Lịch sử về kiếm Nhật

Cứ như định nghĩa của người Nhật thì vũ khí mà chúng ta gọi là kiếm Nhật được gọi dưới cái tên katana tức là đao (刀) theo chữ Hán nhưng thường được hiểu là trường kiếm (long sword). Ngoài katana, người Nhật cũng còn tachi (太刀) cũng là một loại kiếm dài, wakizashi (脅差) là một loại đoản kiếm, aikuchi (匕首) và tanto (短刀) là những loại kiếm ngắn giống như dao găm.

Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. Kiếm, Ngọc và Gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu chương của hoàng gia (imperial regalia), để tại đền ở Ise gần hoàng cung cũ ở cựu đô Nara cũng là những linh vật trong Thần Đạo (Shinto).

Ngay từ thời đại Kofun và Nara (300-794) đầu Công Nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm. Những di vật đào được cho ta thấy thời kỳ này các kỵ sĩ đã mặc giáp và đeo gươm hay dao ngắn. Nhiều đền đài như Todaiji hay Kurama còn giữ những vũ khí cách đây mười mấy thế kỷ, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. Đến thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 người Nhật bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.

Thời kỳ này, cũng như nhiều dân tộc khác ở Á Đông, người Nhật chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá Trung Hoa, kinh đô Nara cũng được xây dựng theo khuôn mẫu của nhà Đường. Kinh tế phồn thịnh nên giao thương tăng trưởng mạnh mẽ, hàng năm người Nhật phải nhập cảng một số lượng lớn các loại hàng xa xỉ từ lục địa. Người ta còn tìm thấy một số kiếm do Trung Hoa chế tạo hiện giữ trong các đền đài bên cạnh những vũ khí chế tạo tại Nhật. Nghiên cứu về các di vật, các chuyên gia cho rằng thời kỳ đó, kỹ thuật rèn và mài kiếm của người Nhật đã lên đến một trình độ khá cao. Cuối thời kỳ này, người Nhật thiên đô từ Nara ra Kyoto.

Thời đại Heian sau đó (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Đàn bà để tóc dài, nhuộm răng và mặc áo nhiều lớp. Nghệ thuật thư pháp phát triển và thời kỳ này còn để lại nhiều tác phẩm văn chương. Người Nhật cũng dần dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa, kiến tạo một xã hội nhiều giai cấp trong đó giới hiệp sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm không còn là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật. Sách vở còn ghi chép là muốn mài một thanh kiếm phải mất nhiều ngày đủ biết người Nhật thời đó đã nghiên cứu khá kỹ càng về cách làm sao có một vũ khí tốt.

Người ta cũng bắt đầu khắc tên và nơi chế tạo trên chuôi kiếm, hiệp sĩ cũng mang theo những thanh kiếm ngắn hơn để thay đổi. Ngoài kiếm nhiều loại chiến cụ khác cũng phát triển điển hình là cung tên, giáp trụ và nghệ thuật binh bị cũng đạt một tầm vóc mới. Cũng từ thời kỳ này, người Nhật tìm ra cách đúc kiếm nhiều lớp, nhiều phần như ta thấy ngày nay, tạo được những vân thớ (jihada) khác lạ được gọi dưới những tên như itame, masame, mokume, ayasugi. Những vân đó có khi giống như mắt gỗ nhưng cũng có khi uốn lượn như làn sóng.

Thanh kiếm không còn là một vũ khí mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật, và để đạt đến cao điểm của mỹ thuật thì ngành đúc kiếm phải ổn cố – người làm nghề rèn kiếm phải có đủ khách để sống được – nhưng đồng thời lại phải có nhu cầu – nghĩa là đất nước phải loạn ly – để thúc đẩy phát triển kỹ thuật và sáng tạo. Thời kỳ đó có cả hai tiêu chuẩn vì trong liên tiếp 500 năm, nước Nhật đánh với thổ dân phương Bắc (người Ainu), sau đó họ đánh lẫn nhau để giành quyền bá chủ.

Thời kỳ Kamakura (1185-1392) khởi đầu khi Hojo Yoshitoki lên làm shogun (將軍) năm 1185. Vua Gotobain bị đánh bại phải lưu vong nơi đảo Oki dùng suốt quãng đời còn lại (20 năm) nghiên cứu cách đúc kiếm. Những thanh kiếm do chính tay ông rèn có đóng dấu hình hoa cúc là biểu hiệu của hoàng gia và ai được ban tặng loại kiếm này (kiku gosaku) đều coi là một vinh dự. Cũng từ nơi đây nhiều trường phái đúc kiếm tiếng tăm còn tồn tại đến ngày nay, trong đó có cả những cao thủ về nghề mài kiếm.

Đến thế kỷ thứ 13, sau khi chinh phục được Trung Hoa, người Mông Cổ đem một hạm đội gồm 900 chiến thuyền tấn công Nhật Bản. Vũ khí ngắn của người Nhật bị cung tên của đối phương áp đảo, quân Nguyên bắn như mưa, tiến thoái theo nhịp trống và làm cho kỵ binh của Nhật kinh hoảng. Kiếm Nhật tuy sắc nhưng không hiệu quả vì địch dùng giáo dài và không thể đâm thủng được áo giáp của họ làm bằng da thuộc. Người Nhật chỉ thoát hiểm khi một trận giông bão bất ngờ khiến quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng nề phải rút lui.

Bảy năm sau, nhà Nguyên lại đem 14 vạn quân sang nhưng lần này bị các hiệp sĩ dưới sự lãnh đạo của Hojo Tokimune chống trả mãnh liệt. Và lạ lùng thay, lại một cơn bão khác đánh chìm hạm đội Mông Cổ nên người Nhật cho rằng họ được thần linh phù trợ và gọi là Shimpu hay Kamikazé (thần phong). Suốt mấy chục năm sau đó, họ vẫn nơm nớp sợ bị tấn công và tâm lý sẵn sàng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ thuật rèn kiếm cũng như chiến đấu.

Người Nhật chuyển sang sử dụng vũ khí dài, tương tự như đại đao gọi là naginata (長刀) và dùng bộ binh thay vì kỵ mã. Các thợ rèn các nơi kéo về Kamakura thuộc tỉnh Soshu và tìm ra được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Họ cũng tiêu chuẩn hoá chiều dài và cải thiện mũi kiếm để khi kiếm bị gãy vẫn có thể mài và dùng tiếp. Trước kia kiếm Nhật chỉ uốn cong nơi gần cán nay từ từ cong đều và cũng thuôn dần ra tới tận mũi. Người Nhật cũng chế tạo loại giáp trụ nhẹ hơn để bộ binh dễ di động, dễ phân tán đồng thời nghiên cứu cách dùng kiếm đánh sáp lá cà thay vì dùng cung bắn từ xa.

Thời đại Kamakura (1192-1333), nước Nhật có hai người thợ rèn kiếm nổi danh tên là Masamune và Muramasa. Goro Masamune cho đến nay vẫn được coi là người “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” trong nghề đúc kiếm. Cũng như những chú kiếm sư trong truyện Tàu thời cổ, trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ ông cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng ông rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Muramasa cũng có tài như Masamune nhưng kiếm ông rèn lại được người đời coi như một vật bất tường, một loại vũ khí khát máu mặc dù có thể chặt đứt một chiếc mũ sắt như người ta bổ một quả dưa. Nhiều người có thanh bảo kiếm trong tay lại không sao dứt được cái nghiệp sát nhân để rồi trở nên điên loạn, giết người không gớm tay rồi cuối cùng phải tự chọn cái chết cho chính mình.

Một huyền thoại vẫn được kể về các lưỡi kiếm của hai danh thủ này. Muốn biết kiếm của hai người khác nhau ra sao, người ta chỉ cần để hai thanh kiếm đó xuống một dòng nước chảy. Lá khô xuôi dòng khi gặp kiếm của Masamune sẽ tự động tránh ra, trái lại khi gặp kiếm của Muramasa sẽ bị hút vào và cắt ra làm đôi.

Thời kỳ kế tiếp nước Nhật chia thành hai gọi là Nam Bắc triều (Northern and Southern Courts) 1333- 1393, hai bên nam bắc đánh lẫn nhau giống như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh của ta. Thời kỳ này đánh dấu cao điểm của thuật đúc kiếm Soshu và mười đệ tử của Masamune nổi tiếng hơn cả. Lưỡi kiếm bây giờ dài đến 1 mét gọi là tachi và kiếm đúc cho đền đài có khi còn dài hơn. Kiếm dài có lợi thế cho người đi bộ và chiến đấu trong đêm tối nên thường đeo sau lưng và rút ngược lên qua vai.

Sang thời kỳ Muromachi (1392-1477), nước Nhật tái thống nhất và triều đại Ashikaga lại mở cửa giao thương với nhà Minh của Trung Hoa và nghệ thuật giao lưu qua lại giữa hai nước. Trà đạo, thuật cắm hoa, vườn cảnh và Phật học phát triển, các hiệp sĩ ai ai cũng nghiên cứu về Thiền. Nghệ thuật đánh kiếm hay Kiếm đạo (Kendo) chính là một dạng tu tập và mục tiêu tối hậu của người võ sĩ không phải là để thắng đối phương mà là tự thắng mình, có nghĩa là ngộ đạo.

Thế nhưng đến cuối đời Muromachi, nước Nhật lại đắm chìm trong binh lửa kéo dài cả trăm năm gọi là Sengoku Jidai (戰國時代), chính quyền trung ương không còn kiểm soát được các địa phương nữa nên nơi này đánh với nơi khác. Chiến sĩ chủ yếu là samurai và ashigaru (khinh binh) dùng giáo dài nên không ai dùng ngựa nữa. Nhu cầu đúc kiếm gia tăng thành thử thời kỳ này phẩm chất không còn tốt như các thời kỳ trước, được sản xuất hàng loại để bán cho các lãnh chúa trang bị quân đội.

Cũng trong thời kỳ Muromachi, thói quen đeo hai kiếm trở nên thông dụng. Khi ra ngoài người ta đeo trường kiếm (katana) và đoản kiếm (wakizashi) nhưng khi ở trong nhà thì chỉ đeo đoản kiếm và được tháo ra đặt ngay cạnh giường khi đi ngủ. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất ly thân, không rời xa trong bất cứ trường hợp nào. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, ba lãnh chúa kế tiếp cai trị một đất nước thống nhất và lãnh chúa sau cùng là Ieyesu Tokugawa dời đô về Edo, nay là Tokyo.

Thời kỳ Edo (1603-1867) hay Tokugawa Shogunate đánh dấu một chuyển biến từ koto (古刀) tức thời kỳ kiếm cũ sang thời kỳ shinto (新刀), thanh kiếm trước đây do các nghệ nhân chế tạo nay thành những phường tập trung trong các đô thị, các thợ rèn bị các lãnh chúa giám sát chặt chẽ. Thời kỳ này các võ sĩ được gọi dưới cái tên ronin (浪人) tương tự như các kiếm khách đời Xuân Thu – Chiến Quốc sống lang thang, không ai thu dụng, nhiều khi phóng túng thích thách đấu lẫn nhau. Chính vì thế nhà cầm quyền phải đưa ra một số tiêu chuẩn và hạn chế việc so tài. Kiếm không được dài quá 80 cm, cũng như bao kiếm không được nạm vàng … Võ sĩ phải mặc trang phục riêng, đầu phải cạo đằng trước, tóc buộc thành một cái đuôi ở sau và bao kiếm phải màu đen khi đi trong kinh thành.

Vào thế kỷ thứ 17, người Nhật đi vào một chính sách bế quan toả cảng giống như nhiều quốc gia khác trong vùng Đông Á và cũng không thoát khỏi nhiều biến động xã hội. Thuật rèn kiếm cũng được khôi phục và nhiều người quay trở về phương pháp của thời Kamakura và Yoshino.

Cũng trong thời kỳ Edo, một bước ngoặt quan trọng khi người Nhật bỏ kiếm quay sang đúc súng rồi lại bỏ súng trở về với kiếm. Hiếm người trong chúng ta biết được rằng đã có thời người Nhật nổi danh về tài chế tạo đại bác và súng tay trong một thời gian khá dài – chừng 1 thế kỷ trong thời trung cổ.

Trong cuốn Inatomi Gun Manual do Kawakami Mosuke soạn năm 1595, ấn hành năm 1607, có 32 hình vẽ ghi chép kỹ càng kỹ thuật sử dụng và tác xạ súng hoả mai (matchlock).1 Có điều khẩu súng lại làm mất đi vẻ hiên ngang của người võ sĩ nên chẳng bao lâu, khẩu súng đã bị loại ra khỏi đời sống của người Nhật cho mãi đến khi họ bị người Âu Mỹ xâm lăng. Những người thợ rèn và đúc súng cũng bỏ nghề chuyển sang đúc kiếm.2 Người Âu Châu đã vô cùng kinh ngạc khi thấy kiếm Nhật hơn hẳn các lưỡi kiếm của người Tây Ban Nha nổi tiếng ở Âu Châu. Bộ đại từ điển Britannica của Anh, in lần thứ 6, quyển 9 trang 37 viết là ” kiếm Nhật có thể chặt đứt một chiếc đinh lớn mà lưỡi kiếm không hề hấn gì”3. Vào thế kỷ thứ 17, đồng và sắt của Nhật được các quốc gia khác coi như hảo hạng và Nhật xuất cảng sang nhiều quốc gia khác. Người Nhật cũng bán khá nhiều kiếm cho Trung Quốc và trở thành một quốc gia sản xuất khí giới vào bậc nhất thế giới thời kỳ đó, cung cấp không những súng ống mà cả huấn luyện viên, cận vệ cho một số vua chúa trong vùng Đông Nam Á.

Trước thế kỷ thứ 16, muốn có thép người ta thường dùng một thanh sắt, khoan lỗ rồi nhét than vào, sau đó nung và đập để cho than thấm vào sắt. Từ thế kỷ thứ 16 trở về sau, khi biết dùng ống bễ (bellows) để làm tăng nhiệt độ thì người ta có thể nấu chảy được sắt và việc luyện kim dễ dàng hơn.

Năm 1854, tàu Mỹ vào vịnh Tokyo ép người Nhật phải mở cửa cho họ buôn bán và người Nhật thấy rõ họ thua sút Tây phương xa về kỹ thuật, đưa đến những cải cách làm thay đổi hẳn quốc gia này.

Khi vua Minh Trị (Meiji) nắm quyền năm 1867, ông đưa ra chính sách canh tân, cấm đeo kiếm ngoài công cộng. Câu châm ngôn của thời kỳ đó là “fukoku kyohei” (phú quốc cường binh – ¸»‡Š±) và Nhật Bản soạn hiến pháp, thành lập một cơ cấu đại nghị, tập trung quyền hành vào quốc gia đồng thời Noel Perrin: Giving Up the Gun – Japans Reversion to the Sword, 1543-1879 (Boston: David R. Godine, Publisher, Inc.

4th ed., 2004) tr. 43. Chính chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng tìm cách thắt chặt bang giao với các thương nhân Nhật để học hỏi kỹ thuật và đặt mua súng ống. Theo tài liệu của Nhật thì chúa Sãi có gả một công chúa là Ngọc Khoa cho một thương gia người Nhật, chủ một thương điếm ở Hội An tên là Araki Shutaro (tên Việt Nguyễn Taro), hiệu là Hiển Hùng và một công chúa khác là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta năm 1620 (nhưng cả hai người sử nhà Nguyễn đều ghi là khuyết truyện).

Vào thời đó, chúa Nguyễn đang cần mở rộng lãnh thổ và gia tăng sức mạnh để chống với chúa Trịnh nên hai cuộc hôn nhân này hẳn có mục tiêu chính trị và quân sự. Phan Khoang: Việt Sử Xứ Đàn g Trong (Hà Nội: nxb Văn Học 2001) tr. 309-310. Chính vì thế chúa Nguyễn Hi Tông viết thư xin với Nhật Hoàng chỉ cho thuyền buôn đến xứ mình mà đừng đến Đàng Ngoài. (Phan Khoang: sdd tr. 413) 2 Gwynne Dyer: War (New York: Crown Publishers, Inc., 1985) tr. 58.

Họ tước đoạt quyền hành của giới võ sĩ, đưa đến vụ bạo loạn Satsuma (Satsuma Rebellion) từ tháng 12 năm 1877 đến tháng 1 năm 1878. Số người theo đuổi nghề rèn kiếm giảm hẳn xuống, đa số thợ rèn chuyển sang các nghề đánh dao, kéo và đồ dùng kim loại, ngoại trừ một số ít được chính quyền thuê mướn để rèn kiếm cho hoàng gia hay các cơ quan quân sự. Mẫu kiếm của quân đội cũng khác với kiếm của võ sĩ và mang tính biểu tượng cho uy quyền hơn là sử dụng trong chiến đấu. Chính vì kiếm không còn thông dụng, thợ rèn chuyển nghề nên một số kỹ thuật thất truyền.

Sự hùng cường của nước Nhật cũng đưa họ vào nhiều cuộc chiến tranh chẳng hạn như chiến tranh Trung – Nhật (Sino – Japanese War 1894-95), Nga – Nhật (Russo – Japanese War 1904-05), đệ nhất thế chiến (1914-18) và Tây Bá Lợi Á (Siberian Intervention 1918-22). Nhu cầu rèn kiếm tuy tăng vọt lên vì các sĩ quan phải đeo nhưng lại được sản xuất hàng loạt (mass-produced), vật liệu dùng thép loại kém nên không có giá trị gì.

Vào cuối thế chiến thứ hai, có khoảng 900,000 quân nhân Nhật (trong số 4.5 triệu quân nhân) và khoảng 1.25 triệu thuỷ quân (trong số 2.5 triệu thuỷ binh) là sĩ quan được phép mang kiếm. Khi người Nhật bị Đồng Minh đánh bại trong thế chiến thứ 2, hơn một triệu thanh kiếm của sĩ quan Nhật bị tịch thu và phá huỷ, chỉ một số ít được các nhà sưu tầm đem ra nước ngoài. Thế nhưng cũng chính vì thế mà người ngoại quốc mới chú ý đến kiếm Nhật.

Trong những năm gần đây, số nghệ nhân nổi tiếng trong lãnh vực này lại gia tăng và hiện tại, rèn kiếm không còn để chế tạo một món vũ khí mà là một nghệ thuật cổ truyền. Trên toàn thể nước Nhật hiện nay có khoảng 250 thợ đang hành nghề, mỗi năm sản xuất chừng 2000 thanh kiếm. Theo nhiều nhà chuyên môn, thuật đúc kiếm cổ đại đã thất truyền và người ta vẫn cố gắng để tìm tòi và khôi phục nhưng chưa thành công. Một bậc sư về ngành đúc kiếm cuối thời đại Edo tên là Suishinshi Masahide có để lại di thư về kỹ năng đó nhưng chưa ai áp dụng được.

Đánh giá post

Rate this post