. Cũng theo Véra C.Barclay, những câu
chuyện mà trẻ em được đọc, được nghe kể từ thuở nhỏ là thức ăn tưởng tượng: “em nhỏ, khi nghe một câu
chuyện, sẽ hấp thu những ý nghĩ và tích tụ chúng trong trí nhớ, một ngày mưa nào đó, chúng quay trở lại
làm cho vui lên và tô màu sắc cho cuộc sống âm u, cho tới khi lại có một câu chuyện khác, đến lượt nó,
chiếu cái chùm ánh sáng của nó với một sắc thái khác nữa vào cái cảnh bé nhỏ âm u của lí trí em nhỏ”
[80, tr.48]. Thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm
hồn, cao hơn là xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ. Không ít người trưởng thành đã khẳng định:
những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính là những cuốn đọc từ thời thơ ấu. Mikhain Ilin – nhà văn
Nga chuyên viết truyện khoa học cho thiếu nhi – từng thổ lộ tâm sự: “Trước khi kể chuyện tôi bắt đầu viết
văn như thế nào, tôi muốn kể cho các bạn biết tôi đã bắt đầu đọc sách như thế nào” [53, tr.50] . Còn
Assen Bossev – nhà văn Bugari, tác giả của 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi – khẳng định:
“Những cuốn sách hay đều là người bạn đường vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh
để bay lên mà chinh phục cuộc sống” [4, tr.47 ]. Và chúng ta hãy xem ý nghĩa lớn lao của việc nghe thầy
đọc thơ đối với tâm hồn, trí tưởng tượng và tình cảm của một chú bé 9 tuổi người Việt Nam:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”.
( Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)
Có thể thấy những vần thơ người thầy đọc đã tác động sâu sắc và mãnh liệt đến thế giới tâm hồn
tuổi nhỏ của Trần Đăng Khoa – “thần đồng thơ ca”, “là hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam nói
chung, văn học thiếu nhi nói riêng” [48, tr.175]. Những vần thơ đã làm sống dậy một không gian tràn
ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên, cuộc sống thường ngày, khơi gợi lên kí ức về một miền sâu thẳm
của những câu chuyện cổ và thế giới tình người tha thiết. Rõ ràng, văn học dành cho thiếu nhi là một bộ
phận quan trọng, không thể thiếu đối với hành trình đầu đời của bất cứ một người nào. Bởi vậy, còn trẻ
em thì vẫn còn cần văn học dành cho thiếu nhi, và còn rất cần những công trình nghiên cứu về bộ phận
văn học ấy. Đó chính là lí do thứ nhất khi chúng tôi quyết định lựa chọn mảng văn học thiếu nhi Việt Nam
làm đề tài nghiên cứu.
Trong bài viết Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi [71, tr.11-16], Vân Thanh – một người có bề
dày nghiên cứu văn học trẻ em – đã gọi tên một số cây đa cây đề trong sự nghiệp sáng tác cho thiếu nhi
Việt Nam: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng, Phạm Hổ. Nhà nghiên cứu ấy viết bài trên vào tháng
9 năm 1995. Tính đến hôm nay, việc xác định những gương mặt tiêu biểu của văn học thiếu nhi như thế đã
có thêm 13 năm kiểm nghiệm tính chính xác. Dẫu rằng từ bấy đến nay, bộ phận văn học thiếu nhi đã có
thêm nhiều cây bút mới. Hơn nữa, văn học dành cho thiếu nhi cũng đã trải qua khá nhiều những thăng
trầm, thử thách, nhất là trong thời kì hiện đại, nó dễ bị lãng quên bởi trẻ em đang bị hút vào những thú vui
văn hóa mới. Tuy nhiên, những sáng tác của các nhà văn như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng
và Phạm Hổ vẫn để lại không ít ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc thiếu nhi. Chúng tôi cho rằng
việc đánh giá, ghi nhận lại vị trí của những cây bút tâm huyết dành cho nền văn học thiếu nhi nước nhà là
việc làm cần thiết, trong đó không thể không kể đến một gương mặt quen thuộc mà thiếu nhi Việt Nam rất
mến yêu: Phạm Hổ.
Sinh thời, Phạm Hổ thường hay nói đến một khát vọng giản dị nhưng mãnh liệt của mình là được
làm bạn với trẻ con. Ông đã sáng tác trên cả ba địa hạt: thơ, văn xuôi, kịch và để lại một sự nghiệp văn
học dành cho trẻ em khá dày dặn. Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất chú trọng đến bộ phận thơ ca viết cho
thiếu nhi của Phạm Hổ. Tuy nhiên, gia tài văn chương của Phạm Hổ không chỉ có thơ, mảng truyện viết
cho thiếu nhi của ông cũng cần được nghiên cứu kĩ càng. Có như vậy, chúng ta mới đánh giá được hết
những đóng góp của Phạm Hổ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, người viết cũng ghi nhận một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn: nền văn học hiện đại Việt
Nam dành cho thiếu nhi không chỉ đứng trước cuộc thử thách cạnh tranh với những “thú vui” đa dạng
khác của thời buổi công nghệ như internet, điện thoại di động mà còn “bất lực” trước sự xâm chiếm của
những tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài. Một thực tế buộc nhiều nhà văn Việt Nam phải suy nghĩ:
truyện tranh nước ngoài đang là sản phẩm văn hóa được nhiều bạn nhỏ lựa chọn hoặc mảng truyện chữ
trong nước dẫu từng được đánh giá là có truyền thống mạnh mẽ, nay cũng đang nhường thị trường cho các
tác phẩm nước ngoài. Hiện tượng thiếu nhi Việt Nam say sưa Đôrêmon trước kia và Harry Potter gần đây
là những ví dụ điển hình. Trong cuộc hội thảo “Văn học thiếu nhi thời hiện đại” do hội nhà văn TPHCM
tổ chức vào ngày 28/10/2005, nhiều cây bút thừa nhận văn học thiếu nhi trong nước đang rơi vào thời kì
suy thoái. Các nhà văn có tâm huyết đã bàn luận phương cách tháo gỡ nhưng kết thúc hội thảo, kết luận
chỉ có thể là trông chờ sự thay đổi. Nhà văn Trần Hoài Dương – một người dành cả cuộc đời gắn bó với
công việc sáng tác văn học cho trẻ em – nhận xét về tình hình phát triển văn học thiếu nhi Việt Nam như
sau: “Đội ngũ sáng tác trên diện rộng, đông đảo. Tuy nhiên, những tác giả có cá tính, bản sắc riêng thì
hiếm. Người viết trẻ lại không có ý định theo đuổi đến cùng con đường viết văn cho thiếu nhi. Lớp trẻ
chưa đột biến, lớp già như tôi thì gần hết vốn, mệt mỏi và khó bắt kịp đời sống hiện đại. Phải thừa nhận là
chúng ta có một nền văn học thiếu nhi, nhưng suốt mấy chục năm nay, nó vẫn còn mang nhiều tính mô
phạm, giáo điều. Đúng, tốt đẹp, tính giáo dục cao nhưng lại thiếu những điều cơ bản: chất kì diệu, yếu tố
mơ mộng, bay bổng, tưởng tượng phong phú những thứ mà trẻ con rất cần”. Có thể thấy rằng: việc đáp
ứng nhu cầu đọc văn Việt Nam của thiếu nhi Việt Nam đang được đặt ra khá bức thiết. Và tất nhiên, cùng
với nó là hàng loạt những vấn đề xoay quanh việc nhà văn phải viết thế nào để lôi cuốn những độc giả nhỏ
tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng, việc nghiên cứu sáng tác của những cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi cũng là
một trong những cách góp phần tìm kiếm một hướng đi hiệu quả cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện
nay.
Với tất cả những suy nghĩ trên cộng thêm niềm yêu quý Phạm Hổ – một người đã từng gieo vào
tâm hồn bé thơ của người viết những rung động cảm xúc khó phai mờ – người viết quyết định chọn đề tài
luận văn là: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhìn trên bình diện sâu, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nước ta không phải ít và
cũng không ít các nhà nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết, thời gian của đời mình cho công việc phê
bình những sáng tác dành cho thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải so sánh và thừa nhận
rằng độ chênh lệch giữa đầu tư nghiên cứu bộ phận văn học thiếu nhi so với việc nghiên cứu những tác
giả, tác phẩm viết cho người lớn là quá lớn. Năm 2002, Hội đồng văn học thiếu nhi kết hợp với nhà xuất
bản Từ điển bách khoa Hà Nội nuôi ý định làm một bộ Bách Khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam gồm 4
tập:
Tập một: Tổng quan về văn học thiếu nhi Việt Nam.
Tập hai: Thơ ca văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển).
Tập ba: Văn xuôi văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển).
Tập bốn: Từ điển tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam.
Dự định tốt đẹp ấy đến hôm nay đã đem đến cho ngành nghiên cứu văn học một thành quả đẹp. Đó
là sự ra đời tập một của bộ bách khoa thư văn học thiếu nhi với gần 500 trang giấy in. Đây được xem là
công trình nghiên cứu về văn học trẻ em dày dặn nhất ở nước ta hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mảng nghiên cứu văn học thiếu nhi thiếu bề rộng lẫn bề sâu so
với các bộ phận nghiên cứu văn học khác. Nhưng có lẽ lí do lớn nhất là thiếu độc giả của phê bình văn học
thiếu nhi. Thực tế trên dẫn đến hệ quả là khu vực nghiên cứu văn học thiếu nhi còn rất nhiều khoảng
trống.
Từ tình hình chung đó, dẫu được đánh giá là cây bút tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam,
Phạm Hổ và các sáng tác của ông cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều bài viết và công
trình nghiên cứu tập trung vào mảng thơ ca của Phạm Hổ: Phạm Hổ và tuổi thơ của Vân Thanh (Bách
khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 269), Người ở xứ thần tiên
của Trần Đăng Khoa (Tuyển tập Phạm Hổ, NXB Văn học, trang 3), Thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu
nhi của Phạm Hổ của Phạm Phương Liên (internet), Phạm Hổ thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng của Lê Nhật
Ký (Thông báo khoa học, Đại học Quy Nhơn, số 31) Trong khi đó, mảng truyện viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ chưa được quan tâm thỏa đáng.
Ngay trong các giáo trình giảng dạy cho sinh viên như Văn học thiếu nhi Việt Nam (PTS Trần Đức
Ngôn chủ biên, Trường ĐHSP HN I, 1995), phần viết về Phạm Hổ khoảng 8 trang thì có đến 6 trang viết
về thơ, phần truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ chỉ được đánh giá trên diện rộng, bề mặt. Tuy nhiên,
chúng tôi vẫn ghi nhận một số nhận xét để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình: “Mỗi câu chuyện của
Phạm Hổ là sự tích một loài cây hoa, quả. Ông giới thiệu cho các em những đặc điểm bề ngoài, tính chất,
tác dụng của chúng và thái độ của con người đối với chúng. Ông giải thích nguồn gốc xuất hiện của
chúng và lí do những cái tên chúng mang” [60, tr.72]. Quan trọng hơn, người biên soạn sách đã đề cập
đến bề sâu và ý nghĩa của những câu chuyện mà Phạm Hổ viết: “Sự tích hoa quả bao giờ cũng được gắn
với một phương diện nào đó trong cuộc sống con người, hoặc gắn với những số phận con người có thực.
Qua những câu chuyện cảm động ấy, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, hướng
các em tới tình yêu thương nhằm giảm đi những điều xấu, điều ác” [60, tr.73].
Đến năm 2003, Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý đã được nhà xuất bản Đại học Sư
Phạm Hà Nội ấn hành để phục vụ cho sinh viên các khoa Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt. Đây được
xem là một công trình nghiên cứu khá chuẩn, cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học thiếu nhi
Việt Nam và giới thiệu thêm những tinh hoa văn học trẻ em của nước ngoài. Đọc chương giới thiệu một
số tác giả Việt Nam tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy người nghiên cứu đã thể hiện rõ công phu để nắm bắt
được đặc điểm, giá trị nổi bật trong những sáng tác của Võ Quảng, Tô Hoài từ mảng thơ ca đến văn xuôi,
từ nội dung đến nghệ thuật Riêng với Phạm Hổ, nhà nghiên cứu cũng quan tâm nhiều hơn đến mảng thơ
ca, từ khảo sát Nội dung chủ đạo trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ đến tìm hiểu Đặc sắc về nghệ
thuật thơ Phạm Hổ viết cho trẻ em. Nhưng đến mảng văn xuôi, Lã Thị Bắc Lý chỉ đánh giá khái quát về
tập Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ. Điều đáng ghi nhận nhất ở đây là: người nghiên cứu đã xác
định thể loại nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ: cổ tích hiện đại (còn gọi là cổ tích mới).
Thật ra, vấn đề thể loại đã từng được Lã Thị Bắc Lý tìm hiểu khá sâu sắc trong công trình Truyện
viết cho thiếu nhi sau 1975 (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000). Công trình thể hiện cái nhìn khái quát
của người nghiên cứu về nền văn học thiếu nhi Việt Nam sau chiến tranh, nhất là tác giả có ý thức tìm
kiếm những đổi mới trong quan niệm sáng tác, hình tượng nhân vật và hàng loạt các vấn đề có liên quan
đến nền văn học trẻ em thời hòa bình. Trong đó, Lã Thị Bắc Lý nhấn mạnh đến việc gia tăng các thể loại
mới so với nền văn học thiếu nhi thời kì 1945-1975, trong đó có thể loại truyện cổ tích hiện đại. Khi bàn
đến thể loại này, người nghiên cứu đánh giá: “vấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm
hơn, trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích cho các em”
[48, tr.118]. Sau đó, khi đi sâu tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của thể loại cổ tích mới ấy trên các bình diện:
không gian – thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, người nghiên cứu thường xuyên lấy truyện viết
cho thiếu nhi của Phạm Hổ làm dẫn chứng và phân tích khá kĩ. Tuy nhiên, Truyện viết cho thiếu nhi sau
1975 chưa thể được coi là một công trình chuyên tâm nghiên cứu mảng truyện viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ.
Trong khung thời gian một năm tích cực tìm kiếm tư liệu từ các nguồn khác nhau, chúng tôi nhận
thấy bài viết chuyên tâm đầu tiên về văn xuôi của Phạm Hổ là tham luận Phạm Hổ với những “Chuyện
hoa, chuyện quả” của anh của nhà văn Nguyên Ngọc trong cuộc hội thảo về ba nhà văn chuyên viết cho
thiếu nhi năm 1986. Khi ấy, số lượng truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ còn khá mỏng (Chuyện hoa,
chuyện quả ra đời mới hai tập), nhưng trong tham luận Nguyên Ngọc đã có những đánh giá khá sắc sảo về
nội dung chính trong truyện của Phạm Hổ: “Dường như tác giả Chuyện hoa chuyện quả đang muốn đưa
ra một lý thuyết khác về nguồn gốc muôn loài. Anh nói với các em: Các em ạ, thế giới quanh ta muôn vẻ
kì lạ kì diệu như vậy, tất cả là do con người làm ra cả đấy. Nguồn gốc của muôn loài chính là ở tình yêu,
tình thương và lòng tốt của con người”. Ngoài ra, Nguyên Ngọc còn tìm thấy những điểm rất thú vị trong
truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ: “Hình như văn học ta ít lâu nay, cả văn học viết cho các em, bận
bịu chính đáng vì những vấn đề xã hội lớn, mà chừng có hơi xao lãng về thiên nhiên chăng? Anh Phạm
Hổ đã giải quyết mối quan hệ đó theo cách của anh: tìm thấy xã hội, những vấn đề xã hội trong chính
thiên nhiên”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn chế của một tham luận đọc tại hội nghị, Nguyên Ngọc chưa
có điều kiện khơi mạch suy nghĩ rộng và sâu hơn nữa về nội dung tư tưởng trong truyện viết cho thiếu nhi
của Phạm Hổ. Bài viết của ông thiên về đánh giá nội dung mà chưa quan tâm đến bình diện hình thức
nghệ thuật trong những sáng tác ấy.
Bài viết thứ hai tỏ ra một hướng khẳng định rõ hơn về vị trí của Phạm Hổ trong mảng văn xuôi là
bài Đóng góp của Phạm Hổ cho một thể loại văn học thiếu nhi của Phạm Bá Tân – giảng viên trường Cao
đẳng sư phạm Nghệ An, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9-2004. Người nghiên cứu xác định
ngay từ đầu mục đích của mình là “muốn tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu cho giáo sinh, sinh viên những
vẻ đẹp phong phú và giàu có của văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ” [69, tr.123]. Người nghiên
cứu khá tâm đắc khi phát hiện ra rằng: “tình thương đầm ấm cùng với tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, tình
yêu trẻ thơ và vốn văn hóa dân gian giàu có đã giúp Phạm Hổ sáng tạo được những thiên huyền thoại về
các loài hoa và quả; hình tượng cây quả, cây hoa trong truyện của Phạm Hổ chính là hình tượng có tính
ẩn dụ về nhiều loại người, nhiều phẩm chất và tính độc đáo của người đời” [69, tr.124]. Tuy nhiên, kết
luận của Phạm Bá Tân được xây dựng trên một phạm vi nghiên cứu còn hạn chế vì chủ yếu tìm hiểu qua
18 câu chuyện của Phạm Hổ trong tập Quả tim bằng ngọc. Trong khi đó gia tài văn xuôi của Phạm Hổ
hơn gấp 3 lần như thế
Chúng tôi cũng tìm được hai bài viết ngắn của giảng viên Lê Nhật Ký (trường Đại học Quy Nhơn)
về văn xuôi của Phạm Hổ, một bài đăng trên thông báo khoa học của trường (số 5-2005) với nhan đề:
Phạm Hổ – người kể chuyện cổ tích về hoa quả và bài thứ hai là Phạm Hổ – một lối đi riêng trong truyện
cổ viết lại trên trang web Văn học quê nhà
( Lê Nhật Ký tỏ ra rất tâm đắc với
mảng văn xuôi của Phạm Hổ, nhất là những điểm độc đáo thể hiện sự sáng tạo một lối đi riêng của tác giả
trong mảng truyện viết theo kiểu cổ tích hiện đại. Qua tìm hiểu câu chuyện Ngựa thần từ đâu đến của
Phạm Hổ, người nghiên cứu khẳng định: “Nghệ thuật truyện cổ viết lại cho phép nhà văn sáng tạo, nhào
nặn cốt truyện trên tinh thần thời đại mình. Từ hình tượng rất quen thuộc trong truyền thuyết dân gian,
nhà văn Phạm Hổ đã phát triển, xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật trọn vẹn, khuyến khích bạn
đọc tuổi thơ kiếm tìm, khám phá, cắt nghĩa các giá trị dân gian tưởng đã ổn định, bất di bất dịch”. Hoặc
khảo sát hai truyện ngắn nằm cùng trong một chuỗi là Lửa vàng, lửa trắng và Lửa vàng, lửa trắng, lửa
nâu, Lê Nhật Ký đánh giá cao Phạm Hổ vì cho đến nay “trong phạm vi văn học thiếu nhi, gần như chỉ có
Phạm Hổ dấn thân vào loại truyện viết tiếp” (dựa vào kết thúc truyện dân gian có sẵn rồi viết một truyện
mới trên cơ sở đảm bảo tính lôgíc về sự phát triển của nội dung câu chuyện). Những kết luận của Lê Nhật
Ký giúp chúng tôi một lần nữa có thêm cơ sở để khẳng định hướng đi của mình là đúng đắn. Phạm Hổ đã
chủ tâm tìm một lối đi riêng cho mình khi viết truyện cho thiếu nhi. Và lối đi ấy cần được trân trọng và
đầu tư nghiên cứu để có thể đánh giá đúng mức.
Nói tóm lại, chúng tôi không phải là người đầu tiên tìm hiểu mảng văn xuôi của Phạm Hổ. Nhiều
nhà nghiên cứu có thâm niên và tâm huyết đã ít nhiều mở ra các hướng đi mà chúng tôi dựa vào đó làm cơ
sở nền tảng cho những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, có thể nói, chúng tôi là người đầu tiên mạnh dạn
xem truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là đối tượng để nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để có thể kết luận về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi cho rằng phải xem
xét đầy đủ các câu chuyện trong gia tài truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Chỉ tính trên tên các truyện
ngắn đã được in sách (chúng tôi không kể tên tập truyện vì qua những lần xuất bản, tái