Lê Cát Trọng Lý lấy chồng năm 18 tuổi?
Lướt qua blog cá nhân, người yêu nhạc choáng váng khi ngôi sao của ‘Chênh vênh’ tiết lộ chuyện kết hôn từ năm 18 tuổi. Thực hư về thông tin này ra sao?
Lê Cát Trọng Lý lấy chồng năm 18 tuổi?
Lướt qua blog cá nhân, người yêu nhạc choáng váng khi ngôi sao của ‘Chênh vênh’ tiết lộ chuyện kết hôn từ năm 18 tuổi. Thực hư về thông tin này ra sao?
>> Lê Cát Trọng Lý thấy may vì mình khác biệt
Năm 2009, ít ai nghĩ rằng, cô gái lạ hoắc cả tên lẫn mặt Lê Cát Trọng Lý lại vượt qua nhiều tên tuổi trong chương trình Bài hát Việt để giành giải Bài hát của năm với ca khúc Chênh vênh. Và cũng chỉ sau 1 năm, ít ai ngờ rằng cô đột ngột bỏ Nhạc viện TP HCM không phải để trở thành ngôi sao giải trí mà là người tạo ra ngôi sao – nhà sản xuất. Quyết định có thể khiến nhiều người “choáng”, song nếu nghe cô nói, cảm giác không tin tưởng đó sẽ nhường chỗ cho sự bị thuyết phục.
Lê Cát Trọng Lý
Học đại học cho… bố
– Nhạc sĩ Nguyễn Cường từng khẳng định rằng, Bài hát Việt đã sản sinh ra một thế hệ nữ nhạc sĩ. Riêng với bản thân, chị có coi mình là nhạc sĩ không vì thực tế, chị không học chuyên ngành sáng tác?
– Bài hát Việt là một thành công quá đột ngột đối với tôi và tôi rất biết ơn về sự may mắn đó để khán giả biết đến một cái tên Lê Cát Trọng Lý. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nhận mình là nhạc sĩ, mà mới chỉ là người biết viết nhạc mà thôi. Nhiều người cũng gọi tôi là ca sĩ nhưng có lẽ chưa đúng lắm vì mỗi khi ra sân khấu, tôi rất run. Tôi dở nhất là thi mà.
– Vì chị thiếu tự tin?
– Điểm yếu của tôi là không tự tin lắm, chỉ tự tin trong một giới hạn nhỏ, khi không dự thi, không biểu diễn thôi.
– Dù vậy, chị vẫn có khả năng sáng tác, hát, dù sở trường của chị là chơi viola. Chị có định rẽ hướng nhân cơ hội đột phá từ Bài hát Việt?
– Tôi sinh ra trong một gia đình ít nhiều dính dáng đến nghệ thuật. Bố là ca sĩ ở Đà Nẵng nên từ bé đã được nghe nhiều thể loại âm nhạc. Nhạc cụ được tôi yêu thích đầu tiên là piano, nhưng lúc đó, vì điều kiện kinh tế, việc có một cây đàn guitar sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Thế là tôi chuyển sang học guitar. Ở Đà Nẵng, lứa tuổi của tôi, ai cũng chơi được guitar. Hơn nữa, việc học nó rất dễ dàng, đi đâu cũng mang theo được. Khi vào Nhạc viện TP HCM, tôi chọn viola vì tôi rất mê nhạc cổ điển. Vào đại học cũng là để thỏa mãn mong ước của bố nữa.
– Vậy cái nào mới là chính, đam mê hay là vì sự định hướng?
Không thích nhạc Trịnh nhưng vẫn bị ảnh hưởng
– Có ý kiến cho rằng, những sáng tác của chị không nhiều nhưng luôn thấp thoáng bóng dáng nhạc Trịnh Công Sơn? Chị nghĩ sao về nhận xét này?
– Có thể là không sai. Thú thật là tôi không thích nghe nhạc Trịnh vì nó buồn quá. Người tôi chịu ảnh hưởng là Phạm Duy và dân ca.
Nhạc Trịnh giống như một nền văn hoá mà có thể, tôi bị ảnh hưởng lúc nào không biết. Sự ảnh hưởng như thể từ trong tiềm thức, do từ ngày còn đi học, chị tôi hay hát nhạc Trịnh. Giống nữa là vì tôi chơi guitar nên cũng dễ khiến người ta liên tưởng.
– Bố tôi có một mong muốn, con cái học gì cũng được nhưng phải là đại học. Phải có văn hóa thì mới không khổ nên tấm bằng đại học với bố như một tấm chứng minh thư thứ hai.
– Chị có đồng ý với quan điểm đó không?
– Tôi đồng ý một nửa, vì bố mẹ chỉ mong con cái được hạnh phúc và thành công. Điều đó không sai. Nhưng với một vài cá nhân, họ muốn tự phát triển con đường riêng, nếu nó cũng dẫn đến hạnh phúc thì họ có quyền lựa chọn con đường riêng ấy.
Nhà sản xuất từ con số không
– Vậy còn nửa kia của sự không đồng tình là gì?
– Tôi vẫn sẽ thực hiện mong muốn của bố, chỉ có điều là bằng cách khác, con đường khác mà thôi. Vì dù định hướng hay tự thân thì cũng đều do mình nỗ lực. Ngày trước, tôi hay cãi lại bố vì quan điểm cứ phải học đại học thì mới không khổ. Tự do cá nhân của tôi kỳ quặc lắm. Đôi khi điều đó không gây hại và tôi cũng không ghét, nhưng vì người khác áp đặt cho mình là mình không thích rồi. Tôi chiều theo sự sắp đặt của bố được 2 năm thì khiến bố sốc và buồn mấy tháng trời khi tôi quyết định không học Nhạc viện nữa.
– Nguyên nhân nào dẫn đến quyết định “động trời” đó?
– Tôi nghỉ học không phải vì ghét đi học mà là vì tôi không có đủ thời gian để cùng lúc làm nhiều việc. Học cổ điển phải hy sinh rất nhiều. Tôi không đủ sức khoẻ và lòng tham để lựa chọn một lúc cả 2 con đường. Học cổ điển, nhưng cái tôi chơi lại là ca khúc. Vậy thì phải chọn 1 trong 2 nếu không muốn cái gì cũng nửa vời.
– Lúc quyết định, chị suy nghĩ nhiều không?
– Tôi hỏi một vài người bạn để cân bằng suy nghĩ của mình. Cuối cùng tôi vẫn chọn dù tất cả đều phản đối.
– Vậy điều gì cuốn hút chị đến mức bất chấp việc làm bố buồn và bỏ phí nhiều năm đèn sách với cây đàn viola?
– Đó là được làm nhạc, xa hơn là một nhà sản xuất.
– Thú thật là chị làm tôi hơi… hoảng khi vốn liếng “làm nhạc” với chị mới chỉ được biết đến với vài ca khúc trên Bài hát Việt?
– Nhà sản xuất không nhất thiết phải là người sáng tác nhạc mà là những kiến thức tổng thể ngoài sự hiểu biết về âm nhạc. Ví như, phải có khả năng làm thương mại, quản lý và khả năng nắm bắt, dự báo… Hiện tại với tôi mới chỉ trong quá trình tích lũy nhưng tương lai là điều không nói trước được. Biết đâu đấy…
Hình ảnh của Lê Cát Trọng Lý trên sân khấu
– Liệu rằng ai sẽ tin mà chọn chị làm nhà sản xuất khi trong tay chị chưa có gì?
– Tôi sẽ khẳng định bằng sản phẩm. Sản phẩm đó sẽ không vội nhắm đến lợi nhuận. Tôi sẽ chọn một nhóm nhạc để đầu tư, coi như là sự thử thách để chứng tỏ khả năng của mình, lúc đó mới có thể nói tiếp. Hiện tôi là trưởng của một nhóm làm nhạc. “Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” nên ban đầu, tôi chỉ là người vạch ra các ý tưởng thực hiện tác phẩm cho một nhóm khác. Giống như một quy trình sản xuất vậy.
– Nhưng làm nhà sản xuất cũng gian khổ đâu kém học nhạc cổ điển?
– Tôi là người ham kinh nghiệm chứ không ham thành ngôi sao. Tôi thấy cuộc sống còn nhiều điều mình chưa hiểu được thì làm việc với từng con người sẽ cho mình cơ hội đó. Mình có tuổi trẻ để thử thì sao lại không làm? Khi đúng lúc, tôi sẽ cháy thành ngọn lửa.
– Lúc dừng học, chị có thuyết phục bố bằng những kế hoạch táo bạo này không?
– Không, tôi chỉ xin lỗi. Bố buồn mấy tháng trời và nói rằng “tiếng vỗ tay đã giết chết con”, rằng “bạn bè xung quanh đã làm hỏng con, không nghĩ về đường dài, làm như thế thì 10 năm sau cũng giậm chân tại chỗ thôi”… Tôi không buồn mà chỉ thương bố, thương vì không làm được cho bố vui. Nhưng tôi không hối tiếc.
Lấy chồng năm 18 tuổi?
– Trong blog cá nhân, tôi cũng lại “sốc” khi thấy chị tâm sự rằng đã có gia đình? Chị lấy chồng sớm vậy sao?
– Nhảm nhí đấy. Đó là sân chơi do chị ruột tôi tổ chức và bảo tôi tham dự để thu hút các bạn khác vào diễn đàn. Lúc đó tôi mới chỉ có người yêu chứ không phải có gia đình nhưng tôi vẫn nói là có chồng rồi cho đỡ… phiền. Ngày trước, tôi không nghĩ đến việc xây dựng hình ảnh vì mới chỉ 17-18 tuổi, làm sao mà nghĩ được nhiều. Đến bây giờ tôi vẫn bị ảnh hưởng vì điều đó nhưng cũng không cần đính chính nữa. Ai hỏi thì tôi sẽ trả lời bằng cách hỏi lại: “Anh nghĩ như thế có đúng không?” (cười).
– “Gái lớn theo chồng”, tuy nói sớm nhưng là chuyện trước sau gì cũng xảy ra thôi…
– Không, tôi chia tay bạn trai lâu rồi.
– Còn hiện nay thì sao?
– Nói có cũng được mà không có cũng được. Tôi yêu công việc của mình hơn.
– Trong tình yêu, chị là người như thế nào?
– Tôi là người luôn chủ động. Ngày trước thì rất thụ động nhưng công việc tạo cho tôi tính cách đó. Có lẽ vì thế mà đôi khi khiến người khác sợ.
– Chị có nghĩ phải kiềm chế sự chủ động đó không?
– Tôi đang học cách để bớt đi đây (cười).
Theo Gia đình & Xã hội